Mô tả dữ liệu và xác định thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán việt nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 64 - 70)

8. Kết cấu luận văn

2.4.3. Mô tả dữ liệu và xác định thang đo

Phiếu khảo sát được tác giả xây dựng bao gồm thông tin cá nhân và các câu hỏi khảo sát. Tác giả mô tả dữ liệu về chức vụ và trình độ chuyên môn theo nhóm như sau:

Biến chức vụ nhận giá trị là 1 nếu là cấp quản lý, là 2 nếu nhà nhân viên. Biến trình độ chuyên môn nhận giá trị là 1 nếu là trình độ sau đại học, giá trị 2 nếu là đại học và 3 là trình độ khác (cao đẳng, trung cấp).

Dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức các thang đo mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC sang IFRS tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định. Thang đo được phát triển dưới hình thức thang đo Likert 5 bậc (từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý).

Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc được giải thích bởi 06 biến độc lập, gồm:

- Quy mô DN (QM): Biến quy mô doanh nghiệp được thể hiện qua nhiều thang đo. Murphy (2007)[34] đo quy mô DN bằng giá trị sổ sách của tổng tài sản. Hope (2003) sử dụng logarit của tổng doanh thu. Miller và Piotroski (2000) sử dụng logarit giá trị thị trường DN. Nghiên cứu Francis và cộng sự (2008) đo lường quy mô DN bằng số lượng lao động. Các DN có quy mô lớn thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mức độ phức tạp của nghiệp vụ kinh tế rất cao, vì vậy việc vận dụng các chuẩn mực kế toán cũng đầy đủ hơn. Ngược lại, các DN có quy mô nhỏ lại thấy rằng lợi ích từ việc áp dụng chuẩn mực mới không đủ bù đắp nguồn lực bỏ ra để mua phần mềm, thuê tư vấn hay đào tạo nhân viên. Đồng thời, theo lộ trình của Bộ Tài chính về việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế tại Việt Nam thì các DN niêm yết, các DN

nhà nước nắm quyền chi phối hơn 50% là đối tượng DN phải chuyển đổi BCTC đầu tiên. Vì vậy, tác giả xây dựng thang đo Quy mô DN này được đo lường bởi 03 biến quan sát được ký hiệu là QM1, QM2, QM3 là dựa trên quy mô của đối tượng DN phải áp dụng IFRS, cụ thể :

Bảng 2.1. Thang đo nhân tố Quy mô DN

Nhân tố Biến quan sát Ký hiệu

biến Nguồn

Quy mô DN

DN thuộc đối tượng lựa chọn áp

dụng lập BCTC theo IFRS QM1 Murphy (1999);

Hope (2003); Miller và Piotroski (2000); Francis và cộng sự (2008) DN đã sẵn sàng lựa chọn áp dụng lập BCTC theo IFRS QM2 Cần có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa DN và các đơn vị thành viên khi thực hiện chuyển đổi sang IFRS

QM3

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát)

- Các đơn vị thành viên (TV): các đơn vị thành viên là các công ty con và công ty liên kết của Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định, khi công ty lập BCTC hợp nhất theo IFRS thì buộc các công ty liên kết lập BCTC hợp hợp nhất theo IFRS để cung cấp thông tin tài chính cho công ty mẹ. Theo Chow & Wong-Boren (1987), Cooke (1991)[36] nghiên cứu tác động của các nhân tố tới việc áp dụng cho chuẩn mực kế toán cho DN nhỏ và vừa, đây cũng là một hạn chế bởi vì các DN nhỏ và vừa thì mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán thấp. Thang đo này được đo lường bởi 03 biến quan sát là TV1, TV2, TV3.

Bảng 2.2. Thang đo nhân tố Các đơn vị thành viên

Nhân tố Biến quan sát Ký hiệu

biến Nguồn

Các đơn vị thành

viên

Các đơn vị thành viên hiểu biết

đầy đủ về IFRS TV1 Theo Chow &

Wong-Boren (1987), Cooke (1991) Các đơn vị thành viên sẵn sàng

Các đơn vị thành viên lập BCTC theo IFRS tạo điều kiện thuận lợi cho DN lập BCTC hợp nhất theo IFRS

TV3

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát)

- Năng lực người làm kế toán (NLKT): thang đo biến này kế thừa từ nghiên cứu của Kim & David (2012). Lịch sử phát triển của kế toán các nước cũng cho thấy sự phát triển của kế toán có liên quan đến mức độ giáo dục và chuyên nghiệp của kế toán viên (Choi và cộng sự, 2011)[37]. Nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy kế toán có trình độ đại học càng nhiều thì khả năng vận dụng các chuẩn mực càng cao. Đây là điều phù hợp vì những kiến thức trong quá trình đào tạo sẽ giúp kế toán viên có nhận thức tốt hơn. Do đó, tác giả xây dựng thang đo này bởi 05 biến quan sát.

