Tỷ lệ sống của cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 49 - 75)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Tỷ lệ sống của cá

Kết quả theo dõi tỷ lệ sống sót của cá mú Trân Châu ở giai đoạn ương cá hương lên cá giống được ương nuôi bằng hai loại thức ăn khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.13.

Bảng 3.13: Tỷ lệ sống (%) của cá mú Trân Châu ở các nghiệm thức

Nghiệm thức

Giai đoạn ương

0-7 ngày 7-14 ngày 14-21 ngày 21-28 ngày 28-35 ngày 0 - 35 ngày

TA1 88,33±2,89a 92,33±3,12a 96,00±3,51a 92,00±7,22a 95,33±3,99a 68,33±2,89a

TA2 95,00±0,00a 98,33±3,04a 92,67±2,96a 90,33±3,22a 93,67±0,24a 73,33±2,89a

(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Qua kết quả ở Bảng 3.13 ta thấy, tỷ lệ sống của cá mú Trân Châu đạt khá cao, tuy nhiên có sự thay đổi khác nhau ở các giai đoạn khảo sát. Cụ thể, tỷ lệ sống của cá ở nghiệm thức TA1 nằm trong khoảng 88,33 - 96,00%, giá trị nhỏ nhất là ở giai đoạn 0-7 ngày ương và cao nhất là ở giai đoạn 14-21 ngày ương; ở nghiệm thức TA2, tỷ lệ sống của cá dao động từ 90,33 - 98,33%, trong đó giá trị thấp nhất là ở giai đoạn 21-28 ngày và cao nhất là ở giai đoạn 7-14 ngày. Như vậy, có thể thấy rằng, tỷ lệ sống của cá biến động khác nhau giữa hai nghiệm thức theo các giai đoạn ương; giá trị thấp nhất và cao nhất của tỷ lệ sống ở hai nghiệm thức này rơi vào các giai đoạn khác nhau.

Tính chung cho cả thí nghiệm (35 ngày ương), tỷ lệ sống của cá nghiệm thức TA1 là 68,33% và ở TA2 là 73,33%, tuy nhiên không khác nhau về mặt thống kê (p>0,05). Vì vậy, có thể nói rằng, hai loại thức ăn thí nghiệm (thức ăn công nghiệp và cá tạp) không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá hương đến cá giống.

- Các thông số môi trường nước đều nằm trong giới hạn thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển: nhiệt độ nước trung bình dao động trong khoảng dao động từ 25,50C đến 26,00C; pH dao động ổn định ở 8, NH3 dao động từ 0,05 đến 0,06 mg/l, DO dao động từ 8,0 – 8,5 mg/l.

- Sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá đạt thấp nhất ở nghiệm thức ĐM3 (độ mặn 25‰), cá đạt khối lượng 1,65 g sau 35 ngày ươngvà cao nhất ở nghiệm thức ĐM1 (độ mặn 15‰), cá đạt khối lượng 2,22 g sau 35 ngày ương nuôi.

- Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá đạt thấp nhất ở nghiệm thức ĐM3 (độ mặn 25‰), cá đạt chiều dài 58,31 mm sau 35 ngày ương và cao nhất ở nghiệm thức ĐM1 (độ mặn 15‰), cá đạt chiều dài 62,08 mm sau 35 ngày ương nuôi.

- Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân cá đạt cao nhất khi cá được ương ở độ mặn 15‰ (đạt giá trị 0,06 g/ngày). Ở độ mặn 20‰ và 25‰, sinh trưởng tuyệt đối khối lượng thân cá đạt thấp hơn và không khác nhau (cùng đạt giá trị 0,05 g/ngày).

- Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá đạt cao nhất khi cá được ương ở độ mặn 15‰ (đạt giá trị 1,26g/ngày) và đạt giá trị thấp nhất ở độ mặn 25‰ (1,15mm/ngày). Sau 35 ngày ương, tỷ lệ sống của cá ương ở độ mặn 15‰ (76,67%) cao hơn ở độ mặn 20‰ (61,67%) và 25‰ (51,67%). Sau 35 ngày ương, hệ số chuyển hóa thức ăn của cá ương ở độ mặn 15‰ thấp nhất (đạt giá trị 1,11), trong khi đó hệ số chuyển hóa thức ăn của cá ương ở độ mặn 25‰ cao nhất (đạt giá trị 1,44).

Kết luận chung cho thí nghiệm 1: Độ mặn có ảnh hưởng đến sinh trưởng, sống sót và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá hương đến cá giống, trong đó độ mặn 15‰ cho kết quả tốt nhất.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá hương đến cá giống.

- Các thông số môi trường nước đều nằm trong giới hạn thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển: nhiệt độ nước trung bình dao động trong khoảng dao động từ 25,50C đến 26,00C; pH dao động ổn định ở 8, NH3 dao động từ 0,05 đến 0,06 mg/l, DO dao động từ 8,0 – 8,2 mg/l.

- Sinh trưởng tích lũy khối lượng và chiều dài của cá ở nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp (lần lượt là 1,85 g và 61,10 mm sau 35 ngày ương) thấp hơn ở nghiệm thức sử dụng thức ăn cá tạp (lần lượt là 2,03 g và 61,52 mm sau 35 ngày ương).

- Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng và chiều dài của cá ở nghiệm thức sử dụng thức ăn công nghiệp (lần lượt là 0,05 g/ngày và 1,23 mm/ngày) thấp hơn ở nghiệm thức sử dụng thức ăn cá tạp (lần lượt là 0,06 g/ngày và 1,24 mm/ngày).

- Sau 35 ngày ương, tỷ lệ sống của cá được cho ăn thức ăn công nghiệp (68,33%) thấp hơn so với cá được cho ăn cá tạp (73,33%).

Kết luận chung cho thí nghiệm 2: Thức ăn cá tạp giúp sinh trưởng và sống sót tốt hơn thức ăn công nghiệp.

2. Kiến nghị

- Khi ương cá mú Trân Châu từ cá hương lên cá giống, để đem lại hiệu quả cao thì nên giảm dần độ mặn của nước từ 25‰ xuống 15‰ và duy trì độ mặn 15‰ để ương cá khi cá đạt chiều dài thân khoảng 18,00 mm hoặc khối lượng thân khoảng 0,05 g.

- Nên sử dụng cá tạp làm thức ăn cho cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá hương lên cá giống để đem lại hiệu quả cao trong quá trình ương cá.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

[1] Đào Mạnh Sơn, Đỗ Văn Nam, (1994), “Đặc điểm sinh học, nuôi và sản

xuất giống cá song Epinephelus spp. ở miền Bắc Việt Nam”, Tuyển

tập các công trình nghiên cứu cá biển, 01, tr.96 – 125

[2] Lê Anh Tuấn, 2004, “Tình hình nuôi cá mú ở Việt Nam: hiện trạng và

các trở ngại về mặt kỹ thuật”, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy

sản, Số đặc biệt/2004, tr.174-179.

[3] Lê Xân (2006), “Một số đặc điểm sinh học của cá song hổ Epinphelus fuscogultatus và cá song chuột Cromileptes ativelis nuôi tại Cát Bà,

Hải Phòng”,Tạp chí thủy sản số 5/2006,

https://thuysanvietnam.com.vn/, [truy cập ngày 10/09/2020].

[4] Lê Xân và Nguyễn Hữu Tích (2011), “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến quá trình phát triển phôi cá Hồng Bạc (Lutianus

argentimaculatus Forsskal, 1775)”, tạp chí Khoa hoc công nghệ,

tr.2.

[5] Nguyễn Đức Tuấn, 2015, “Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ mặn đến quá trình phát triển phôi và ảnh hưởng của một số loại thức ăn tươi sống đến tăng trưởng, tỷ lệ sống từ giai đoạn cá bột lên hương của cá song lai (♂ cá song vua Epinephelus lanceolatus

và ♀ cá song hổ Epinephelus fuscoguttatus)”, Đại Học Nha Trang.

