Quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng phi lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 30 - 35)

8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.1.3. Quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng phi lợ

đó. Hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng phi lợi nhuận sẽ là chất xúc tác để thu hút các ngân hàng thương mại tham gia. Tuy nhiên, ngay cả khi đã có sự tham gia của các nguồn vốn đầu tư khác, ngân hàng phi lợi nhuận vẫn cần phải tham gia nhằm chia sẻ rủi ro để thực hiện chức năng tài trợ phát triển. Các tổ chức tài trợ thương mại khi tham gia tài trợ phát triển nếu áp dụng các phương thức quản trị rủi ro truyến thống sẽ không thực hiện được việc cho vay do đó cần phải phải có các khoản vay của ngân hàng phi lợi nhuận cùng tham gia để hạn chế những nhân tố rủi ro nhất. Như vậy, khoản vay của ngân hàng phi lợi nhuận vừa làm giảm thiểu rủi ro, vừa là chất xúc tác để thu hút, dẫn dắt các nguồn lực khác của xã hội.

1.1.3. Quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng phi lợi nhuận nhuận

Mặc dù cùng hoạt động trên thị trường tiền tệ với chức năng chính là huy động vốn và cho vay nhưng ngân hàng phi lợi nhuận có tính chất hoạt động khác với các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng phi lợi nhuận không chỉ xem xét hiệu quả về mặt kinh tế mà còn cả hiệu quả về mặt xã hội; trong một số dự án đặc thù, đôi khi hiệu quả xã hội còn được xem xét với trọng số cao hơn so với hiệu quả kinh tế. Vì vậy, khi xem xét về quan điểm đánh giá HQHĐ của ngân hàng phi lợi nhuận, về cơ bản vẫn đứng trên giác độ chung của các quan điểm về HQHĐ như các doanh nghiệp hay ngân hàng thương mại nhưng có nét đặc thù riêng đối với định chế tài chính là một ngân hàng hoạt động phi lợi nhuận. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Các quan điểm về hiệu quả hoạt động

Theo từ điển Tiếng Việt [16], hiệu quả được hiểu là: “Kết quả thực của việc làm mang lại”; điều này cho thấy, hiểu một cách chung nhất, hiệu quả là một phạm trù kinh tế xã hội, là một chỉ tiêu phản ánh trình độ của con người sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia trong các hoạt động để đạt được kết quả với mục đích của mình. Đây là một khái niệm rộng, bao gồm bao gồm tất cả các lĩnh đời sống, kinh tế, xã hội (từ sản xuất kinh doanh đến y tế, giáo dục, quốc phòng,...), nó không chỉ

đề cập đến hiệu quả kinh tế mà còn có hiệu quả xã hội.

Đứng trên góc độ hiệu quả của nền kinh tế quốc dân, P.A Samuelsom và W. Dnorlhau (1997) đã nêu rõ “Hiệu quả tức là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người”[11, tr.125]. Quan điểm này cho thấy, các tác giả đánh giá hiệu quả một nền kinh tế thông qua cách thức sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế, nguồn lực phải được sử dụng để đem lại kết quả đáp ứng nhu cầu mong muốn của con người. Tuy nhiên, quan điểm này chỉ nói hiệu quả khi sử dụng nguồn lực hao phí của nền kinh tế chứ chưa chỉ rõ cách xác định hiệu quả bằng những đại lượng cụ thể nào.

