Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cá chình mun của người tiêu dùng tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 56 - 58)

Phân tích tương quan được thực hiện giữa biến phụ thuộc Quyết định lựa chọn cá chính mun (QĐC) với các biến độc lập: Giá cả sản phẩm (GCSP); Chất lượng sản phẩm (CLSP); Nhóm tham khảo (NTK); Thương hiệu (TH); Hoạt động chiêu thị (CT) cũng như mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau bằng sử dụng phân tích tương quan Pearson’s. Kết quả phân tích tương quan được thể hiện trong bảng 4.11 sau đây.

Bảng 4.11. Kết quả phân tích tương quan GCSP CLSP NTK TH CT QĐC GCSP Pearson Correlation 1 0,577 ** 0,058 0,013 0,002 0,334** Sig0, (2-tailed) 0,000 0,412 0,859 0,983 0,000 N 200 200 200 200 200 200 CLSP Pearson Correlation 0,577** 1 0,077 0,057 -0,087 0,309** Sig0, (2-tailed) 0,000 0,277 0,425 0,223 0,000 N 200 200 200 200 200 200 NTK Pearson Correlation 0,058 0,077 1 -0,038 0,143* 0,182** Sig0, (2-tailed) 0,412 0,277 0,594 0,043 0,010 N 200 200 200 200 200 200 TH Pearson Correlation 0,013 0,057 -0,038 1 -0,068 0,192** Sig0, (2-tailed) 0,859 0,425 0,594 0,336 0,006 N 200 200 200 200 200 200 CT Pearson Correlation 0,002 -0,087 0,143* -0,068 1 0,167* Sig0, (2-tailed) 0,983 0,223 0,043 0,336 0,018 N 200 200 200 200 200 200 QĐC Pearson Correlation 0,334** 0,309** 0,182** 0,192** 0,167* 1 Sig0, (2-tailed) 0,000 0,000 0,010 0,006 0,018 N 200 200 200 200 200 200

(Nguồn: Tác giả xử lý theo kết quả khảo sát)

Xét mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập

Dựa trên kết quả kiểm định cho thấy giá trị hệ số Sig0 kiểm định mối tương quan giữa biến phụ thuộc Quyết định lựa chọn cá chính mun (QĐC) với tất cả các biến độc lập: Giá cả sản phẩm (GCSP); Chất lượng sản phẩm (CLSP); Nhóm tham khảo (NTK); Thương hiệu (TH); Hoạt động chiêu thị

(CT) đều nhỏ hơn 0,05 nên đủ điều kiện để bác bỏ giả thuyết không có mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Hay nói cách khác, tồn tại mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc tại mức ý nghĩa 5%. Ngoài ra, dựa trên giá trị hệ số tương quan cho thấy tất cả các biến độc lập có mối tương quan dương với biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa là tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Trong đó, hệ số tương quan của 2 biến độc lập: Giá cả sản phẩm (GCSP); Chất lượng sản phẩm (CLSP) với biến phụ thuộc được xác định là lớn nhất (0,334 và 0,309), cho thấy đây là 2 yếu tố có khả năng tác động lớn nhất đến biến phụ thuộc Quyết định lựa chọn cá chính mun (QĐC) của khách hàng.

Xét mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập

Từ kết quả bảng 4.11, dựa trên kết quả giá trị của hệ số Sig0 kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau thì tồn tại 2 mối tương quan: giữa biến Chất lượng sản phẩm (CLSP) với biến Giá cả sản phẩm (GCSP); giữa biến Nhóm tham khảo (NTK) với biến Hoạt động chiêu thị (CT). Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi giá cả chỉ có thể được quyết định dựa trên chất lượng sản phẩm trên cả phương diện người sản xuất và người tiêu dùng. Ngoài ra, thông qua hoạt động chiêu thị thì thông tin sản phẩm được lan truyền nhanh hơn, có sức ảnh hưởng đến nhiều người, thông qua đó, sẽ tư vấn cho việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên, hệ số tương quan giữa 2 nhóm biến này không cao (lớn nhất là 0,577 < 0,8), cho thấy không có tương quan chặt nên khó có thể có hiện tượng đa cộng tuyến nếu đưa các biến này vào cùng một mô hình hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cá chình mun của người tiêu dùng tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)