6. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Giọng điệu phê phán nhẹ nhàng
Cùng với giọng điệu trữ tình sâu lắng là giọng điệu phê phán nhẹ nhàng. Ta bắt gặp giọng điệu này trong Cao khỉ U Minh, qua lời kể của Hai Khị, người đọc được biết “Xưa kia, thiên địa tuần hoàn theo luật riêng. Hết cọp, khỉ sống hoài trở thành… chúa sơn lâm. Ông cai Thoại đã vô tình thay đổi luật trời đất. Nhưng may quá, người Việt Nam đến rừng U Minh, tìm cách để bắt khỉ (…) Ông bà mình hồi xưa khôn ngoan hơn nhiều. Họ bán khỉ qua bên Tàu, bán cái “tinh túy” của con khỉ” [19, tr.165], có lẽ chính sự “may quá” và “khôn ngoan” đó nên “Tới đời Hai Khị thì khỉ đã hết, thợ săn khỉ đã thành thợ… nói chuyện đời xưa giữa ban ngày mà đốt đèn sáp trong nhà!”
[19, tr.169]. Hay trong đoạn mở đầu truyện Chuyện rừng tràm, nhiều người đặt ra câu hỏi“Rừng Cà Mau âm u và mênh mông đến mức nào” [19, tr.225] và câu trả lời chính là “Cảnh rừng tràm dày bịt “cây chen vạn gốc” không còn nữa. Một vòm trời xán lạn hiện ra. Hàng trăm mái nhà cất san sát thành một xóm lớn, trong bản đồ tự hồi nào đến giờ chưa có ghi vào. Chừng điều tra lại thì ô hô! Đó là một số người lén lút vào đây cất nhà phá rừng để bán củi lậu thuế đã ba năm qua mà nhà cầm quyền không bao giờ hay biết” [19, tr.226]. Giọng điệu này cũng xuất hiện trong truyện Con rắn ri voi: “Bình thường, dân trong xóm ưa… cờ bạc, đờn ca vọng cổ mùi mẫn hoặc hát huê tình đối đáp. Giờ đây, ai nấy đều bận việc, bất luận già trẻ bé lớn, chẳng ai thèm cờ bạc vì bắt rắn của trời đất, lột da nó ra, bán bằng giá cao… cũng là hình thức cờ bạc tinh vi mà mọi người trong sòng đều hưởng lợi” [19, tr.298],
“Ban đêm hàng trăm chiếc xuồng tới lui khắp hang cùng ngõ hẻm. Dân làng đốt đèn như mở hội hoa đăng. Từ hồi lập quốc, khai hoang, chưa lần nào
vùng rừng tràm U Minh Hạ lại tưng bừng như vậy” [19, tr.299]. Qua giọng điệu này, nhà văn đã bộc lộ thái độ phê phán của mình đối với sự vô ý thức của con người trước tự nhiên. Với tư tưởng “rừng vàng biển bạc” ngự trị một thời, con người mặc sức khai thác tự nhiên, con người dường như chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không quan tâm đến việc phát triển bền vững. Khai thác tự nhiên đến cạn kiệt, tận diệt thì con người là những kẻ đầu tiên phải gánh chịu sự trừng phạt, đói nghèo càng gia tăng, sự bất công càng gia tăng, những hậu quả dài lâu về môi trường cũng càng gia tăng. Nếu con người cứ trượt dài trên con đường chinh phục, đối xử với tự nhiên như một kẻ trấn lột mà không hợp tác và học cách phát triển bền vững thì con người sẽ là kẻ gánh chịu.
Giọng điệu là phương diện để nhà văn thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống. Khi viết những dòng thể hiện sự ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của tự nhiên hay khi thể hiện sự xót xa, tiếc nuối trước việc con người tàn sát tự nhiên, Sơn Nam có giọng điệu chủ đạo là giọng trữ tình sâu lắng. Nhưng đối với diễn ngôn cảnh báo, người đọc bắt gặp giọng phê phán nhẹ nhàng. Tuy nhiên, dù là giọng điệu trữ tình sâu lắng hay giọng điệu phê phán nhẹ nhàng thì tất cả cũng đều xuất phát từ những tình cảm yêu thương sâu nặng của nhà văn đối với mảnh đất phương Nam.
Tiểu kết chương 3
Chúng ta biết rằng bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng có mối quan hệ hữu cơ giữa hai mặt cốt lõi là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong tập truyện
Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, chúng tôi đã tập trung khai thác nghệ thuật trần thuật qua các nhân tố cơ bản như: điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật và giọng điệu trần thuật. Các phương thức nghệ thuật này đã góp
phần gửi gắm những thông điệp về tình yêu và sự mẫn cảm trước tự nhiên, đồng thời giúp người đọc thấy được những đặc trưng riêng mang đậm phong cách sáng tác của Sơn Nam.
