Các yếu tố môi trường nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 41 - 43)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Các yếu tố môi trường nước

Để đánh giá đúng được sự ảnh hưởng của thức ăn đến sự sinh trưởng và tỉ lệ sống sót của cá mú Trân Châu thì các chỉ tiêu môi trường phải nằm trong các chỉ số phù hợp. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, NH3, là những thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản. Các yếu tố nầy buộc phải phù hợp để không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm, từ đó mới đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của từng loại thức ăn lên cá mú Trân Châu.

Bảng 3.8: Các yếu tố môi trường nước ở các nghiệm thức thí nghiệm

Nghiệm thức

Nhiệt độ ( 0c) pH NH3 (mg/l) Do ( mg/l)

Min Max Tb Min Max Tb Min Max Tb Min Max Tb

TA1 24 28 26,0 7,9 8,3 8,0 0,009 0,15 0,06 7,5 8,8 8,2

TA2 24 28 26,0 7,9 8,4 8,0 0,009 0,15 0,06 7,5 8,8 8,2 Thí nghiệm được bố trí trong trại giống có mái lợp và che xung quanh nên nhiệt độ trung bình trong các thí nghiệm tương đối ổn định, dao động từ 260C. Khoảng nhiệt độ này nằm trong mức thích hợp cho quá trình sinh trưởng của cá giống.

Theo nghiên cứu của Thủy Sản Trung Ương (CFRI) Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ, nhiệt độ tối ưu cho cá mú Trân Châu là 260C. Ở nhiệt độ này, cá phát triển bình thường trong giai đoạn ương, phù hợp với các đặc điểm sinh thái và sinh học của cá ngoài tự nhiên.

pH nước dao động từ 7,9 – 8,4, tuy nhiên trung bình ở các nghiệm thức TA1, TA2 đều đạt giá trị bằng 8. Đây là khoảng pH thích hợp cho cá mú Trân Châu phát triển [17].

Hàm lượng NH3 dao động từ 0,009 đến 0,15 mg/l, trung bình ở khoảng 0,06 mg/l. Đây là nồng độ NH3 phù hợp cho cá tồn tại và phát triển. Trong suốt quá trình thí nghiệm, nồng độ oxi hóa tan (DO) dao động từ 7,5 – 8,8 mg/l, trung bình đạt 8,2 mg/l. Đây là nồng độ thích hợp cho cá phát triển.

Tóm lại, các thông số môi trường nước trong các bể thí nghiệm đều nằm trong ngưỡng thích hợp cho cá mú Trân Châu sinh trưởng và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 41 - 43)