Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 44 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2.2. Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá

Kết quả theo dõi sự sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá ở giai đoạn ương cá hương lên cá giống ở hai nghiệm thức thức ăn khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.10 và Hình 3.7

Bảng 3.10: Sinh trưởng tích lũy chiều dài thân (mm) của cá mú Trân Châu ở các nghiệm thức

Nghiệm thức

Thời gian ương

0 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày

TA1 18,00±0,01a 21,43±0,74b 23,07±1,69b 31,10±0,80b 39,10±2,49b 61,10±0,13b

TA2 18,00±0,01a 22,09±0,41a 26,73±2,32a 34,88±1,72a 42,00±1,23a 61,52±0,16a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy, sinh trưởng tích lũy dài thân cá tăng dần theo thời gian ương. Cụ thể, từ 0 đến 35 ngày ương, sinh trưởng tích lũy về chiều dài cá ở TA1 tăng từ 18 lên 61,10 mm, ở TA2 từ 18 lên 61,52 mm.

Tại tất cả các thời điểm khảo sát (7, 14, 21, 28 và 35 ngày), sinh trưởng tích lũy chiều dài cá ở nghiệm thức TA2 vượt trội so với TA1 (p<0,05). Như vậy, thức ăn cá tạp có hiệu quả tốt đối với sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá hương lên cá giống.

Hình 3.7: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy chiều dài thân cá ở các nghiệm thức

3.2.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá

Kết quả theo dõi sự sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá mú Trân Châu ở giai đoạn ương cá hương lên cá giống ở hai nghiệm thức thức ăn khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.11 và Hình 3.8

Bảng 3.11: Sinh trưởng tuyệt đối khối lượng của cá (g/ngày) ở các nghiệm thức

Nghiệm thức

Giai đoạn ương

0-7 ngày 7-14 ngày 14-21ngày 21-28 ngày 28-35 ngày 0-35 ngày

TA1 0,02±0,008b 0,03±0,009b 0,03±0,005b 0,08±0,006a 0,1±0,011a 0,05±0,002b

TA2 0,03±0,001a 0,04±0,004a 0,06±0,009a 0,05±0,012b 0,1±0,027a 0,06±0,002a

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Nhìn chung, sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở cả hai nghiệm thức có xu hướng tăng dần qua các giai đoạn khảo sát, dao động từ 0,02 – 0,1 g/ngày và đạt trung bình cho cả thí nghiệm là 0,05 g/ngày ở TA1 và 0,06 g/ngày ở TA2 (Bảng 3.4).

So sánh giữa hai nghiệm thức ta thấy rằng, ở các giai đoạn khảo sát 7-14 ngày, 14-21 ngày và 28-35 ngày, sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở nghiệm thức TA2 (sử dụng thức ăn cá tạp) cao hơn so với nghiệm thức TA1 (sử dụng thức ăn công nghiệp) (p<0,05). Ngược lại, ở giai đoạn 21-28 ngày, nghiệm thức TA1 lại vượt trội hơn so với TA2 (p<0,05), còn ở giai đoạn đầu (0-7 ngày) sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá giữa hai nghiệm thức này không khác nhau (p>0,05).

Tính chung cho cả thí nghiệm (0-35 ngày), nghiệm thức TA2 vẫn vượt trội hơn so với TA1 (p<0,05); cụ thể, sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá ở TA2 đạt 0,06 g/ngày trong khi TA1 chỉ đạt 0,05 g/ngày. Như vậy, các loại thức ăn thí nghiệm có ảnh hưởng đến sinh trưởng tuyệt đối khối lượng cá.

Hình 3.8: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối khối lượng của cá ở các nghiệm thức

3.2.2.4. Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá

Kết quả theo dõi sự sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá các nghiệm thức thức ăn khác nhau được thể hiện ở Bảng 3.12.

Bảng 3.12: Sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cỉa cá (mm/ngày) ở các nghiệm thức

Nghiệm thức

Giai đoạn ương

0-7 ngày 7-14 ngày 14-21 ngày 21-28 ngày 28-35 ngày 0-35 ngày

TA1 0,49±0,05b 0,25±0,07b 1,24±0,26a 1,03±0,15a 3,14±0,51a 1,23±0,14a

TA2 0,72±0,04a 0,53±0,05a 1,16±0,23a 1,02±0,14a 2,40±0,19b 1,24±0,24a

(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả cho thấy rằng, sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân của cá có sự biến động qua các giai đoạn khảo sát. Ở nghiệm thức TA1, giá trị này dao động từ 0,25 – 3,14 mm/ngày, giá trị thấp nhất là ở giai đoạn 7 – 14 ngày và giá trị cao nhất là ở giai đoạn 28 – 35 ngày ương. Tương tự như vậy, giá trị sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ở nghiệm thức TA2 dao động từ 0,53 – 2,04 mm/ngày, giá trị thấp nhất cũng ở giai đoạn 7 – 14 ngày và giá trị cao nhất là ở giai đoạn 28 – 35 ngày ương. Khi so sánh hai nghiệm thức thấy, ở hai giai đoạn đầu (0-7 ngày và 7-14 ngày), sinh trưởng tuyệt đối chiều dài cá ở nghiệm thức TA2 lớn hơn nghiệm thức TA1 (p<0,05). Tuy nhiên, ở giai đoạn 28-35 ngày, giá trị này ở TA1 lại cao hơn ở TA2 (p<0,05), còn ở giai đoạn 14-21 ngày và 21-28 ngày không có sự khác nhau giữa hai nghiệm thức (p>0,05).

Xét chung cho cả thí nghiệm (35 ngày ương), ta thấy sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ở hai nghiệm thức không khác nhau (p>0,05). Như vậy, có thể nói rằng thức ăn thí nghiệm không ảnh hưởng đến sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá.

Hình 3.9: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối chiều dài thân cá ở các nghiệm thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 44 - 49)