Trong nghệ thuật trần thuật, chúng tôi tập trung vào các yếu tố điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu. Ở điểm nhìn trần thuật, qua tìm hiểu, chúng ta có thể thấy nhà văn đã sử dụng nhiều ngôi kể, ngôi thứ ba nhiều hơn ngôi thứ nhất nhưng khi cần, ngôi thứ nhất xuất hiện. Đứng từ nhiều phía quan sát, từ nhiều vị thế cảm nhận và còn dịch chuyển điểm nhìn qua đó nhà văn bày tỏ quan điểm của mình trước những vấn đề sinh thái. Văn phong Sơn Nam thiên về ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ nói. Nhà văn sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ dung dị, tự nhiên mang nét đặc trưng vùng miền nhưng vẫn khéo léo, điêu luyện. Bên cạnh đó, để bộc lộ thái độ của mình, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhà văn có sự thể hiện giọng điệu riêng: khi trân trọng, khi xót xa, nuối tiếc, ngậm ngùi, có khi lại phê phán nhẹ nhàng. Tất cả đều tập trung để chuyển tải hai chủ đề cơ bản đó là: ngợi ca những vẻ đẹp của tự nhiên cùng với mối quan hệ hài hòa, tương hỗ giữa con người với tự nhiên và những cảnh báo trước việc con người khai thác tận diệt tự nhiên.
KẾT LUẬN
1. Trong bối cảnh khủng hoảng trầm trọng của môi trường toàn cầu và
nhanh chóng lan rộng trên nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, phê bình sinh thái xuất hiện, trở thành một phong trào nghiên cứu năng động mang sứ mệnh thay đổi thái độ của con người đối với tự nhiên.Tiếp cận văn chương từ góc nhìn sinh thái đã góp phần quan trọng vào việc khơi mở những chân trời mới, bổ sung vào các khoảng trống trong nghiên cứu văn học. Đội ngũ nhà văn Việt Nam đang nỗ lực từng ngày để thiên nhiên cất lên tiếng nói. Chiến tranh kết thúc để lại bao tổn thất nặng nề cho môi trường cùng với việc con người mặc sức khai thác tự nhiên không màng hậu quả, điều đó đã dẫn đến nhiều hệ lụy mà con người đang phải gánh chịu. Vùng đất Nam Bộ hiện nay đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ như xâm nhập mặn, sạt lở đất, suy giảm đa dạng sinh học… Với cái tâm và trách nhiệm công dân trước thực trạng môi trường hiện nay, đội ngũ nhà văn Nam Bộ đang cùng góp tiếng nói vì sự phát triển bền vững của vùng đất phương Nam.
Sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, với tình yêu cây cỏ, sản vật quê hương, Sơn Nam đã tỏ rõ sự vượt trước khi chạm vào vấn đề nóng của thế giới hậu hiện đại dù rằng gần 60 năm trước, ông chưa từng biết đến những lý thuyết về phê bình sinh thái. Là một cuốn từ điển sống về Nam Bộ đầy chân chất như thuở đất trời Nam Bộ trong Hương rừng Cà Mau, bắt rễ từ tình yêu với quê hương đất nước, Sơn Nam đã khéo léo lồng ghép ý thức trách nhiệm trước những vấn đề sinh thái qua tác phẩm của mình. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tập truyện Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống tập truyện Hương rừng Cà Mau
từ góc nhìn sinh thái. Nghiên cứu Hương rừng Cà Mau từ góc nhìn sinh thái sẽ góp thêm một góc nhìn mới mẻ về giá trị và đóng góp của Sơn Nam đối với văn học Việt Nam.
2. Khi tìm hiểu tập truyện Hương rừng Cà Mau từ góc nhìn sinh thái, chúng tôi nhận ra vẻ đẹp vừa hoang sơ, khắc nghiệt vừa trù phú, gần gũi của tự nhiên. Đó chính là vẻ đẹp nguyên sơ vốn có của bức tranh thiên nhiên miền Tây Nam Bộ trong buổi đầu tiếp xúc. Con người cũng đã hình thành mối quan hệ gắn bó thân thiết với tự nhiên. Tự nhiên và con người sống hòa hợp, gắn bó với nhau trong quan hệ hài hòa, tương hỗ. Bên cạnh đó cũng có không ít những hành động tàn phá tự nhiên như khai thác tận diệt, phá hủy những cánh rừng, chiếm đoạt không gian sống của các loài động vật. Sự tác động không bền vững đã khiến tài nguyên cạn kiệt, kéo theo rất nhiều hệ lụy dài lâu về mặt sinh thái. Trong tập truyện này, Sơn Nam cũng đã đưa ra cảnh báo: Con người tàn phá tự nhiên, tự nhiên sẽ trừng phạt con người bằng sự biến mất của chính nó. Với tình yêu thiên nhiên cùng ý thức trách nhiệm với cỏ cây, sản vật quê hương, Sơn Nam đã rung hồi chuông cảnh tỉnh mang tính thời đại khi đứng trước sự tàn phá của con người đối với tự nhiên.