[6] Nguyễn Thị Phương Thảo, Cao Văn Hùng, Nguyễn Xuân Toản (2019),

Đánh giá hiện trạng nuôi cá biển lồng bè ở vùng Đông Nam Bộ và

đề xuất giải pháp phát triển bền vững’’, Vietnam biological

industries, https://congnghiepsinhhocvietnam.com.vn/,[truy cập ngày 10/09/2020].

[7] Nguyễn Văn Nguyện, 2011, “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp cho cá mú chấm cam (Epinephelus coioides) nuôi

thương phẩm”, Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh,

Trường Đại Học Bách Khoa.

[8] Phạm, Q. H., Vũ, T. T. N., Nguyễn, T. A., và Nguyễn, Đ. M. (2007),

Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên quá trình phát triển

phôi và cá bột cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis)”,

Tạp Chí Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, 1 và 2, tr.150-155.

[9] Vũ Văn Sáng và Trần Thế Mưu (2013), “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ

mặn đến sự phát triển của phôi cá song hổ E. fuscoguttatus”, Tạp

chí khoa học và Phát triển, 11(1), tr.41-45.

[10] Vũ Văn Sáng, Trần Thế Mưu và Vũ Văn In (2013), “Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến sự phát triển phôi, tỷ lệ nở của cá song

chuột (Cromileptes altivelis)”, Tạp chí khoa học và Phát triển,

11(5), tr.648-653.

[11] Vũ Văn Sáng, Vũ Văn In, Đặng Toàn Vinh (2016), “Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống giai đoạn sớm của cá mú

lai giữa loài cá mú nghệ và cá mú hoa nâu”, tạp chí khoa học –

công nghệ thủy sản, số 4, tr.107-109.

Tài liệu tiếng Anh

[12] Boeuf, G., & Payan, P. (2001), “How should salinity influence fish

growth?. Comparative Biochemistry and Physiology”,Part C:

Toxicology & Pharmacology, 130(4), 411-423. https://dx.doi.org/10.1016/S1532-0456(01)00268-X.

[13] Christine Anthonius, Annita Seok Kian Yong và Ching Fui Fui, 2018, of duckweed diet and citric acid on growth performance, feed

utilization, digestibility and phosphorus utilization of TGGG hybrid grouper (Epinephelus fuscoguttatus x Epinephelus lanceolatus)

juvenile”, Songklanakarin J. Sci. Technol. 40, 1009-1016.

[14] FAO Fiheries Synosis No.125, Volume 16. Fao Species Catalogue,

Grouper of the World. Food and agriculture organization of the

unuted nations, 1993”, Vol.16, 156 – 158

[15] Heemstra, P. C., và Randall, J. E. (1993). FAO species catalogue vol. 16 groupers of the world (family Serranidae, subfamily Epinephelinae), “An annotated and illustrated catalogue of the grouper, rockcod, hind, coral grouper, and lyretail species known

to date”, Food and Agriculture Organization of the United Nations.

[16] Ivan Koh Chong Chu, university Malaysia Terengganu, 2016, “Effect of salinity on embryonic development and hatching of hybrid grouper,

Epinephelus fuscoguttatus x Epinephelus lanceolatus”, AACL

Bioflux, 2016, 9, 6, 1278-1285.

[17] John W. Tucker, Jr, 1999, “Species Profile Grouper Aquaculture”, 9- 10.

[18] Leong-Seng Lim, Rian Freddie Firdaus, Rossita Shapawi và Gunzo Kawamura, 2017, “Taste preference of hybrid grouper (Epinephelus fuscoguttatus ♀ × Epinephelus lanceolatus ♂) for

nucleoside and nucleotides”, Borneo Journal of Marine Science

and Aquaculture, 1, 39-43.

