Yêu cầu hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 98)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động

Xuất phát từ thực trạng về chỉ tiêu và nội dung phân tích, phương pháp phân tích, tổ chức quá trình phân tích về HQHĐ tại NHPT – Chi nhánh Bình Định, cũng như đối với yêu cầu cung cấp thông tin về HQHĐ cho các đối tượng quan tâm như: Ban Giám đốc chi nhánh, Hội sở, Ngân hàng Nhà nước và các bên có liên quan khác trong quá trình hoạt động. Tác giả tiến hành việc hoàn thiện phân tích HQHĐ tại NHPT – Chi nhánh Bình Định dựa trên các yêu cầu sau:

Thứ nhất, hoàn thiện phân tích HQHĐ phải dựa trên cơ sở quy định của Nhà nước về hoạt động đối với vai trò của NHPT là một ngân hàng phi lợi nhuận. Nhất là các nghị định của Chính phủ, các quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định mang tính quy tắc hoạt động của NHPT Việt Nam.

Thứ hai, hoàn thiện phân tích HQHĐ phải đảm bảo có khả năng đánh giá được toàn diện và chính xác, đầy đủ về HQHĐ trên nhiều góc độ khác nhau như hiệu quả về mặt tài chính, hiệu quả về mặt xã hội để cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho các đối tượng quan tâm trong việc ra quyết định.

Thứ ba, hoàn thiện phân tích HQHĐ phải đảm bảo đánh giá được HQHĐ theo các cấp độ từ tổng các hoạt động cho đến các hoạt động cụ thể như: huy động vốn từ các nguồn huy động, cho vay vốn theo từng đối tượng vay vốn,… để đánh giá hiệu quả chính xác hơn.

Thứ tư, hoàn thiện phân tích HQHĐ phải phù hợp với đặc thù của tính chất hoạt động của một ngân hàng phi lợi nhuận; vì vậy, các chỉ tiêu hoàn thiện khi xây dựng để vận dụng phải dễ dàng và linh hoạt cho từng hoạt động.

Thứ năm, nội dung các chỉ tiêu phân tích HQHĐ hoàn thiện phải đảm bảo người sử dụng dễ hiểu và vận dụng vào thực tế. Đồng thời, phải đảm bảo thông tin phân tích có đủ cơ sở để so sánh và đối chiếu được.

Thứ sáu, hoàn thiện phân tích HQHĐ phải đảm bảo hội nhập với xu hướng phát triển của quốc tế về phân tích HQHĐ, đặc biệt chú trọng đến các chỉ tiêu phân tích HQHĐ về mặt xã hội.

3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động

Hoàn thiện phân tích HQHĐ tại NHPT là rất cần thiết và cấp bách để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác hơn cho các đối tượng quan tâm sử dụng ra quyết định. Tuy nhiên, để quá trình hoàn thiện phân tích HQHĐ có được hiệu quả, có tính thực tế cao thì đòi hỏi việc hoàn thiện phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc phù hợp:

Phù hợp với sự phát triển và hoàn thiện về quy chuẩn đánh giá HQHĐ đối với các tổ chức tín dụng trong tiến trình hội nhập. Đồng thời, phải phù hợp với đặc điểm hoạt động đặc thù của NHPT. Bởi vì hoạt động của NHPT có tính đặc thù rất cao như hiệu quả của một dự án khi đánh giá để cho vay không chỉ đánh giá dựa vào các chỉ tiêu tài chính mà còn xem xét cả các chỉ tiêu xã hội, thậm chí chỉ tiêu xã hội còn được đánh giá với trọng số cao hơn; vì vậy, chỉ tiêu phân tích HQHĐ khi xây dựng phải phù hợp với đặc thù của NHPT. Bên cạnh đó, hoàn thiện còn phải phù hợp với các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích thực tế tại các Chi nhánh.

- Nguyên tắc đồng bộ:

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải xem xét hợp lý trên nhiều khía cạnh từ chế độ, chính sách của Nhà nước, các cơ quan quản lý trực tiếp về hoạt động tín dụng đối với các ngân hàng.

