Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 30 - 32)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá

Kết quả theo dõi sự sinh trưởng tích lũy khối lượng cá mú Trân Châu ở giai đoạn ương cá hương lên cá giống tại 3 độ mặn khác 15‰, 20‰, 25‰ (tương ứng với 3 nghiệm thức ĐM1, ĐM2, ĐM3) được thể hiện ở Bảng 3.2.

Bảng 3.2: Sinh trưởng tích lũy khối lượng (g) của cá mú Trân Châu ở các nhiệm thức

Nghiệm thức

Thời gian ương

0 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày

ĐM1 0,05±0,001a 0,21±0,009b 0,38±0,032b 1,25±0,018a 1,97±0,017a 2,18±0,031a

ĐM2 0,05±0,001a 0,19±0,007b 0,43±0,024a 1,01±0,039b 1,76±0,030b 1,94±0,007b

ĐM3 0,05±0,001a 0,23±0,002a 0,36±0,016b 1,05±0,030b 1,51±0,014c 1,67±0,027c

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Kết quả từ Bảng 3.2 cho thấy rằng, sinh trưởng tích lũy khối lượng cá tăng dần theo thời gian ương. Cụ thể, khối lượng cá ở ĐM1 tăng từ 0,05 g lên 2,22 g, ở ĐM2 tăng từ 0,05 g lên 1,94 g và ở ĐM3 tăng từ 0,05 g lên 1,65 g sau 35 ngày ương.

Khối lượng thân cá khác nhau giữa các nghiệm thức và biến đổi không giống nhau theo thời gian. Tại thời điểm 7 ngày ương, khối lượng thân cá ở nghiệm thức ĐM3 (0,23 g) cao hơn khối lượng thân cá ở nghiệm thức ĐM1 (0,21 g) và ĐM2 (0,19 g) (p<0,05); giữa nghiệm thức ĐM1 và ĐM2 không khác nhau (p>0,05). Tuy nhiên, đến thời điểm 14 ngày ương, ĐM2 là nghiệm thức thể hiện sự vượt trội hơn hai nghiệm thức còn lại về khối lượng thân cá (p<0,05), trong khi đó khối lượng thân cá ở ĐM1 và ĐM3 không khác nhau (p>0,05). Không giống như vậy, ở các thời điểm còn lại (21 ngày, 28 ngày và 35 ngày ương), nghiệm thức ĐM1 có khối lượng thân cá lớn hơn ĐM2 và ĐM3 (p<005); khối lượng thân cá giữa ĐM2 và ĐM3 không khác nhau tại thời điểm 21 ngày (p>0,05), còn ở thời điểm 28 và 35 ngày ĐM3 là nghiệm thức có khối lượng thân cá nhỏ nhất (p<0,05).

Có thể thấy rằng, độ mặn có ảnh hưởng đến sự tích lũy khối lượng của cá mú Trân Châu, tuy nhiên tác động của độ mặn đến sinh trưởng khối lượng

cá là khác nhau theo thời gian sinh trưởng của chúng. Ở những giai đoạn đầu cá sinh trưởng khối lượng tốt hơn ở các độ mặn 25‰ và 20‰, nhưng càng về sau cá sinh trưởng tốt hơn ở độ mặn 15‰. Như vậy, khi ương cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá hương đến cá giống chúng ta nên hạ dần độ mặn của nước ương nuôi và duy trì ở 15‰ khi cá đạt khối lượng khoảng 1-1,25 g để giúp cá sinh trưởng tốt hơn.

Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng tích lũy khối lượng cá ở các nghiệm thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)