8. Kết cấu luận văn
4.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố đưa ra là phù hợp với mô hình nghiên cứu. Tuy nhiên, khảo sát chỉ được thực hiện tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định nên mẫu khảo sát chưa thể hiện tính chất đặc trưng của tổng quan nghiên cứu, mỗi thang đo còn ít biến quan sát nên khi kiểm định độ tin cậy chưa đạt cao nhất. Hơn nữa, hiện tại tỉnh Bình Định số lượng doanh nghiệp áp dụng IFRS còn ít nên khả năng nghiên cứu chưa mang tính tổng thể. Đồng thời, quá trình phỏng vấn chuyên gia đánh giá ít tích cực, có chuyên gia gửi phỏng vấn qua email nên tác giả không thảo luận được ý kiến thức tế, vì vậy chuyên gia chưa thể ra ý kiến chủ quan và gợi ý nhân tố mới nên luận văn có thể phản ánh chưa đúng thực trạng nghiên cứu.
Do thời gian nghiên cứu và không gian còn hạn hẹp nên đề tài chưa phản ánh được mô hình nghiên cứu tổng quát các DN toàn tỉnh Bình Định. Do đó, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo nên tham khảo nhiều mô hình
ở các DN đã hoặc chuẩn bị áp dụng đề án IFRS hoặc cỡ mẫu được mở rộng hơn để thang đo có độ tin cậy cao và xây dựng thêm các nhân tố mới nhằm giúp nhà quản lý các DN nói chung trên địa bàn tỉnh Bình Định xây dựng cơ chế quản lý tài chính mới phù hợp với đơn vị trong tình hình mới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả thảo luận kết quả nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các bên liên quan nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao tính khả thi khi doanh nghiệp chuyển đổi BCTC sang IFRS. Đồng thời tác giả cũng nêu lên những hạn chế của luận văn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo với mong muốn đóng góp phần nào vào những mô hình nghiên cứu sau này.
KẾT LUẬN CHUNG
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và các nội dung được trình bày ở trên, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng. Dựa vào lý thuyết nền, tác giả đưa ra 06 nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế, để xác định mô hình nghiên cứu chính thức ở bước phân tích định lượng, tác giả cùng các chuyên gia thảo luận, kết quả các chuyên gia đưa ý kiến thống nhất với mô hình dự kiến của tác giả. Đánh giá mức độ ảnh hưởng để giải quyết mục tiêu thứ hai, tác giả kiểm định mô hình nghiên cứu qua kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy, kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này giảm dần như sau: Quan điểm nhà quản trị (Beta = 0,352), Năng lực người làm kế toán (Beta = 0,244); Quy mô doanh nghiệp (Beta = 0,221); Chế độ kế toán (Beta = 0,161); Yêu cầu các bên liên quan (Beta = 0,094); Các đơn vị thành viên (Beta = 0,035). Đồng thời, mô hình hồi quy có thể giải thích được 75% sự biến thiên của mức độ ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC sang IFRS tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định. Từ kết quả đó, tác giả đưa ra được các hàm ý chính sách theo từng nhân tố để nâng cao tính khả thi khi áp dụng Đề án IFRS trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và trình độ nên nghiên cứu vẫn còn một số tồn tại nhất định như nghiên cứu chỉ tập trung tại một doanh nghiêp, số lượng mẫu chưa cao, thêm vào đó một số người trả lời câu hỏi có thể có sự qua loa, trả lời chưa tập trung. Hơn nữa, luận văn mới chỉ nghiên cứu một số các nhân tố cơ bản qua nghiên cứu tình hình thực tế tại doanh nghiệp, có thể tác giả vẫn chưa phát hiện đầy đủ các nhân tố có khả năng ảnh hướng đến đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định, vì vậy tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo nên tham khảo thêm nhiều mô hình nghiên cứu khác, mở
rộng phạm vi nghiên cứ để thang đo cần tiếp tục được hoàn thiện để đạt được độ tin cậy cao.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Ngọc Tiến đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn từ định hướng nghiên cứu đến những nhận xét, góp ý để tôi có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong trường Đại học Quy Nhơn, Khoa Kinh tế & Kế toán đã bổ sung cho tôi những kiến thức để chúng tôi có những nền tảng vững chắc để thực hiện đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt
[1] Phan Thị Hồng Đức (2017), Thay đổi hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam bằng Chuẩn mực kế toán quốc tế: Liệu Việt Nam có sẵn sàng, ifrsvietnam.vn, số đăng ngày 19/02/2017.