[19] Mike Rimmer, (2000), “Review of grouper hatchery technology”, Grouper Aquaculture Electronic Newsletter, 27 January 2000, http://naca.fisheries.go.th.

[20] Noorashikin Md. Noor, Simon Kumar Das, Zaidi Che Cob, Mazlan Abd. Ghaffar, 2018, “Effects of Salinities and Diets on Growth of

Juvenile Hybrid Grouper, Epinephelus fuscoguttatus × E.

lanceolattus”, Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences,

18: 1045-1051.

[21] Sadovy Y., T.J. Donaldson, T.R. Graham, F. McGilvray, F. Muldoon, G.J. Phillips,M.A Rimmer, A. Smith, B. Yeeting (2003), “While

stocks Last. The Live Reef Food Fish Trade”, Asia Development

Bank, Manila, Philippines. 147 pp.

[22] Singhabun, A., & Kummee, W. (2015). “Effect of Density, Feeding Frequency and Salinity on Growth and Survival Rate of Juvenile

Giant Grouper (Epinephelus lanceolatus Bloch, 1790)”,

Aquaculture International 23, 671–682.

[23] Sampaio, L. A., và Bianchini, A. (2002), “Salinity effects on osmoregulation and growth of the euryhaline flounder Paralichthys

orbignyanus”, Journal of Experimental Marine Biology and

Ecology, 269(2), 187-196.

[24] Small, B. C., và Bates, T. D. (2001), “Effect of Low-Temperature Incubation of Channel Catfish Ictalurus punctatus Eggs on

Development, Survival, and Growth”, Journal of the World

Aquaculture Society, 32(2), 189-194.

[25] Smith, T.L.J., Denson, M.R., Heyward, L.D., Jenkins Sr., W.E., Carter, L.M.,1999, “Salinity effects on early stages of southern flounder

Paralichthys lethostigma”, J. Aquac. Soc. 30 (2), 236–244.

[26] Song, Y.-B., Lee, C.-H., Kang, H.-C., Kim, H.-B., và Lee, Y.-D. (2013), “Effect of Water Temperature and Salinity on the Fertilized Egg Development and Larval Development of Sevenband Grouper,

Epinephelus septemfasciatus”, The Korean Society of Developmental Biology, 17(4), 369-377.

[27] Støttrup, J. (2000), “The elusive copepods: their production and

suitability in marine aquaculture”, Aquaculture research, 31(89),

703-711.

[28] Toledo, J. D., Caberoy, N. B., Quinitio, G. F., Choresca, C. H., & Nakagawa, (2002), “Effects of salinity, aeration and light intensity on oil globule absorption, feeding incidence, growth and survival of

earlystage grouper Epinephelus coioides larvae”, Fisheries

Science, 68(3), 478-483.

[29] Toledo, J. D., Golez, M. S., Doi, M., & Ohno, A. (1999), “Use of copepod nauplii during early feeding stage of grouper Epinephelus

coioides”, Fisheries Science, 65(3), 390-397

[30] Tucker Jr, J. W. (1999). Grouper aquaculture, “Southern Regional

Aquaculture Center Publication”, 721, 1-11.

[31] Tseng, W., và Poon, C. (1983), “Hybridization of Epinephelus species”, Aquaculture, 34(1), 177-182.

[32] Walsh, W.A., Swanson, C., Lee, C.S., 1991, “Combined effects of temperature and salinity on embryonic development and hatching

of striped mullet, Mugil cephalus”, Aquaculture 97, 281–289

Trang web:

[33] http://www.thuysanvietnam.com.vn/kien-giang-trien-vong-mo-hinh- nuoi-ca-mu-tran-chau-tai-huyen-dao-phu-quoc-article-13778.tsvn, [truy cập ngày 10/09/2020].

[34] https://dantocmiennui.vn/san-xuat-thanh-cong-giong-ca-mu-tran- chau/282764.html, [truy cập ngày 10/09/2020].

