Các giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 100)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.3. Các giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện

3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện

Qua việc phân tích HQHĐ của NHPT – Chi nhánh Bình Định ở chương 2, chúng ta thấy được HQHĐ trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016 là chưa cao, có nguy cơ mất tính bền vững. Các chỉ tiêu phân tích chưa toàn diện và đầy đủ, phương pháp phân tích và tổ chức phân tích còn chưa tốt. Do vậy, cần có những giải pháp để hoàn thiện về phân tích HQHĐ nhằm nâng cao HQHĐ và chất lượng thông tin trên các khía cạnh sau

3.3.1.1. Hoàn thiện về chỉ tiêu và nội dung phân tích

Hiện nay, việc phân tích HQHĐ tại NHPT – Chi nhánh Bình Định được thực hiện theo quy định của NHPT Việt Nam và các chỉ tiêu phản ánh hiện tại chủ yếu đánh giá trên khía cạnh tài chính chưa chú trọng đến các chỉ tiêu phản ánh về mặt xã hội. Đồng thời, mặc dù hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ trên phương diện tài chính hiện tại đã tương đối đầy đủ, nhưng theo quan điểm của tác giả vẫn chưa phản ánh toàn diện hết về HQHĐ. Chính vì vậy, về chỉ tiêu và nội dung phân tích, tác giả đề xuất thêm các chỉ tiêu phân tích như sau:

Thứ nhất, đối với các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh HQHĐ:

- Hệ số huy động vốn nợ:

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh khả năng huy động vốn nợ trong tổng nguồn vốn cho hoạt động của đơn vị. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số huy động vốn nợ =

Tổng số vốn nợ được huy động

(3.1) Tổng nguồn vốn cho hoạt động

Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng nguồn vốn cho hoạt động có bao nhiêu đồng vốn là đơn vị đi huy động bởi vốn nợ. Chỉ tiêu này tính ra giá trị càng lớn, càng chứng tỏ HQHĐ huy động vốn cao và ngược lại.

- Tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ:

Lãi treo là lãi chưa thu được đối với các khoản cho vay của ngân hàng đối với khách hàng. Khi lãi treo càng nhiều càng chứng tỏ ngân hàng không thu được lãi đối với khách hàng vay vốn. Vì vậy, chỉ tiêu này dùng để phản ánh khả năng thu hồi nợ của đơn vị đối với các khoản cho vay của đơn vị. Công thức tính chỉ tiêu này như sau: Tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ = Tổng số lãi treo x 100 (3.2) Tổng số dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 đồng dư nợ cho vay phát sinh bao nhiêu đồng lãi treo. Chỉ tiêu này tính ra giá trị càng lớn, càng chứng tỏ HQHĐ thu hồi lãi kém hiệu quả và ngược lại.

- Hệ số cho vay vốn theo đối tượng vay vốn:

NHPT về cơ bản chủ yếu cho vay vốn đối với hoạt động vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu; nên việc xác định doanh số cho vay theo từng đối tượng sẽ phản ánh HQHĐ theo từng hoạt động cho vay vốn. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số cho vay vốn theo đối tượng vay vốn =

Doanh số cho vay

(3.3) Đối tượng cho vay vốn thứ i

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số cho vay phân bổ theo đối tượng cho vay vốn của ngân hàng nên có thể qua đó đánh giá được chất lượng doanh số cho vay vốn có phù hợp với đối tượng vay vốn hay không. Chỉ tiêu này có thể tính theo hệ số hoặc phần trăm. Đồng đối tượng vay vốn ở đây có thể tính theo mục đích cho vay vốn là tín dụng đầu tư hay tín dụng xuất khẩu hoặc cũng có thể tính cho từng loại hình doanh nghiệp vay vốn,…

Giá trị chứng thư đang thực hiện là giá trị của các chứng thư bảo lãnh vốn đã phát hành bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại. Khi phát hành chứng thư bảo lãnh, ngân hàng sẽ thu phí bảo lãnh phát hành chứng thư nên nếu phát sinh phí không thu được sẽ làm giảm HQHĐ của đơn vị.

Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số phí bảo lãnh không thu được trên

giá trị chứng thư =

Tổng số lãi treo

(3.4) Tổng giá trị chứng thư đang thực hiện

Chỉ tiêu này cho biết, trong giá trị chứng thư đang thực hiện bảo lãnh có bao nhiêu đồng phí không thu được. Chỉ tiêu này tính ra càng cao, càng chứng tỏ hiệu quả thu phí từ hoạt động bảo lãnh vay vốn tại các ngân hàng thương mại kém hiệu quả và ngược lại.

- Hệ số chứng thư thực hiện theo đối tượng:

Hoạt động bảo lãnh vay vốn tại NHPT chủ yếu thực hiện cho hai nhóm doanh nghiệp vay vốn là vừa và nhỏ. Đối với các doanh nghiệp vừa thông thường tiềm lực tài chính tốt hơn so với doanh nghiệp nhỏ nên hoạt động bảo lãnh vay vốn của ngân hàng thường ít rủi ro hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số chứng thư thực hiện theo đối tượng =

Tổng giá trị chứng thư đang thực hiện

(3.5) Số lượng doanh nghiệp bảo lãnh loại i

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng giá trị các chứng thư đang thực hiện được phân bổ theo loại hình doanh nghiệp bảo lãnh như thế nào? có phù hợp với mục tiêu hoạt động hay không?. Chỉ tiêu này có thể tính theo hệ số hoặc phần trăm và có thể tính cho từng giai đoạn hoặc từng thời kỳ bảo lãnh vay vốn.

- Hệ số dư nợ ngoại bảng so với nợ quá hạn:

Dư nợ ngoại bảng là dư nợ quá hạn được đưa ra khỏi dư nợ quá hạn để xử lý theo diện nợ xấu khó thu hồi theo quy định của Chính phủ đối với các ngân hàng chính sách. Khi dư nợ ngoại bảng càng cao chứng tỏ nợ quá có khả năng mất vốn càng lớn và ngược lại. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số dư nợ ngoại bảng so với nợ quá hạn =

Dư nợ ngoại bảng

(3.6) Tổng dư nợ quá hạn

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ quá hạn của ngân hàng, dư nợ ngoại bảng chiếm bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này có thể tính theo tỷ lệ phần trăm. Kết quả tính toán chỉ tiêu này cho giá trị càng lớn càng chứng tỏ công tác quản lý nợ đối với hoạt động cho vay vốn kém hiệu quả và ngược lại.

- Hệ số huy động vốn so với cho vay vốn:

Ngân hàng là một trung gian tài chính với chức năng đặc thù là huy động vốn để cho vay vốn. Nếu việc huy động vốn diễn ra thuận lợi, số tiền huy động vốn nợ nhiều mà cho vay vốn không được thì cũng được coi là hoạt động kém hiệu quả. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số huy động vốn so với cho vay vốn =

Tổng số vốn đã huy động

(3.7) Tổng số vốn đã cho vay

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng giữa số vốn đã huy động so với số vốn đã cho vay. Trị số chỉ tiêu này tính ra càng cao chứng tỏ công tác huy động vốn thực hiện tốt mà công tác cho vay vốn lại thực hiện kém và ngược lại.

Thứ hai, đối với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội:

Đặc trưng của NHPT là ưu tiên cho vay đối với các dự án có hiệu ứng lan tỏa về mặt xã hội và góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như xóa đói, giảm nghèo,… Vì vậy, tác giả đề xuất về mặt xã hội cần phân tích các chỉ tiêu sau:

- Hiệu quả công tạo việc làm:

Hiệu quả tạo việc làm thể hiện ở số lượng lao động có việc làm được giải quyết từ hoạt động cho vay vốn của ngân hàng. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hiệu quả tạo việc làm = Tổng dư nợ cho vay vốn (3.8) Số người có việc làm

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được một công việc mới thì cần bao nhiêu đồng vốn cho vay. Chỉ tiêu này tính ra càng thấp sẽ chứng tỏ việc cho vay vốn của ngân hàng đem lại hiệu quả càng cao trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao

động đối với xã hội. Vì vậy, nếu dự án nào theo phương án kinh doanh có chỉ số này thấp sẽ ưu tiên xem xét trong việc cho vay vốn.

