8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.1.2. Vai trò và nguyên tắc hoạt động của ngân hàng phi lợi nhuận
ra đời của ngân hàng phi lợi nhuận có vai trò đặc biệt như là một công cụ của Nhà nước trong việc đánh giá, khuyến khích và tài trợ các dự án phát triển và là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với nền kinh tế và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho các đối tượng này tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cụ thể:
Thứ nhất: Tài trợ cho các dự án phát triển
Hoạt động chính của Ngân hàng phi lợi nhuận là tài trợ cho các dự án phát triển nhằm phát triển công nghiệp và nông nghiệp thông qua cho vay trung và dài hạn, ngân hàng khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển doanh nghiệp thay đổi cơ cấu thu nhập và cơ cấu kinh tế,… Các loại dự án mà ngân hàng phi lợi nhuận tài trợ có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của vùng, ngành hoặc liên quan đến phân phối thu nhập cho các tầng lớp dân cư nghèo, cải thiện môi trường,… kết hợp với mục tiêu tài chính và các mục tiêu xã hội khác.
Thứ hai: Xúc tiến các dự án phát triển
Trên quan điểm của hoạt động ngân hàng phi lợi nhuận, thuật ngữ “xúc tiến” không giống như trong hoạt động bán hàng hoặc quảng cáo của các doanh nghiệp. Hoạt động xúc tiến dự án trong hoạt động ngân hàng phi lợi nhuận nghĩa là hoạt động như một nhà tổ chức các hoạt động để tạo ra sự đổi mới, một trung gian đảm nhận các rủi ro từ việc đầu tư vào các hình thức hoạt động sản xuất mới, thường bao gồm cả các dự án quan trọng chiến lược và táo bạo về mặt kỹ thuật. Xúc tiến dự án là đặc biệt quan trọng trong trường hợp các dự án chưa được triển khai trước đó và hứa hẹn sẽ mang lại một tỷ suất sinh lợi tài chính hấp dẫn. Bản chất đổi mới của dự án cũng hàm chứa cả sự hứa hẹn về một tỷ suất sinh lợi kinh tế cao.
Thứ ba: Tài trợ dài hạn và phát triển thị trường vốn
Ngân hàng phi lợi nhuận cung cấp tài trợ cho việc đầu tư tài sản cố định dài hạn đối với các dự án phát triển. Nó bao gồm việc sẵn lòng gánh vác rủi ro của việc tài trợ cho các dự án dài hạn và cam kết nguồn vốn dài hạn. Ở đây có một chú ý về thị trường tài chính quốc gia và thị trường vốn tại các quốc gia đang phát triển. Quốc gia càng nghèo thì mức tiết kiệm tạo ra càng thấp và khả năng hình thành thị
trường vốn phát triển càng nhỏ. Nếu thị trường vốn của một quốc gia chỉ mới trong giai đoạn sơ khai thì sẽ không tồn tại hoạt động cung cấp nguồn vốn dài hạn hoặc sẽ thiếu hụt đi yếu tố vốn dài hạn tại thị trường tài chính quốc gia. Do đó, một vai trò quan trọng khác của các ngân hàng phi lợi nhuận là góp phần gia tăng nguồn cung đối với vốn đầu tư dài hạn và thông qua các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của mình, cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn nội địa. Nhằm gia tăng nguồn cung đối với vốn đầu tư dài hạn, các ngân hàng phi lợi nhuận trở thành đơn vị hỗ trợ phát triển thị trường vốn.
Thứ tư: Các đơn vị tài chính và vai trò xúc tác
Các ngân hàng phi lợi nhuận cũng đồng thời thực hiện vai trò như một đơn vị tài chính, kết hợp nguồn tài trợ của các cá nhân, nguồn tài trợ chính thức, trong nước và ngoài nước hình thành nên một gói hỗ trợ tài chính, đặc biệt là trong trường hợp lượng vốn vay của dự án vượt ra ngoài khả năng tài chính của ngân hàng phi lợi nhuận. Thông qua hoạt động đồng tài trợ, các ngân hàng phi lợi nhuận cũng kết hợp các hình thức khác nhau của khoản vay như cho vay đa phương, cung cấp tín dụng, cho vay song phương và cấp tín dụng của các ngân hàng tư nhân,... vào một gói vay. Các ngân hàng phi lợi nhuận cũng hoạt động như một “chất xúc tác” và vai trò
“xúc tác” thể hiện khi chúng hỗ trợ cho người đi vay tiềm năng tìm được các nguồn tài trợ mới và hỗ trợ những người này tiếp cận được với thị trường tài chính nước ngoài và quốc tế. Nhờ sự xác nhận của ngân hàng phi lợi nhuận đối với một dự án, dự án này được tạo điều kiện nhận được khoản đồng tài trợ hoặc tìm được một người cho vay mới. Các ngân hàng phi lợi nhuận cũng thể hiện “vai trò xúc tác”
của mình trong hoạt động lựa chọn và chuyển giao công nghệ; từ đó thúc đẩy hỗ trợ các quốc gia tìm ra một công nghệ phù hợp để áp dụng cho quy trình sản xuất mới hoặc xóa bỏ các trở ngại, ách tắc. Để thực hiện được chức năng này, các ngân hàng phi lợi nhuận cần có thẩm quyền trong việc lựa chọn và chuyển giao công nghệ hoặc tiếp cận với các thông tin cần thiết về công nghệ.
