Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 25 - 27)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá hương đến cá giống.

- Chọn cá thí nghiệm: Chọn những cá khỏe mạnh có đặc điểm bơi nhanh, thân hình cân đối và không dị tật, không bị bệnh về các bệnh đường ruột và tiêu hóa, có khả năng ăn tốt có khối lượng trung bình 0,05 g và chiều dài thân trung bình 18,00 mm.

Nội dung nghiên cứu

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của

cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá hương đến cá giống.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá mú Trân Châu ở

giai đoạn cá hương đến cá giống.

15‰ 20‰ 25‰ Thức ăn công nghiệp Cá tạp

Đánh giá sinh trưởng, tỉ lệ sống và hệ số chuyển hóa

thức ăn

Đánh giá sinh trưởng và tỉ lệ sống

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trong các thùng nhựa 20 lít. Thí nghiệm gồm có 3 nghiệm thức ĐM1, ĐM2 và ĐM3 tương ứng với việc bố trí ương cá tại độ mặn lần lượt là 15‰, 20‰ và 25‰. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Sử dụng nguồn nước ngọt lấy từ nước giếng trần của trạm và nguồn nước mặn lấy từ biển Cát Tiến để pha thành nước có độ mặn tương ứng theo phương pháp Pearson square.

- Mật độ cá thí nghiệm: 20 con/bể. - Thời gian thí nghiệm: 35 ngày.

- Chăm sóc và quản lý: Sử dụng thức ăn công nghiệp (Seamaster, S01) có hàm lượng protein 46%, khẩu phần cho ăn là 5-10% khối lượng thân, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần (6-7 giờ và 16-17 giờ). Kiểm tra các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, NH3, PH, DO 2 lần trong ngày (5 giờ và 16 giờ)

- Định kỳ 10 ngày thay nước 1 lần hoặc thay khi thấy cần thiết (lượng nước thay 25 - 50% lượng nước trong bể); xi phông đáy bể hàng ngày.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của cá mú Trân Châu ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống.

- Chọn cá thí nghiệm: Chọn những cá khỏe mạnh có đặc điểm bơi nhanh, thân hình cân đối và không dị tật, không bị bệnh về các bệnh đường ruột và tiêu hóa, có khả năng ăn tốt, có khối lượng trung bình 0,05 g và chiều dài thân trung bình 18 mm

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trong các thùng nhựa 20 lít. Thí nghiệm gồm có 2 nghiệm thức thức ăn (TA1 và TA2). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.

+ Nghiệm thức TA1: Cho cá ăn thức ăn công nghiệp Seamaster S01 (độ đạm 46%) 2 lần/ngày (6-7 giờ và 16-17 giờ), Kiểm tra các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, NH3, PH, DO 2 lần trong ngày (5 giờ và 16 giờ).

+ Nghiệm thức TA2: Cho cá ăn cá tạp 2 lần/ngày (6-7 giờ và 16-17 giờ), cho ăn theo nhu cầu của cá.

- Mật độ cá thí nghiệm: 20 con/bể. - Thời gian thí nghiệm: 35 ngày.

- Chăm sóc và quản lý: Định kỳ 7-10 ngày thay nước 1 lần hoặc thay khi thấy cần thiết (lượng nước thay 25 - 50% lượng nước trong bể); si phông đáy bể hàng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)