- Hiệu quả kinh tế của một đồng vốn vay:

Hiệu quả kinh tế của một đồng vốn vay thể hiện người đi vay sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả hay không. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hiệu quả kinh tế của một đồng vốn vay =

Tổng thu nhập của khách hàng vay vốn

(3.9) Tổng dư nợ của khách hàng vay vốn

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cho vay thì mang lại thu nhập cho khách hàng đi vay là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ việc cho vay của ngân hàng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc tạo ra thu nhập cho khách hàng đi vay vốn.

Ngoài ra, hiệu quả xã hội còn có thể được tính theo mục đích sử dụng vốn vay như đối với dự án vay vốn trồng rừng thì có thể tính tổng số vốn cho vay so với số héc ta rừng được trồng mới hoặc tính hiệu quả một đồng vốn vay đối với môi trường sinh thái đối với các dự án xử lý môi trường hoặc đáp ứng yêu cầu học tập, khám chữa bệnh đối với các dự án về giáo dục, y tế,…

Với hệ thống chỉ tiêu được hoàn thiện như ở trên đã góp phần đáp ứng được mục tiêu phân tích của các nhà quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, với nguồn vốn số liệu hạn chế và do chế độ bảo mật số liệu của ngân hàng luận văn không thể thực hiện phân tích tất cả hệ thống các chỉ tiêu như đã hoàn thiện. Chính vì vậy, luận văn lựa chọn một số chỉ tiêu thích hợp trong hệ thống chỉ tiêu đã hoàn thiện để minh hoạ. Cụ thể:

- Tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ:

Từ bảng 2.6 và 2.5 ta có thể tính toán chỉ tiêu này cho năm 2015 như sau:

Tỷ lệ lãi treo trên tổng

dư nợ =

14.603

x 100 = 2,24%

650.880

Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 đồng dư nợ cho vay vào năm 2015 phát sinh 2,24% đồng lãi treo, tăng hơn so với năm 2014 là 1,73%. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi lãi năm 2015 kém hơn so với năm 2014.

- Hệ số dư nợ ngoại bảng so với nợ quá hạn:

Từ bảng 2.9, ta có thể tính toán chỉ tiêu này cho năm 2015 và 2016 như sau:

Hệ số dư nợ ngoại bảng so với nợ quá hạn 2015 = 134.692 = 0, 205 655.330 Hệ số dư nợ ngoại bảng so với nợ quá hạn 2016 = 134.210 = 0, 313 427.928

Qua số liệu cho thấy trong tổng dư nợ của ngân hàng, dư nợ ngoại bảng năm 2015 chiếm 0,205 lần, đến năm 2016 tăng lên là 0,313 lần. Điều này chứng tỏ công tác quản lý nợ đối với hoạt động cho vay vốn của năm 2016 kém hiệu quả so với năm 2015.

3.3.1.2. Hoàn thiện về phương pháp phân tích

Qua thực trạng phân tích HQHĐ tại NHPT – Chi nhánh Bình Định, tác giả nhận thấy phương pháp phân tích phổ biến mà đơn vị sử dụng để phân tích là phương pháp so sánh giản đơn, bao gồm so sánh dọc và so sánh ngang. Phương pháp này mặc dù cũng cho phép ta đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu phân tích HQHĐ nhưng chưa cho thấy được các nhân tố cụ thể tác động đến các chỉ tiêu. Vì vậy, tác giả đề xuất đơn vị nên sử dụng thêm một số phương pháp phân tích sau:

- Thứ nhất: Áp dụng phương pháp loại trừ:

Phương pháp này giúp các nhà phân tích có thể đánh giá tác động của từng nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu, tùy trường hợp cụ thể có thể dùng một trong hai dạng của phương pháp này là phương pháp số chênh lệch hay phương pháp thay thế liên hoàn.

