Tóm tắt chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cá chình mun của người tiêu dùng tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 65 - 67)

Trong chương này tác giả trình bày kết quả về mẫu nghiên cứu dưới dạng mô tả thống kê, kết quả về kiểm định các thang đo của các khái niệm nghiên cứu thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau đó, tiến hành phân tích tương quan, phân tích hồi quy nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với các giả thuyết đã được đưa ra.

Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy, có 05 thành phần tác động đến Quyết định mua sản phẩm Surimi (QDM) theo thứ tự giảm dần như sau: (1) Giá cả sản phẩm (β=0,223); (2) Thương hiệu (β=0,197; (3) Hoạt động chiêu thị (β=0,175); (4) Chất lượng sản phẩm (β=0,174); (5) Nhóm tham khảo (β=0,138). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%.

Chương tiếp theo sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những đóng góp, hàm ý cho nhà quản lý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và định hướng các nghiên cứu tiếp theo.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Căn cứ vào tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cá chình mun của người tiêu dùng tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định đã được phát triển trong nghiên cứu này. Mô hình này đã được kiểm tra với một mẫu gồm 200 khách hàng đã từng mua và sử dụng sản phẩm cá chình mun tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Với những kết quả thu được, nghiên cứu này có những đóng góp tích cực trong thực tiễn quản lý, cụ thể như sau:

- Về thang đo sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng toàn bộ thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy (Cronbach’s Alpha > 0,7) và có thể được sử dụng cho những nghiên cứu khác.

- Về kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Từ kết quả kiểm định mức ý nghĩa Sig.=% thì cả 5 biến độc lập trong mô hình là Giá cả sản phẩm (GCSP), Chất lượng sản phẩm (CLSP), Nhóm tham khảo (NTK), Thương hiệu (TH), Hoạt động chiêu thị (CT) đều có ý nghĩa tác động lên biến phụ thuộc Quyết định lựa chọn cá chình mun (QĐC) với độ tin cây 95%. Như vậy, kết quả này cho thấy cả 5 giả thuyết đưa ra đều không đủ điều kiện bác bỏ hay cả 5 giả thuyết đưa ra đều được chấp nhận.

- Về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn cá chình mun của người tiêu dùng tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, kết quả kiểm định đã chỉ ra rằng có 05 thành phần tác động đến Quyết định lựa chọn cá chình mun của người tiêu dùng tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định từ mạnh nhất đến thấp nhất theo thứ tự sau: (1) Giá cả sản phẩm (β=0,223); (2) Thương hiệu (β=0,197; (3) Hoạt động chiêu thị (β=0,175); (4) Chất lượng sản phẩm (β=0,174); (5) Nhóm tham khảo (β=0,138).

góp phần rất lớn làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cá chình mun huyện Phù Mỹ, từ đó gia tăng các lợi ích kinh tế của địa phương. Ngoài ra, đây cũng là tài liệu tham khảo quan trọng cho cơ quan quản lý cấp địa phương làm cơ sở trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm địa phương Cá Chình Mun huyện Phù Mỹ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cá chình mun của người tiêu dùng tại huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)