[2] Nguyễn Đăng Huy (2017), Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, Tạp chí Tài chính, số đăng ngày 02/7/2017.
[3] Hà Xuân Thạch và Nguyễn Ngọc Hiệp (2018), Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
[4] Đỗ Đức Tài và Trần Thị Dự (2017), Ảnh hưởng của nhân tố văn hóa đến sự khác biệt về BCTC của doanh nghiệp FDI theo kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp quốc gia: Kế toán - Kiểm toán và Kinh tế Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tháng 11/2017. Trường đại học Quy Nhơn.
[5] Trần Quốc Thịnh (2014), Định hướng xây dựng chuẩn mực BCTC Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.
[6] Trần Thị Thanh Hải (2015), Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DNNVV ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đai học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
[7] Trần Đình Khôi Nguyên (2013), Bàn về thang đo các nhân tố phi tài chính ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Kinh tế & Phát triển 2013,
số 190 tr.54-60. - 2013
[8] Nguyễn Thị Thu Hoàn (2018), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán – nghiên cứu chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
[9] Nguyễn Công Phương (2013), Về mô hình chuẩn mực chế độ kế toán của Việt Nam, Kinh tế & Phát triển 2013, số 194 tr.31-37. – 2013.
[10] Nguyễn Đình Thọ (2014), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính.
[11] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1-2, Nhà xuất bản Hồng Đức.
[12] Nguyễn Văn Thắng (2013), Thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [13] Nguyễn Thị Phương Thảo (2019), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam – Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiểu vùng Tây Bắc, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
[14]
Michela Cordazzo, 2013, Impact of IFRS transition on company financial reporting: the case of Italy and Germany,Vol.14, No.1:1-18.
[15]
Struharo Katerina, 2010, Shift from National Reporting to Reportinh in Accordance with International Financial Reporting Standard for Small and Medium – sized Entities and Its Effect on Financial Management-the Case of the Czech Republic, Vol.2, Issue 2:74-89
[16] Costin A. Istrate, 2015, Information Systems on the impact of the transition to IFRS in the current legislative changes in Romania,
International Journal of Information Technology & Computer, Vol.19: 1 -105.
[17] Chen, Huifa & Tang, Qingliang & Jiang, Yihong & Lin, Zhijun, 2010, The Role of International Financial Reporting Standards in Accounting Quality, Evidence from the European Union, Journal of International Financial Management and Accounting, Vol.21: 220-278.
[18] Fatma, Zehri & Jamel, Chouaibi, 2013, Adoption determinants of the International Accounting Standards by the developing countries, Journal of Economics, Finance and Administrative Science, 18 (35), pp.56-62.
[19] Charreaux, 2002, Goverance for SMEs: Influence of Leader on organizational culture, International Strategic Manafement Review, Vol.2, Issue, pp.21-30
[20] Watts. R.L. & Zimmerman. J.L., 1978, Towards a Positive Theory of the Determination of Accounting Standards, The Accounting Review, Vol. 53, No 1, pp. 112-134.
[21] Ajzen & Fishbein, M., 1975. Belief, attitude, intention and behavior: An introduction to theory and research. Publisher: Reading MA: Addison-Wesley, University of Massachusetts Amherst.
[22] Shima, K. M., & Yang, D. C, 2012. Factors affecting the adoption of IFRS, International Journal of Business, 17(3), 276. [23] Staubus, G. J. (2000). The decision-usefulness theory of
[24] Gray.R., Kouhy.R. and Lavers.S., 1995, Corporate Social and Environmental Reporting: A Review of the Literature and a Longitudinal Study of UK Disclosure, Accounting, Auditing and Accountability, Vol. 8, No 2, pp.47-77.