Thứ năm: Hỗ trợ kỹ thuật
triển là sự thiếu hụt hoặc khan hiếm những dịch vụ kỹ thuật chuyên môn nhất định của quy trình sản xuất hiện đại. Khi nền kinh tế cần tới các dịch vụ kỹ thuật này thì trách nhiệm của ngân hàng phi lợi nhuận là thực hiện tài trợ cho các dự án phát triển nhằm đưa các dịch vụ này đến với nền kinh tế. Các ngân hàng phi lợi nhuận thực hiện vai trò bằng việc cung cấp các hỗ trợ về kỹ thuật. Việc hỗ trợ kỹ thuật có thể thúc đẩy sự hình thành các tổ chức nghiên cứu trong nước, các công ty tư vấn, hình thành năng lực nghiên cứu và phát triển năng lực đào tạo trong nước ở trình độ cao. Các Ngân hàng phi lợi nhuận cũng bổ sung thêm nguồn vốn tài trợ dự án dành cho hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp các chuyên gia tư vấn chuyên môn trong và ngoài nước. Bằng việc đưa thêm hợp phần hỗ trợ kỹ thuật vào dự án, các Ngân hàng phi lợi nhuận đã cải thiện đáng kể chất lượng của dự án và gia tăng tỉ suất sinh lời kỳ vọng. Về nguyên tắc hoạt động của ngân hàng phi lợi nhuận, do xuất phát từ vai trò và tôn chỉ hoạt động riêng biệt, không giống với các ngân hàng thương mại nên Chính phủ đã quy định một số nguyên tắc áp dụng đối với ngân hàng phi lợi nhuận, có thể khái quát như sau:
Nguyên tắc 1: Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
Ngân hàng phi lợi nhuận với vai trò là công cụ của Chính phủ nhằm tài trợ cho các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực mà nhà nước khuyến khích đầu tư; vì vậy, việc cung cấp các nguồn vốn cần thiết và đầy đủ đối với ngân hàng là ưu tiên trên cả mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cho riêng mình.
Nguyên tắc 2: Kết hợp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính của dự án nhận tài trợ là nội dung thẩm định quan trọng
Đối tượng tài trợ của các ngân hàng phi lợi nhuận chủ yếu là các dự án phát triển, các dự án mà sản phẩm của nó có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, vùng, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của một số bộ phận dân cư. Đối với các dự án này, chỉ đánh giá hiệu quả tài chính sẽ không phản ánh được đầy đủ sự đóng góp của dự án đối với xã hội. Do đó, trước khi tài trợ cho dự án, ngoài yêu cầu về tỷ suất sinh lợi hợp lý, ngân hàng phi lợi nhuận còn thực hiện đánh giá tính kinh tế và xã hội của dự án. Dự án sẽ chỉ được
phê duyệt việc tài trợ cho dự án nếu như dự án được kỳ vọng sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế - xã hội thực sự tích cực.
Nguyên tắc 3: Chấp nhận rủi ro cao và lợi nhuận thấp
Ngân hàng phi lợi nhuận xét về mặt bản chất là một công cụ của Nhà nước để khắc phục khiếm khuyết của cơ chế thị trường tự do. Khi các ngân hàng thương mại thực hiện tài trợ theo cơ chế thị trường với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, chỉ các lĩnh vực, dự án đạt được mục tiêu tối ưu hoá lợi nhuận mới được xem xét cho vay. Cơ chế vận hành theo thị trường ấy hạn chế các ngân hàng thương mại chấp nhận tài trợ cho các dự án có rủi ro cao nhưng lợi nhuận thấp. Thông thường, các dự án đầu tư phát triển là những dự án như vậy do thời gian đầu tư dài, rủi ro cao và mang lợi ích xã hội cao hơn lợi ích về tài chính; do đó, sự xuất hiện của ngân hàng phi lợi nhuận là để khắc phục khiếm khuyết của cơ chế thị trường này khi thị trường không tự điều tiết được nguồn lực cho đầu tư phát triển. Từ đó cho thầy, ngân hàng phi lợi nhuận đóng vai trò là người chấp nhận rủi ro cao để tài trợ phát triển nhưng sẽ thất bại nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhà nước thông qua ngân hàng phi lợi nhuận để huy động và điều tiết các nguồn lực cho đầu tư phát triển đồng thời ban hành các cơ chế, luật lệ riêng để tạo điều kiện, cho phép ngân hàng phi lợi nhuận chấp nhận rủi ro cao, lợi nhuận rất thấp nhưng vẫn đảm bảo hoạt động theo đúng các nguyên tắc bảo toàn vốn trong hoạt động. Chính vì những điều kiện ấy, hoạt động của các ngân hàng phi lợi nhuận luôn đòi hỏi phải có một đạo luật riêng để điều chỉnh.
Nguyên tắc 4: Nguồn vốn cho vay xúc tác
Nguyên tắc hoạt động này thể hiện sự phân biệt rất rõ với hoạt động cho vay thương mại. Các dự án đầu tư phát triển trong các lĩnh vực mới, địa bàn khó khăn ở giai đoạn ban đầu thường không hấp dẫn và không thu hút được các tổ chức cho vay thương mại do khả năng hoàn vốn thấp, rủi ro cao. Trong một số trường hợp, các tổ chức cho vay thương mại cũng có khả năng tham gia đầu tư cho các dự án này nhưng thiếu một cơ chế phân chia rủi ro để đảm bảo lợi ích thương mại. Do đó, để thu hút được các nguồn vốn đầu tư cũng như đảm bảo các dự án được thực hiện,