- Nguyên tắc khả thi:

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đưa ra có thể thực hiện được trong thực tế để Ban Giám đốc chi nhánh, Hội sở, cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng quan tâm khác có thể áp dụng được các chỉ tiêu phân tích nhằm phục vụ cho nhu cầu ra quyết định của chính các đối tượng này.

- Nguyên tắc linh hoạt:

Với sự phát triển của công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu hướng toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính đòi hỏi các giải pháp hoàn thiện phải theo hướng linh hoạt, có độ mở nhất định để có thể linh động vận dụng thay đổi cho phù hợp với những thay đổi của thực tế.

3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN 3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện 3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện

Qua việc phân tích HQHĐ của NHPT – Chi nhánh Bình Định ở chương 2, chúng ta thấy được HQHĐ trong giai đoạn từ năm 2014 - 2016 là chưa cao, có nguy cơ mất tính bền vững. Các chỉ tiêu phân tích chưa toàn diện và đầy đủ, phương pháp phân tích và tổ chức phân tích còn chưa tốt. Do vậy, cần có những giải pháp để hoàn thiện về phân tích HQHĐ nhằm nâng cao HQHĐ và chất lượng thông tin trên các khía cạnh sau

3.3.1.1. Hoàn thiện về chỉ tiêu và nội dung phân tích

Hiện nay, việc phân tích HQHĐ tại NHPT – Chi nhánh Bình Định được thực hiện theo quy định của NHPT Việt Nam và các chỉ tiêu phản ánh hiện tại chủ yếu đánh giá trên khía cạnh tài chính chưa chú trọng đến các chỉ tiêu phản ánh về mặt xã hội. Đồng thời, mặc dù hệ thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ trên phương diện tài chính hiện tại đã tương đối đầy đủ, nhưng theo quan điểm của tác giả vẫn chưa phản ánh toàn diện hết về HQHĐ. Chính vì vậy, về chỉ tiêu và nội dung phân tích, tác giả đề xuất thêm các chỉ tiêu phân tích như sau:

Thứ nhất, đối với các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh HQHĐ:

- Hệ số huy động vốn nợ:

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh khả năng huy động vốn nợ trong tổng nguồn vốn cho hoạt động của đơn vị. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số huy động vốn nợ =

Tổng số vốn nợ được huy động

(3.1) Tổng nguồn vốn cho hoạt động

Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng nguồn vốn cho hoạt động có bao nhiêu đồng vốn là đơn vị đi huy động bởi vốn nợ. Chỉ tiêu này tính ra giá trị càng lớn, càng chứng tỏ HQHĐ huy động vốn cao và ngược lại.

- Tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ:

Lãi treo là lãi chưa thu được đối với các khoản cho vay của ngân hàng đối với khách hàng. Khi lãi treo càng nhiều càng chứng tỏ ngân hàng không thu được lãi đối với khách hàng vay vốn. Vì vậy, chỉ tiêu này dùng để phản ánh khả năng thu hồi nợ của đơn vị đối với các khoản cho vay của đơn vị. Công thức tính chỉ tiêu này như sau: Tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ = Tổng số lãi treo x 100 (3.2) Tổng số dư nợ tín dụng

Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 đồng dư nợ cho vay phát sinh bao nhiêu đồng lãi treo. Chỉ tiêu này tính ra giá trị càng lớn, càng chứng tỏ HQHĐ thu hồi lãi kém hiệu quả và ngược lại.

- Hệ số cho vay vốn theo đối tượng vay vốn:

NHPT về cơ bản chủ yếu cho vay vốn đối với hoạt động vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu; nên việc xác định doanh số cho vay theo từng đối tượng sẽ phản ánh HQHĐ theo từng hoạt động cho vay vốn. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số cho vay vốn theo đối tượng vay vốn =

Doanh số cho vay

(3.3) Đối tượng cho vay vốn thứ i

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số cho vay phân bổ theo đối tượng cho vay vốn của ngân hàng nên có thể qua đó đánh giá được chất lượng doanh số cho vay vốn có phù hợp với đối tượng vay vốn hay không. Chỉ tiêu này có thể tính theo hệ số hoặc phần trăm. Đồng đối tượng vay vốn ở đây có thể tính theo mục đích cho vay vốn là tín dụng đầu tư hay tín dụng xuất khẩu hoặc cũng có thể tính cho từng loại hình doanh nghiệp vay vốn,…

Giá trị chứng thư đang thực hiện là giá trị của các chứng thư bảo lãnh vốn đã phát hành bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng thương mại. Khi phát hành chứng thư bảo lãnh, ngân hàng sẽ thu phí bảo lãnh phát hành chứng thư nên nếu phát sinh phí không thu được sẽ làm giảm HQHĐ của đơn vị.

Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số phí bảo lãnh không thu được trên

giá trị chứng thư =

Tổng số lãi treo

(3.4) Tổng giá trị chứng thư đang thực hiện

Chỉ tiêu này cho biết, trong giá trị chứng thư đang thực hiện bảo lãnh có bao nhiêu đồng phí không thu được. Chỉ tiêu này tính ra càng cao, càng chứng tỏ hiệu quả thu phí từ hoạt động bảo lãnh vay vốn tại các ngân hàng thương mại kém hiệu quả và ngược lại.

- Hệ số chứng thư thực hiện theo đối tượng:

Hoạt động bảo lãnh vay vốn tại NHPT chủ yếu thực hiện cho hai nhóm doanh nghiệp vay vốn là vừa và nhỏ. Đối với các doanh nghiệp vừa thông thường tiềm lực tài chính tốt hơn so với doanh nghiệp nhỏ nên hoạt động bảo lãnh vay vốn của ngân hàng thường ít rủi ro hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số chứng thư thực hiện theo đối tượng =

Tổng giá trị chứng thư đang thực hiện

(3.5) Số lượng doanh nghiệp bảo lãnh loại i

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng giá trị các chứng thư đang thực hiện được phân bổ theo loại hình doanh nghiệp bảo lãnh như thế nào? có phù hợp với mục tiêu hoạt động hay không?. Chỉ tiêu này có thể tính theo hệ số hoặc phần trăm và có thể tính cho từng giai đoạn hoặc từng thời kỳ bảo lãnh vay vốn.

- Hệ số dư nợ ngoại bảng so với nợ quá hạn:

Dư nợ ngoại bảng là dư nợ quá hạn được đưa ra khỏi dư nợ quá hạn để xử lý theo diện nợ xấu khó thu hồi theo quy định của Chính phủ đối với các ngân hàng chính sách. Khi dư nợ ngoại bảng càng cao chứng tỏ nợ quá có khả năng mất vốn càng lớn và ngược lại. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số dư nợ ngoại bảng so với nợ quá hạn =

Dư nợ ngoại bảng

(3.6) Tổng dư nợ quá hạn

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ quá hạn của ngân hàng, dư nợ ngoại bảng chiếm bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này có thể tính theo tỷ lệ phần trăm. Kết quả tính toán chỉ tiêu này cho giá trị càng lớn càng chứng tỏ công tác quản lý nợ đối với hoạt động cho vay vốn kém hiệu quả và ngược lại.

- Hệ số huy động vốn so với cho vay vốn:

Ngân hàng là một trung gian tài chính với chức năng đặc thù là huy động vốn để cho vay vốn. Nếu việc huy động vốn diễn ra thuận lợi, số tiền huy động vốn nợ nhiều mà cho vay vốn không được thì cũng được coi là hoạt động kém hiệu quả. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hệ số huy động vốn so với cho vay vốn =

Tổng số vốn đã huy động

(3.7) Tổng số vốn đã cho vay

Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng giữa số vốn đã huy động so với số vốn đã cho vay. Trị số chỉ tiêu này tính ra càng cao chứng tỏ công tác huy động vốn thực hiện tốt mà công tác cho vay vốn lại thực hiện kém và ngược lại.

