8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.2.6. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch được giao
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng về mặt tài chính được phản ánh thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận sau mỗi kỳ hoạt động, đó là chênh lệch giữa doanh thu của ngân hàng có được từ các hoạt động và các chi phí ngân hàng phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động đó. Trong khi, hiệu quả kinh tế - xã hội lại được phản ánh thông qua chỉ tiêu lợi ích - chi phí xã hội có được từ các hoạt động của ngân hàng, nó được xác định trên cơ sở sự chênh lệch giữa lợi ích xã hội và các khoản chi phí mà xã hội phải hy sinh để đạt được lợi ích đó.
Là công cụ của Chính phủ nên hoạt động của ngân hàng phi lợi nhuận được chi phối bởi các chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ. Cụ thể của các chính sách này là các kế hoạch hàng năm được giao tới từng ngân hàng phi lợi nhuận, các kế hoạch này được Chính phủ xây dựng căn cứ vào chiến lược và kế hoạch phát triển của quốc gia, như ưu tiên chuyển dịch cơ cấu vùng miền, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và khu chế xuất, gia tăng về giá trị kim ghạch xuất khẩu…..
Công thức tính chỉ tiêu này như sau: Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch hàng năm =
Giá trị thực hiện
x 100 (1.15) Giá trị kế hoạch
Tỷ lệ này được tính cho từng nội dung hoạt động của ngân hàng phi lợi nhuận như huy động vốn, tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh vay vốn tại ngân hàng thương mại. Tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ ngân hàng phi lợi nhuận đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao về mặt hiệu quả xã hội.
Đối với chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội, để chặt chẽ, ngoài chỉ tiêu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch được Chính phủ giao hàng năm. Theo quan điểm
tác giả cần đánh giá thêm chỉ tiêu: số dự án thành công trên tổng số dự án được tài trợ. Đây là chỉ tiêu quan trọng vì nó cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng được cấp bởi ngân hàng; bởi vì sự thành công của dự án thể hiện ở việc mục tiêu của dự án đạt được đối với các chủ thể liên quan đến dự án đó. Đối với hiệu quả xã hội, dự án thành công khi mà kết quả mà dự án đem lại phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, bù đắp được những hao phí mà xã hội đã hy sinh để dự án được thực hiện. Số dự án thành công càng nhiều thì chất lượng và kéo theo đó là hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng cao và ngược lại.