Đứng trên khía cạnh hiệu quả lao động của xã hội, các tác giả Nguyễn Sĩ Thịnh và cộng sự (1985) đã nêu rõ “Hiệu quả lao động xã hội được xác định bằng cách so sánh đại lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng chi phí lao động xã hội”[4, tr.19]. Theo quan điểm của các tác giả, hiệu quả lao động của xã hội không đơn thuần chỉ là kết quả của hoạt động kinh tế, vì kết quả mới chỉ là biểu hiện về mặt hình thức mà hoạt động kinh tế thu được, chúng ta cần xem xét kết quả đó được tạo ra bằng cách nào? với giá nào? mới là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách kinh tế xã hội, vì nó thể hiện kết quả chất lượng của hoạt động. Như vậy, hiệu quả lao động xã hội phải là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra và kết quả thu được phải là kết quả hữu ích, hiệu quả chứ không phải với bất cứ kết quả nào. Hay nói cách khác, đánh giá hoạt động không chỉ đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng của hoạt động đó, xem người sản xuất đã tạo ra kết quả bằng cái gì và bao nhiêu. Đồng thời cũng theo các tác giả, kết quả cuối cùng có ích là những sản phẩm đã hoàn thành đáp ứng được mục đích cuối cùng của sản xuất xã hội và được xã hội chấp nhận; vì thế các tác giả cũng cho rằng: năng suất lao động xã hội chính là tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế. Như vậy, các tác giả đã đồng nhất việc sản xuất ra nhiều sản phẩm là có được hiệu quả cao, quan điểm này chỉ đúng trong giai đoạn Nhà nước bao cấp khi các doanh nghiệp sản xuất theo kế hoạch được giao và được Nhà nước bao cấp đầu vào, bao tiêu đầu ra, còn trong giai đoạn kinh tế thị trường ngày nay khi các doanh nghiệp phải chủ động

sản xuất kinh doanh từ đầu vào đến đầu ra nên nếu sản xuất nhiều mà không tiêu thụ được thì coi như việc sản xuất sẽ không có hiệu quả.

Đứng trên khía cạnh hiệu quả kinh tế, tác giả Huỳnh Đức Lộng (1999) nêu rõ “Hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội là phạm vi kinh tế phản ánh yêu cầu tiết kiệm thời gian lao động xã hội trong việc tạo ra kết quả hữu ích cho xã hội công nhận. Nó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu đặc trưng, xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được về mặt kinh tế với chỉ tiêu phản ánh chi phí bỏ ra hoặc nguồn lực được huy động vào sản xuất”[6, tr.6]. Như vậy, theo quan điểm của ông, khi xem xét hiệu quả kinh tế không chỉ đơn thuần nhìn vào kết quả thu được mà phải so sánh giữa kết quả mang lại được xã hội công nhận với các chi phí hoặc nguồn lực bỏ ra để thực hiện cho kết quả đó. Bên cạnh đó, cũng có tác giả cho rằng khi xem xét hiệu quả kinh tế cần xem xét một cách toàn diện cả về thời gian và không gian và được đặt trong mối quan hệ với hiệu quả xã hội. Cụ thể, trong một hội thảo khoa quốc tế tại Maxcơva, tác giả P.Tiblack (2004) cho rằng

“Vấn đề hiệu quả kinh tế trong sản xuất phải được nhìn nhận một cách toàn diện hơn, nó không chỉ nói lên sự tăng trưởng kinh tế trong mỗi thời kỳ mà còn là mục tiêu của hệ thống có thực hiện được hay không”[10, tr.10-13]. Như vậy, theo các tác giả, hiệu quả không chỉ đơn thuần là thu được kết quả tốt nhất với các chi phí bỏ ra thấp nhất về mặt kinh tế trong một thời kỳ nhất định mà hiệu quả đó còn phải gắn với lợi ích chung của toàn xã hội (hiệu quả xã hội) trong tương lai lâu dài.

Đứng trên khía cạnh HQHĐ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Văn Công (2009) cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh với chi phí thấp nhất”[2, tr.282]. Quan điểm này cho thấy rằng hiệu quả kinh doanh khác với kết quả kinh doanh và có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh bao gồm cả hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả xã hội do doanh nghiệp tạo ra. Chính vì vậy, khi đánh giá hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh

để tạo ra kết quả đó.

Từ đó, có thể khẳng định rằng: bản chất của HQHĐ là hiệu quả của nguồn lực, lao động xã hội được xác định bằng cách so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí nguồn lực, lao động xã hội. Do vậy, thước đo HQHĐ là sự tiết kiệm hao phí nguồn lực, lao động xã hội và tiêu chuẩn của HQHĐ là việc tối đa hóa kết quả hoạt động đạt được hoặc tối thiểu hóa chi phí bỏ ra dựa trên điều kiện nguồn lực, tài lực sẵn có.