Thứ hai, đối với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội:

Đặc trưng của NHPT là ưu tiên cho vay đối với các dự án có hiệu ứng lan tỏa về mặt xã hội và góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như xóa đói, giảm nghèo,… Vì vậy, tác giả đề xuất về mặt xã hội cần phân tích các chỉ tiêu sau:

- Hiệu quả công tạo việc làm:

Hiệu quả tạo việc làm thể hiện ở số lượng lao động có việc làm được giải quyết từ hoạt động cho vay vốn của ngân hàng. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hiệu quả tạo việc làm = Tổng dư nợ cho vay vốn (3.8) Số người có việc làm

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được một công việc mới thì cần bao nhiêu đồng vốn cho vay. Chỉ tiêu này tính ra càng thấp sẽ chứng tỏ việc cho vay vốn của ngân hàng đem lại hiệu quả càng cao trong việc tạo công ăn việc làm cho người lao

động đối với xã hội. Vì vậy, nếu dự án nào theo phương án kinh doanh có chỉ số này thấp sẽ ưu tiên xem xét trong việc cho vay vốn.

- Hiệu quả kinh tế của một đồng vốn vay:

Hiệu quả kinh tế của một đồng vốn vay thể hiện người đi vay sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả hay không. Công thức tính chỉ tiêu này như sau:

Hiệu quả kinh tế của một đồng vốn vay =

Tổng thu nhập của khách hàng vay vốn

(3.9) Tổng dư nợ của khách hàng vay vốn

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cho vay thì mang lại thu nhập cho khách hàng đi vay là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ việc cho vay của ngân hàng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc tạo ra thu nhập cho khách hàng đi vay vốn.

Ngoài ra, hiệu quả xã hội còn có thể được tính theo mục đích sử dụng vốn vay như đối với dự án vay vốn trồng rừng thì có thể tính tổng số vốn cho vay so với số héc ta rừng được trồng mới hoặc tính hiệu quả một đồng vốn vay đối với môi trường sinh thái đối với các dự án xử lý môi trường hoặc đáp ứng yêu cầu học tập, khám chữa bệnh đối với các dự án về giáo dục, y tế,…

Với hệ thống chỉ tiêu được hoàn thiện như ở trên đã góp phần đáp ứng được mục tiêu phân tích của các nhà quản trị ngân hàng. Tuy nhiên, với nguồn vốn số liệu hạn chế và do chế độ bảo mật số liệu của ngân hàng luận văn không thể thực hiện phân tích tất cả hệ thống các chỉ tiêu như đã hoàn thiện. Chính vì vậy, luận văn lựa chọn một số chỉ tiêu thích hợp trong hệ thống chỉ tiêu đã hoàn thiện để minh hoạ. Cụ thể:

- Tỷ lệ lãi treo trên tổng dư nợ:

Từ bảng 2.6 và 2.5 ta có thể tính toán chỉ tiêu này cho năm 2015 như sau:

Tỷ lệ lãi treo trên tổng

dư nợ =

14.603

x 100 = 2,24%

650.880

Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 đồng dư nợ cho vay vào năm 2015 phát sinh 2,24% đồng lãi treo, tăng hơn so với năm 2014 là 1,73%. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi lãi năm 2015 kém hơn so với năm 2014.

- Hệ số dư nợ ngoại bảng so với nợ quá hạn:

Từ bảng 2.9, ta có thể tính toán chỉ tiêu này cho năm 2015 và 2016 như sau:

Hệ số dư nợ ngoại bảng so với nợ quá hạn 2015 = 134.692 = 0, 205 655.330 Hệ số dư nợ ngoại bảng so với nợ quá hạn 2016 = 134.210 = 0, 313 427.928

Qua số liệu cho thấy trong tổng dư nợ của ngân hàng, dư nợ ngoại bảng năm 2015 chiếm 0,205 lần, đến năm 2016 tăng lên là 0,313 lần. Điều này chứng tỏ công tác quản lý nợ đối với hoạt động cho vay vốn của năm 2016 kém hiệu quả so với năm 2015.

3.3.1.2. Hoàn thiện về phương pháp phân tích

Qua thực trạng phân tích HQHĐ tại NHPT – Chi nhánh Bình Định, tác giả nhận thấy phương pháp phân tích phổ biến mà đơn vị sử dụng để phân tích là phương pháp so sánh giản đơn, bao gồm so sánh dọc và so sánh ngang. Phương pháp này mặc dù cũng cho phép ta đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)