Xác định các thông số môi trường nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 27 - 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.2.1. Xác định các thông số môi trường nước

+ Nhiệt độ: Đo hàng ngày bằng nhiệt kế thủy ngân, độ chính xác 10C. + pH: Đo hàng ngày bằng máy đo pH điện tử loại HANNA, độ chính xác 0,01.

+ NH3: 3-5 ngày đo 1 lần bằng Test kit loại CP

+ Hàm lượng oxy hòa tan: Đo hàng ngày bằng máy đo oxy điện tử loại HANNA, độ chính xác 0,01 mg/l.

+ Đo độ mặn bằng khúc xạ kế, độ chính xác 1‰.

2.4.2.2. Theo dõi sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá

- Định kỳ 7 ngày cân cá và đo chiều dài thân cá để đánh giá sinh trưởng. Đo chiều dài cá bằng thước có độ chính xác 1 mm; cân khối lượng cá bằng cân điện tử có độ chính xác 0,01 g

+ Giá trị sinh trưởng tuyệt đối khối lượng và chiều dài thân cá được xác định theo công thức:

A: Giá trị sinh trưởng tuyệt đối khối lượng (gam/ngày) hay dài thân (mm/ngày).

W0: Khối lượng (gam) hay dài thân (mm) ở thời điểm khảo sát trước. W1: Khối lượng (gam) hay dài thân (mm) ở thời điểm khảo sát sau. t1 - t0: Khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (ngày).

- Tỷ lệ sống của cá:

S% = (S2/S1).100%

S1: là số lượng cá ở lần khảo sát trước S2: là số lượng cá ở lần khảo sát sau - Xác định hệ số chuyển hóa thức ăn:

FCR = P

W2 − W1

Trong đó: FCR: hệ số tiêu tốn thức ăn.

P: tổng khối lượng thức ăn đã cung cấp (gam). W1: Tổng khối lượng cá khảo sát đầu kỳ (gam). W2: Tổng khối lượng cá khảo sát cuối kỳ (gam).

2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 để tính toán giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Sử dụng phần mềm STATISTICA để kiểm tra sự sai khác thống kê giữa các nghiệm thức dựa vào phương pháp phân tích phương sai một yếu tố (one way-ANOVA) và phép thử DUNCAN với α = 0,05.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá mú Trân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)