Thứ hai: Hiệu quả hoạt động trong Ngân hàng phi lợi nhuận

Ngân hàng là một loại hình trung gian tài chính mà hoạt động đặc trưng của nó là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền đó để cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngân hàng phi lợi nhuận hoạt động không vì mục đích lợi nhuận (không đặt mục tiêu lợi nhuận lên vị trí cao nhất), là ngân hàng thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Do vậy mà HQHĐ của ngân hàng phi lợi nhuận phức tạp hơn HQHĐ của ngân hàng thương mại. Nó chính là khả năng huy động các nguồn lực đáp ứng nhu cầu tín dụng theo các chương trình của chính phủ, quản lý vốn an toàn, tiết kiệm, khả năng tự cân đối tài chính (hạn chế tối đa bao cấp từ ngân sách nhà nước), giảm thiểu các rủi ro, hỗ trợ tốt cho các dự án theo mục tiêu đề ra và do vậy được tiếp cận trên hai khía cạnh cả về mặt kinh tế và về mặt xã hội.

- Xét về hiệu quả kinh tế: Hiệu quả về mặt kinh tế biểu hiện ở mức độ thực hiện các mục tiêu kinh tế của vốn đầu tư nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất của xã hội. Nó là tỷ số giữa kết quả kinh tế thu được với chi phí bỏ ra. Nếu như trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định có ý nghĩa lớn nhưng với các ngân hàng, tài sản cố định chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng tài sản và được coi là tài sản không sinh lợi. Đối với các doanh nghiệp nói chung, tỷ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn cao là không an toàn, nhưng trong phân tích HQHĐ của ngân hàng thì vốn vay lại là một yếu tố tạo lãi. Do đó, hiệu quả kinh tế của các ngân hàng nói chung và ngân hàng phi lợi nhuận nói riêng là mối quan hệ tương quan giữa tổng thu nhập từ các hoạt động của ngân hàng với chi phí mà ngân hàng

bỏ ra để có được thu nhập ấy.

Đối với ngân hàng hoạt động phi lợi nhuận, tổng thu nhập từ các hoạt động của ngân hàng chủ yếu từ thu lãi hoạt động cho vay, thu lãi tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, thu phí chuyển tiền, thu phí quản lý vốn ủy thác.... Còn chi phí ngân hàng bỏ ra chủ yếu là chi lương cho cán bộ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi trả lãi tiền gửi huy động,.... Thông thường, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của ngân hàng phi lợi nhuận người ta dùng các chỉ tiêu như: tốc độ tăng nguồn vốn, tăng dư nợ, hiệu quả từ hoạt động cho vay, hiệu suất sinh lợi của vốn, mức độ an toàn vốn, an toàn tín dụng,... Bên cạnh đó, ngân hàng phi lợi nhuận là tổ chức tín dụng Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng luôn cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường trong khi vẫn phải huy động vốn với lãi suất bằng với lãi suất thị trường dẫn đến chi phí bỏ ra luôn lớn hơn thu nhập. Để bù đắp phần chênh lệch, Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất trong phạm vi kế hoạch mà Bộ Tài chính cho phép. Do vậy, xét về khía cạnh kinh tế thì HQHĐ của các Ngân hàng hoạt động phi lợi nhuận là không cao và ta phải xem xét đến khía cạnh thứ hai, hiệu quả xã hội.

- Xét về hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội thể hiện ở việc đáp ứng các mục tiêu xã hội từ việc tài trợ vốn cho các dự án vay vốn. Các dự án vay vốn tại các ngân hàng phi lợi nhuận không chỉ phải có hiệu quả tài chính mà phải có hiệu quả về xã hội. Đối với các dự án phát triển đặc biệt là những dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, thoát nước, xử lý rác thải, các cụm/khu công nghiệp, trồng rừng,... có ý nghĩa kinh tế - xã hội rất lớn, vì các dự án này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị đầu tư mà còn có tác dụng lan tỏa, tạo động lực phát triển cho các ngành phụ trợ hoặc có liên quan và các vùng lân cận, tạo công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân,... Đồng thời, các dự án về cấp thoát nước, xử lý rác, trồng rừng còn mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cho người dân, nâng cao mức sống góp phần quan trọng đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. Nhìn chung các lợi ích xã hội do hoạt động tín dụng của ngân hàng phi lợi nhuận rất khó

có thể lượng hóa được mà chủ yếu được đánh giá định tính trên các khía cạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng của cải vật chất cho xã hội, giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho người có thu nhập thấp,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)