3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của cá
Kết quả theo dõi tỷ lệ sống sót của cá mú Trân Châu ở giai đoạn ương cá hương lên cá giống tại 3 độ mặn khác 15‰, 20‰, 25‰ (tương ứng với 3 nghiệm thức ĐM1, ĐM2, ĐM3) được thể hiện ở Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Tỷ lệ sống (%) của cá mú Trân Châu ở các nghiệm thức độ mặn khác nhau
Nghiệm thức
Giai đoạn ương
0-7 ngày 7-14 ngày 14-21 ngày 21-28 ngày 28-35 ngày 0 - 35 ngày
ĐM1 93,33±7,64a 91,20±2,54a 96,19±3,31a 95,96±3,51a 97,92±3,61a 76,67±2,89a
ĐM2 88,33±2,89a 92,48±3,12a 94,00±5,89a 93,47±0,24a 85,87±7,38b 61,67±7,64b
ĐM3 86,67±2,89a 90,41±3,22a 89,44±3,37b 88,10±4,12a 83,76±0,74b 51,67±2,89b
(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Qua kết quả ở Bảng 3.6 ta thấy, tỷ lệ sống của cá mú Trân Châu ở nghiệm thức ĐM1 giảm nhẹ ở giai đoạn 0-7 ngày, sau đó tăng dần theo thời gian ương; cụ thể, tỷ lệ sống của cá từ 93,33% ở giai đoạn 0-7 ngày giảm xuống 91,2% ở giai đoạn 7-14 ngày, sau đó tăng và đạt 97,92% ở giai đoạn 28-35 ngày. Không giống như vậy, tỷ lệ sống của cá ở ĐM2 có xu hướng tăng dần trong 28 ngày nuôi (từ 88,33% ở giai đoạn 0-7 ngày đến 93,47 ở giai đoạn 21-28 ngày), tuy nhiên giảm còn 85,87% ở giai đoạn cuối thí nghiệm (28-35 ngày). Đối với nghiệm thức ĐM3, tỷ lệ sống của cá tăng ở giai đoạn 7- 14 ngày (90,41%) nhưng sau đó giảm dần ở các giai đoạn sau và đạt 83,76% ở giai đoạn 28-35 ngày.
So sánh giữa ba nghiệm thức ta thấy rằng, trong hai giai đoạn đầu (0-7 ngày và 7-14 ngày) và giai đoạn 21-28 ngày, tỷ lệ sống của cá không khác nhau (p>0,05). Tuy nhiên, ở giai đoạn 14-21 ngày tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức ĐM1 và ĐM2 không khác nhau (p>0,05) và lớn hơn so với ĐM3 (p<0,05). Ở giai đoạn cuối thí nghiệm (28-35 ngày), tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức ĐM1 vượt trội hơn so với MĐ2 và MĐ3 (p<0,05), giữa MĐ2 và MĐ3 không khác nhau (p>0,05). Xét chung cho cả thí nghiệm (35 ngày ương), nghiệm thức ĐM1 có tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất (76,67%), giữa MĐ2 và MĐ3 không khác nhau (p>0,05) và đạt lần lượt là 61,67% và 51,67%.
Như vậy, ương cá mú Trân Châu từ giai đoạn cá hương đến cá giống ở độ mặn 15‰ cho tỷ lệ sống cao nhất, khi độ mặn tăng dần lên đến 25‰ tỷ lệ sống của cá có xu hướng giảm dần.
Hình 3.5: Biểu đồ tỉ lệ sống sót của cá ở các độ mặn thí nghiệm