3. Không chỉ ở phương diện nội dung, nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm cũng góp phần thể hiện các vấn đề sinh thái. Trong đó các yếu tố như điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật in đậm dấu ấn hơn cả. Điểm nhìn trần thuật linh hoạt cùng với việc sử dụng phương ngữ và ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi đã giúp Sơn Nam tái hiện một cách sinh động vẻ đẹp của thiên nhiên và đưa ra những thông điệp sinh thái. Bên cạnh điểm nhìn và ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trữ tình sâu lắng và phê phán nhẹ nhàng đã góp phần tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn cho câu chuyện, đồng thời thể hiện những tình cảm của nhà văn trước vẻ đẹp của tự nhiên, trước việc con người khai thác cạn kiệt, tận diệt tự nhiên.
4. Tuy chưa thể hiện rõ tư duy sinh thái như các tác phẩm sinh thái
đương đại song tập truyện Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam cũng đã cất lên tiếng nói sinh thái với sự mẫn cảm của một người con đã từng gắn bó máu thịt
với mảnh đất phương Nam. Nhà văn Sơn Nam đã chuyển tải thông điệp về sự chung sống hài hòa và nhắc nhở con người cần có cách ứng xử phù hợp trong mối quan hệ với tự nhiên. Nghiên cứu tập truyện Hương rừng Cà Mau từ góc nhìn sinh thái giúp người đọc thấy được những đặc trưng riêng mang đậm phong cách sáng tác của Sơn Nam cũng như những đóng góp của ông đối với dòng văn học này. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề liên quan cần được tiếp tục quan tâm nghiên cứu, chẳng hạn như: Những vấn đề văn hóa có ảnh hưởng như thế nào đối với cảm quan sinh thái trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam? Đó là vấn đề cần được tác giả luận văn nỗ lực tìm kiếm câu trả lời.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lại Nguyên Ân (2016), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. [2] Cheryll Gotsetly (2014), Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng
môi trường (Trần Thị Ánh Nguyệt dịch), Địa chỉ: http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n16166/Nghien-cuu-van- hoc-trong-thoi-dai khung-hoang-moi-truong.html, [truy cập 31/07/2014]. [3] Dangcongctv (2011), Đất và người Nam Bộ qua Hương rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, Địa chỉ: http://dangcongctv.blogspot.com/2011/06/at- va-nguoi-nam-bo-qua-huong-rung-ca.html, [truy cập 16/06/2011].
[4] Hà Trần Thùy Dương, Phạm Phú Phong (2018), Giọng điệu văn chương Sơn Nam, Tạp chí Sông Hương, tháng 11/2018.
[5] Phạm Thị Hồng Đào (2019), Văn hóa và con người Nam Bộ qua tập truyện “Hương rừng Cà Mau” của Sơn Nam, Địa chỉ: http://c3nguyenthong.vinhlong.edu.vn/m/tin-tuc-su-kien/hoat-dong-
chuyen-mon/van-hoa-va-con-nguoi-nam-bo-qua-tap-truyen-huong-rung- ca-mau.html, [truy cập: 14/05/2019].
[6] Vũ Minh Đức (2016), Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái, Địa chỉ: https://thaygiaovanchuong.wordpress.com/2016/09/18/nhung-ngon-gio- hua-tat-cua-nguyen-huy-thiep-nhin-tu-li-thuyet-phe-binh-sinh-thai/, [truy cập 18/09/2016].
[7] Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên) (1998) , Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (tập II), Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
[8] Phạm Hà (2011), Sơn Nam – nhà Nam Bộ học, Địa chỉ: https://www.nhandan.com.vn/tphcm/chuyen-xua-chuyen-
nay/item/17501502-.html, [truy cập 25/07/2011].
http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/969802/can-co-mot-nen-van- hoc-vi-sinh-thai-toan-dien, [truy cập 11/06/2020].
[10] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[11] Đỗ Văn Hiểu (2012), Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân, Tạp chí sông Hương – số 285 (T.11-12), Địa chỉ: http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c273/n11088/Phe-binh-sinh- thai-khuynh-huong-nghien-cuu-van-hoc-mang-tinh-cach-tan.html, [truy cập 26//11/2012].
[12] Đỗ Văn Hiểu (2013), Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển (phần 1/2), Địa chỉ: https://phebinhvanhoc.com.vn/phe-binh-sinh-thai- coi-nguon-va-su-phat-trien-phan-1-2/, [truy cập 11/08/2013].