[35] https://tailieu.vn/tag/ky-thuat-nuoi-ca-mu-det.html, [truy cập ngày 10/09/2020]. [36] https://www.flickr.com/photos/vuongquocloaivat/46276624581/, [truy cập ngày 10/09/2020]. [37] http://www.nongdan.com.vn/kien-thuc-ky-thuat/nt-ky-thuat-nuoi-ca- mu-den-ca-mu-tran-chau-hieu-qua-kinh-te-cao-1957.html,[truy cập ngày 10/09/2020]. [38] http://contom.com.vn/index.php/vi/news/Ky-thuat-nuoi/Ky-thuat-nuoi- ca-mu-33/, [truy cập ngày 10/09/2020].

PHỤ LỤC Phụ lục 1: phụ lục 1

Phụ lục 2: xử lý thống kê số liệu

Bảng 3.2: Sinh trưởng tích lũy khối lượng (g) của cá mú Trân Châu ở các nghiệm thức

0 ngày

Statistix 8.0 10/31/2020, 7:24:57 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of CAN for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM2 0.0472 A DM3 0.0467 A DM1 0.0455 A

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 9.866E-04 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 1.954E-03 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

There are no significant pairwise differences among the means.

7 ngày

Statistix 8.0 10/31/2020, 7:29:41 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of CAN for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM3 0.2323 A DM1 0.2090 B DM2 0.1902 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.0112 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 0.0223 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another.

14 ngày

Statistix 8.0 10/31/2020, 7:31:36 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of CAN for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM2 0.4347 A DM1 0.3820 B DM3 0.3615 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.0225 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 0.0445 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another.

21 ngày

Statistix 8.0 10/31/2020, 7:33:18 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of CAN for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM1 1.2500 A DM3 1.0532 B DM2 1.0053 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.0449 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 0.0890 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another.

28 ngày

Statistix 8.0 10/31/2020, 8:32:17 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of CAN for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM1 1.9738 A DM2 1.7583 B DM3 1.5072 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.0300 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 0.0595 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

All 3 means are significantly different from one another.

35 ngày

Statistix 8.0 10/31/2020, 8:35:03 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of CAN for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM1 2.1760 A DM2 1.9368 B DM3 1.6730 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.0230 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 0.0456 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

All 3 means are significantly different from one another.

Bảng 3.3: Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân (mm) của cá mú Trân Châu ở các nghiệm thức

0 ngày

Statistix 8.0 10/31/2020, 8:45:40 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of DAI for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM2 17.995 A DM3 17.995 A

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 2.638E-03 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 5.224E-03 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

There are no significant pairwise differences among the means.

7 ngày

Statistix 8.0 10/31/2020, 8:49:06 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of DAI for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM2 20.995 A DM3 20.650 B DM1 20.429 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1179 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 0.2334 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another.

14 ngày

Statistix 8.0 10/31/2020, 8:50:53 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of DAI for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM2 25.611 A DM3 24.778 B DM1 24.598 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1562 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 0.3092 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another.

21 ngày

Statistix 8.0 10/31/2020, 8:52:44 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of DAI for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM1 33.765 A DM2 33.755 A DM3 32.402 B

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2052 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 0.4063 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another.

Statistix 8.0 10/31/2020, 8:54:04 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of DAI for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM1 47.136 A DM2 46.447 B DM3 45.060 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1663 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 0.3294 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

All 3 means are significantly different from one another.

35 ngày

Statistix 8.0 10/31/2020, 8:55:27 PM

LSD All-Pairwise Comparisons Test of DAI for DM1 DM1 Mean Homogeneous Groups

DM1 62.089 A DM2 60.036 B DM3 58.310 C

Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.7677 Critical T Value 1.980 Critical Value for Comparison 1.5203 Error term used: LAP*DM1, 118 DF

All 3 means are significantly different from one another.

Bảng 3.3: Sinh trưởng tuyệt đồi khối lượng của cá (g/ngày) ở các nghiệm thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 49 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)