[25] Nobes, C., & Parker, R., 1995. Comparative International Accounting, In: 4th ed. Oxford, UK: Phillip Allan/St. Martin’s Press.
[26] Ajit Dayanandan & Han Donker & Mike Ivanof & Gökhan Karahan, 2016, IFRS and accounting quality: legal origin, regional, and disclosure impacts, International Journal of Accounting and Information Management, Emerald Group Publishing, vol. 24(3), pages 296-316, August.
[27] R. Edward Freeman (1984), A Stakeholder Approach to Strategic Management, Working Paper No.01-02
[28] Mohamed Abulgasem Zakari., 2014, Challenges of International Financial Reporting Standards (IFRS) Adoption in Libya, Available at:<
https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2538220> [Accessed on 14 Nov 2016].
[29] Shigufta Hena Uzma., 2016, Cost-benefit analysis of IFRS adoption: Developed and emerging countries, Journal of Financial Reporting and Accounting. Vol.14, Issue 2: 198-229 [30] Elisavet Mantzari, Christos Sigalas & Tony Hines., 2017,
Adoption of the International Financial Reporting Standard by Greek non-listed companies : The role of coercive and hegemonic pressures, Accounting Forum, Vol.41, No.3 :185-
205.
[31] Chand, P., & Patel, C. (2008), Convergence and harmonization of accounting standards in the South Pacific region, Advances in Accounting, 24(1), 83-92.
[32] Zeghal, D., & Mhedhbi, K. (2006). An analysis of the factors affecting the adoption of international accounting standards by developing countries, The International Journal of Accounting, 41(4), 373-386.
[33] lbu, C.N. 2010. IFRS for SMEs in Europe - Lessons for a Possible Implementation in Romania, International Conference on Economy and Management Transformation. Vol II
[34] Murphy Smith & Bruce Runyan., 2007. The effect of multi- nationality on the precision of management earnings forecast,.
Inderscience, Vol.4, issue 6: 572-588
[35] Hope, 2003, Disclosure Practices, Enforcement of Accounting Standards, and Analysts' Forecast Accuracy: An International Study, Journal of Accounting Research.
[36] Cooke, Terence E. & Wallace, R. S. Olusegun, Financial disclosure regulation and its environment: A review and further analysis, Journal of Accounting and Public Policy, 9(2), (1990), pp. 79-110.
[37] Choi, F D & Meek, G K., International Accounting, 7th ed. Prentice Hall, NewYork, (2011).
[38] Callao & Jarne., 2010. The value relevance of IFRS: The case of Turkey, Finance and banking, Vol.5, No.1:119-128.
[39] Evans O.N.D. Ocansey., 2014. Comparative study of the international financial reporting standard implementation in
Ghana and Nigeria, European Scientific Journal, Vol.10, No.13: 1857 – 7881.
[40] Abdulkadir Madawaki., 2012. Adoption of International Financial Reporting Standards in Developing Countries: The Case of Nigeria. International Journal of Business and Management, Vol.7, No.3: 152-161.
PHỤ LỤC
Số Tên phụ lục Trang
Phụ lục I Bảng phỏng vấn chuyên gia PL-1
Phụ lục II Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn PL-6
Phụ lục III Bảng câu hỏi khảo sát PL-7
Phụ lục IV Danh sách đáp án viên PL-11
PHỤC LỤC I. BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
Kính gửi: Quý Ông/Bà,
Tôi là học viên lớp cao học Trường Đại học Quy Nhơn, hiện đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định”. Dựa vào các nghiên cứu đã công bố trên thế giới và Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi sang IFRS tại các doanh nghiệp, gồm : Quy mô doanh nghiệp; Các đơn vị thành viên; Năng lực người làm kế toán; Quan điểm nhà quản trị; Chế độ kế toán; Yêu cầu các bên liên quan. Rất mong Quý Ông/ Bà dành chút thời gian đề trả lời một số câu hỏi sau đây. Mọi thông tin cung cấp được bảo mật và chỉ được sử dụng cho nghiên cứu này.