Lấy ví dụ chỉ tiêu “Hệ số nợ quá hạn” tại Chi nhánh, ta tính toán lại chỉ tiêu trên theo phương pháp thay thế liên hoàn, ta sẽ thấy được các nhân tố sẽ tác động khác nhau đến hệ số nợ quá hạn của Chi nhánh như sau:

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 16/15 +/- % 1 Dư nợ (triệu đồng) 650.880 423.502 - 227.378 - 34,93 2 Nợ quá hạn (triệu đồng) 14.009 14.002 - 7 - 0,04 3 Hệ số nợ quá hạn (2/1) (lần) 0,0215 0,0331 + 0,0116 + 53,95

(Nguồn: tác giả tự tính toán)

Nếu ký hiệu:

- DN0 và DN1 lần lượt là dư nợ năm 2015 và 2016.

- NQH0 và NQH1 lần lượt là giá trị nợ quá hạn năm 2015 và 2016. - HNQH là hệ số nợ quá hạn

Căn cứ vào bảng số liệu bảng 3.1, áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu “hệ số nợ quá hạn”, ta có: + Ảnh hưởng của dư nợ đến hệ số nợ quá hạn:

HNQH do NQH = NQH0 - NQH0 = 14.009 - 14.009 DN1 DN0 423.502 650.880 = 0,0331 - 0,0215 = 0,0116 lần

+ Ảnh hưởng của dư nợ đến hệ số nợ quá hạn:

HNQH do DN = NQH1 - NQH0 = 14.002 - 14.009 DN1 DN1 423.502 423.502 = 0,0330 - 0,0330 = - 0,0000 lần

+ Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:

HNQH = HNQH do NQH + HNQH do DN = 0,00116 + (-0,0000)= + 0,0116 Từ các kết quả tính toán trên có thể thấy rằng: giá trị dư nợ giảm đi hệ số nợ quá hạn tăng lên 0,0116 lần, trong khi đó Nợ quá hạn gần như không giảm đi nên không ảnh hưởng gì đến hệ số nợ quá hạn. Điều này cho thấy hệ số nợ quá hạn của năm 2016 tăng hơn so với năm 2015 là do dư nợ giảm mạnh. Qua việc sử dụng

động làm ảnh hưởng tốt hay xấu đến HQHĐ của Chi nhánh và góp phần cải thiện nhằm mục đích nâng cao HQHĐ.

- Thứ hai, Áp dụng phương pháp đồ thị kết hợp phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng.

Theo tác giả để xem xét sự tăng trưởng HQHĐ được ổn định lâu dài, bên cạnh việc khai thác và sử dụng các năng lực sẵn có, đòi hỏi Chi nhánh còn phải tìm mọi biện pháp để đảm bảo duy trì được nhịp điệu tăng trưởng và phát triển một cách đều đặn. Vì vậy, việc phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng thể hiện lên đồ thị là nội dung cần thiết trong phân tích HQHĐ của NHPT – Chi nhánh Bình Định.

3.3.1.3. Hoàn thiện về tổ chức phân tích

Việc tổ chức phân tích hiện nay cơ bản đươc thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, theo tác giả Chi nhánh cần xác định rõ mục tiêu phân tích; nghĩa là phải xác định các chỉ tiêu nào là phân tích định kỳ để báo cáo Hội sở theo quy định, chỉ tiêu nào là cần phân tích thường xuyên để kiểm soát hoạt động. Đồng thời, tài liệu cho phân tích cần thu thập thêm các tài liệu bên ngoài để khi phân tích, đánh giá thông tin phân tích được so sánh, đối chiếu cho đầy đủ và chuẩn xác hơn.

3.3.1.4. Các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Thứ nhất: Đối với công tác tín dụng

Mặc dù là công cụ tài trợ của Chính phủ, nhưng qua phân tích thực trạng có thể thấy năng lực tài trợ của ngân hàng vẫn hạn chế, chưa đủ đáp ứng yêu cầu về vốn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng như góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Vì vậy, để nâng cao năng lực hoạt động của NHPT – Chi nhánh Bình Định nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn cho đầu tư và xuất khẩu trong bối cảnh đổi mới và hội nhập kinh tế hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)