Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá ở giai đoạn cá hương lên cá giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 40 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.4. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá ở giai đoạn cá hương lên cá giống

giống

Dựa vào sinh trưởng tích lũy khối lượng cá và lượng thức ăn tiêu tốn chúng tôi xác định FCR của cá ở các nghiệm thức. Kết quả theo dõi hệ số chuyển hóa thức ăn FCR của cá mú Trân Châu ở giai đoạn cá hương lên cá giống tại 3 độ mặn khác 15‰, 20‰, 25‰ (tương ứng với 3 nghiệm thức ĐM1, ĐM2, ĐM3 ) được thể hiện ở Bảng 3.7

Bảng 3.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá ở nghiệm thức

Nghiệm thức

Giai đoạn ương

0-7 ngày 7-14 ngày 14-21 ngày 21-28 ngày 28-35 ngày 0-35 ngày

ĐM1 1,68±0,08a 1,88±0,13a 1,08±0,02b 1,11±0,07b 1,37±0,21a 1,11±0,01c

ĐM2 1,40±0,05b 1,34±0,04b 1,23±0,09a 1,20±0,09b 1,40±0,06a 1,25±0,00b

ĐM3 1,35±0,02b 1,94±0,04a 1,23±0,04a 1,65±0,07a 1,43±0,05a 1,44±0,00a

(Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ cái bên trên khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Từ Bảng 3.7 ta thấy, hệ số chuyển hóa thức ăn của cá ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau. FCR ở nghiệm thức ĐM1 dao động từ 1,08 – 1,68 và đạt trung bình là 1,11, ở ĐM2 dao động từ 1,23 – 1,40 và đạt trung bình là 1,25, ở ĐM3 dao động từ 1,23 – 1,94 và đạt trung bình là 1,44.

Hệ số chuyển hóa thức ăn có sự khác nhu giữa các nghiệm thức. Ở giai đoạn 0-7 ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn ở ĐM1 cao hơn so với ĐM2 và ĐM3 (p<0,05); cụ thể, ĐM1 đạt 1,68, trong khi ĐM2 đạt 1,40 ĐM3 đạt 1,35. Ở giai đoạn 7-14 ngày, FCR ở ĐM1 và ĐM3 không khác nhau (p>0,05) và cao hơn so với ĐM2 (p<0,05). Đến giai đoạn 14-21 ngày, FCR ở ĐM2 và ĐM3 không khác nhau (p>0,05) và cao hơn so với ĐM1 (p<0,05). Ở giai đoạn 21-28 ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn ở ĐM3 cao nhất (p<0,05), giữa ĐM1 và ĐM2 không khác nhau (p>0,05). Tuy nhiên, ở giai đoạn cuối thí nghiệm (28-35 ngày), FCR giữa 3 nghiệm thức không khác nhau (p>0,05). Xét cho cả quá trình ương từ 0-35 ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn ở ĐM1 là thấp nhất và ĐM3 là cao nhất (p<0,05). Như vậy, có thể thấy rằng, khi ương cá ở độ mặn cao thì hệ số chuyển hóa thức ăn của cá cũng cao.

3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và sống sót của cá mú Trân Châu ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích ứng độ mặn và thức ăn của cá mú trân châu epinephelus fuscoguttatus epinephelus lanceolatus) ở giai đoạn ương cá hương đến cá giống (Trang 40 - 41)