I. THÔNG TIN
1.1. Họ và tên: ... 1.2. Đơn vị công tác: ... 1.3. Chức vụ công tác: ... 1.4. Lĩnh vực công tác: ...
II. NỘI DUNG PHỎNG VẤN
1. Theo Ông/Bà, việc chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế có bị ảnh hưởng bởi những nhân tố sau:
Nội dung phát biểu Đồng ý Không
đồng ý 1. Quy mô doanh nghiệp
Doanh nghiệp thuộc đối tượng lựa chọn áp dụng lập
Nội dung phát biểu Đồng ý Không đồng ý
Doanh nghiệp đã sẵn sàng lựa chọn áp dụng lập báo
cáo tài chính theo IFRS
Cần có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa doanh nghiệp và các
đơn vị thành viên khi thực hiện chuyển đổi sang IFRS Ý kiến khác: ………..
2. Các đơn vị thành viên
Các đơn vị thành viên hiểu biết đầy đủ về IFRS
Các đơn vị thành viên sẵn sàng lập báo cáo tài chính
theo IFRS
Các đơn vị thành viên lập báo cáo tài chính theo IFRS tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp lập báo cáo tài chính hợp nhất theo IFRS
Ý kiến khác: ………..
3. Năng lực người làm kế toán
Người làm kế toán có hiểu biết về lập báo cáo tài
chính theo IFRS
Người làm kế toán khi thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính theo IFRS phải có trình độ từ chuyên môn đại học trở lên
Người làm kế toán cần được đào tạo, bồi dưỡng về
kiến thức IFRS
Người làm kế toán cần sử dụng thành thạo các phần
mềm kế toán
Nội dung phát biểu Đồng ý Không đồng ý
ứng để học hiểu tài liệu về IFRS
Ý kiến khác: ………..
4. Quan điểm của nhà quản trị
Nhà quản trị hiểu biết đầy đủ về việc áp dụng IFRS
Việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS cần nhà
quản trị hỗ trợ về tài chính
Việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS cần nhà
quản trị hỗ trợ về đào tạo nhân lực
Việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS cần có sự hỗ trợ kiến thức về IFRS cho các nhà đầu tư để đảm bảo khả năng đọc và hiểu báo cáo tài chính
Ý kiến khác: ………..
5. Chế độ kế toán
Các văn bản quy định về kế toán để hướng dẫn áp dụng IFRS còn thiếu làm ảnh hưởng đến việc chuyển đổi của doanh nghiệp
Có nhiều điểm chưa thống nhất giữa chế độ kế toán Việt Nam và chế độ kế toán quốc tế gây trở ngại cho doanh nghiệp khi chuyển đổi
Các quy định, hướng dẫn về chuyển đổi báo cáo tài chính theo IFRS cần điều chỉnh phù hợp với loại hình doanh nghiệp
Nội dung phát biểu Đồng ý Không đồng ý 6. Yêu cầu của các bên liên quan
Cần có sự hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật chuyển đổi báo cáo
tài chính theo IFRS cho doanh nghiệp
Cần đầu tư hệ thống công nghệ thông tin phù hợp hỗ
trợ doanh nghiệp chuyển đổi
Các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình chuẩn kế
toán quốc tế để cung cấp nhân lực cho doanh nghiệp Ý kiến khác: ………..
Sự ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC của doanh nghiệp
Chất lượng BCTC sẽ thay đổi khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi BCTC sang IFRS
Cách lập BCTC sẽ thay đổi khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi BCTC sang IFRS
Doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư khi chuyển đổi BCTC sang IFRS trong thời gian tới
Ý kiến khác: ……….. 2. Ông/Bà hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong quá trình áp dụng quy định về việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế?
... ... ... ...
3. Theo Ông/Bà, ngoài những nhân tố trên có nhân tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng quy định về IFRS tại doanh nghiệp?
... ... ... ... Rất cảm ơn sự hỗ trợ của Quý Ông/Bà./.
PHỤ LỤC II. DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN
STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác
1 Đặng Thu Hương Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bình Định
2 Nguyễn Văn Châu Trưởng phòng Phòng Tài chính doanh