[13] Đỗ Văn Hiểu (2013), Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển (phần 2/2), Địa chỉ: https://phebinhvanhoc.com.vn/phe-binh-sinh-thai- coi-nguon-va-su-phat-trien-phan-2-2/, [truy cập 14/08/2013].
[14] Đỗ Văn Hiểu (2016), Tính “khả dụng” của phê bình sinh thái, Tạp chí Lí luận phê bình văn học nghệ thuật, số tháng 9/2016.
[15] Đỗ Thị Hiện (2012), Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học An Giang,
Nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa con người với tự nhiên - cơ sở quan trọng của việc giáo dục môi trường ở Việt Nam hiện nay, Địa chỉ: http://daihocxanh.hoasen.edu.vn/hoi-thao/nhan-thuc-dung-dan-moi-
quan-he-giua-con-nguoi-voi-tu-nhien-co-so-quan-trong-cua-viec-giao- duc-moi-truong-o-viet-nam-hien-nay-504.html, [truy cập 23/05/2012]. [16] Đoàn Trọng Huy (2016), Về thi pháp nghệ thuật Sơn Nam, Địa chỉ:
http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/VanhocVietNamhiendai/tabid/103 /newstab/1850/Default.aspx, [truy cập 11/12/2016].
thái học nhân văn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[18] Sơn Nam (1997), Hương rừng Cà Mau, Nxb Trẻ, T.p Hồ Chí Minh. [19] Sơn Nam (2017), Hương rừng Cà Mau, Nxb Trẻ, T.p Hồ Chí Minh. [20] Hải Ngọc dịch (2017), Những tương lai của phê bình sinh thái và văn
học, Địa chỉ: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-va- phe-binh-van-hoc, [truy cập 14/02/2017].
[21] Trần Thị Ánh Nguyệt (2014), Thiên nhiên - Nguồn cảm hứng bất tận của văn chương phương Đông, Văn hóa Nghệ An, Địa chỉ: http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-
hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/thien-nhien-nguon-cam-hung-bat-tan-cua- van-chuong-phuong-dong, [truy cập 25/09/2014].
[22] Trần Thị Ánh Nguyệt, Giáo dục ý thức sinh thái thông qua văn học, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Khoa Ngữ văn Trường Đại học Duy Tân, Địa chỉ:https://www.khoanguvandhsphue.org/chi_tiet_hoat_dong.aspx?ID=8 218&nc=2&w=GIAO_DUC_Y_THUC_SINH_THAI_THONG_QUA_ VAN_HOC.html.
[23] Trần Thị Ánh Nguyệt (2016), Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái, Địa chỉ: https://phebinhvanhoc.com.vn/13620-2/, [truy cập 24/02/2016].
[24] Trần Thị Ánh Nguyệt – Lê Lưu Oanh (2016), Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[25] Trần Thị Ánh Nguyệt (2017), Nạn phá rừng trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái, Địa chỉ: http://kxhnv.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/94/1869/nan-pha- rung-trong-van-xuoi-viet-nam-sau-1975-tu-goc-nhin-phe-binh-sinh-thai, [truy cập 20/11/2017].
[26] Trần Thị Ánh Nguyệt (2018), Phê bình sinh thái – vài nét phác thảo, Địa chỉ: http://khoavanhocngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-va-phe-binh- van-hoc, [truy cập 19/05/2018].
[27] Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [28] Hoàng Phê (2016), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Hồ Chí Minh. [29] Nguyễn Ngọc Phú (2018), Nghệ thuật thể hiện đất và người phương Nam
trong một số truyện, kí của Anh Đức, Đoàn Giỏi và Nguyễn Quang Sáng, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tập 15, số 8, trang 44 – 59.
[30] Huỳnh Như Phương (2013), Mùa xuân sinh thái và văn chương, Địa chỉ: http://www.nico-paris.com/tin-tuc-362/mua-xuan-sinh-thai-va-van-
chuong.vhtm, [truy cập 08/02/2013].
[31] Vũ Tiến Quỳnh (1994), Bình luận văn học – Anh Đức – Nguyễn Quang Sáng – Sơn Nam, Nxb Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh.
[32] Vũ Tiến Quỳnh (1998), Phê bình bình luận văn học – Anh Đức – Nguyễn Quang Sáng – Nguyên Ngọc – Đoàn Giỏi, Nxb Văn nghệ T.p Hồ Chí Minh.
[33] Tú Quỳnh (2017), Hương rừng Cà Mau – Sơn Nam, Địa chỉ: https://www.truyenngan.com.vn/sach-hay/nen-doc/44209-huong-rung- ca-mau-son-nam.html, [truy cập 05/07/2017].
[34] Hồ Sơn (2020), PGS-TS Bùi Thanh Truyền: Nhà văn là một sinh thể của môi trường, Địa chỉ: https://www.sggp.org.vn/pgsts-bui-thanh-truyen- nha-van-la-mot-sinh-the-cua-moi-truong-658010.html, [truy cập