Bảng 2.3. Thang đo nhân tố Năng lực người làm kế toán

Nhân tố Biến quan sát Ký hiệu

biến Nguồn

Năng lực người làm

kế toán

Người làm kế toán có hiểu biết về lập

BCTC theo IFRS NL1

(Choi và cộng sự, 2011); Kim & David

(2012) Người làm kế toán khi thực hiện chuyển

đổi BCTC theo IFRS phải có trình độ từ chuyên môn đại học trở lên

NL2

Người làm kế toán cần được đào tạo, bồi

dưỡng về kiến thức IFRS NL3

Người làm kế toán cần sử dụng thành

thạo các phần mềm kế toán NL4

Trình độ ngoại ngữ của người làm kế toán chưa đáp ứng để học hiểu tài liệu về IFRS

NL5

- Quan điểm nhà quản trị (QT): Nhà quản trị của các công ty đóng vai trò quyết định cho công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS (Weibenberger, Stahl & Vorstius, 2004), nhà quản trị ngày càng ủng hộ vận dụng IFRS (Callao & Jarne, 2010)[38]. Bên cạnh đó, một trong nhiều thách thức mà các quốc gia đang phát triển hay các quốc gia có nền kinh tế mới nổi khi chuyển đổi và vận dụng IFRS là quyết định của nhà quản trị trong công ty, việc chuyển đổi BCTC sang IFRS tại các công ty cần phải có sự đồng thuận và sự hỗ trợ nhân lực cũng như nguồn lực tài chính của nhà quản trị cấp cao trong công ty (Evans, 2014; Hans và cộng sự, 2014)[39]. Tác giả xây dựng thang đo phù hợp với đặc điểm của công ty. Thang đo này được đo lường bởi 4 biến quan sát.

Bảng 2.4. Thang đo nhân tố Quan điểm nhà quản trị

Nhân tố Biến quan sát Ký hiệu

biến Nguồn

Quan điểm nhà quản

trị

Nhà quản trị hiểu biết đầy đủ

về việc áp dụng IFRS QT1

Weibenberger, Stahl & Vorstius (2004); Callao & Jarne (2010); Evans (2014), Hans & cộng sự

(2015) Việc chuyển đổi BCTC sang

IFRS cần nhà quản trị hỗ trợ về tài chính

QT2

Việc chuyển đổi BCTC sang IFRS cần nhà quản trị hỗ trợ về đào tạo nhân lực

QT3

Việc chuyển đổi BCTC sang IFRS cần có sự hỗ trợ kiến thức về IFRS cho các nhà đầu tư để đảm bảo khả năng đọc và hiểu BCTC

QT4

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát)

luật, kế thừa từ nghiên cứu của Abdulkadir Madawaki (2012)[40]; Kim & David (2012); Mohamed Abulgasem Zakari (2014). Tại Việt Nam, việc tồn tại song song chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán mọt mặt thể hiện sự hội nhập của Việt Nam với thông lệ chung của kế toán quốc tế, một mặt thể hiện sự quản lý thống nhất của Nhà nước về kế toán (Nguyễn Công Phương, 2013)[9]. Tuy nhiên, đối với chế độ kế toán của Việt Nam cũng như chế độ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp, để phù hợp với đối tượng nghiên cứu, tác giả đã điều chỉnh những thang đo này và bổ sung một số thang đo cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Thang đo này được đo lường bởi 03 biến quan sát.

Bảng 2.5. Thang đo nhân tố chế độ kế toán

Nhân tố Biến quan sát Ký hiệu

biến Nguồn

Chế độ kế toán

Các văn bản quy định về kế toán để hướng dẫn áp dụng IFRS còn thiếu làm ảnh hưởng đến việc chuyển đổi của DN

CD1 Abdulkadir

Madawaki (2012); Kim & David (2012); Nguyễn

Công Phương (2013); Mohamed Abulgasem Zakari

(2014) Có nhiều điểm chưa thống nhất

giữa chế độ kế toán Việt Nam và chế độ kế toán quốc tế gây trở ngại cho DN khi chuyển đổi

CD2

Các quy định, hướng dẫn về chuyển đổi BCTC theo IFRS cần điều chỉnh phù hợp với loại hình DN

CD3

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát)

- Yêu cầu của các bên liên quan (YC): thang đo này được xây dựng trên nghiên cứu của Chand và Patel (2008), Zeghal và Mhedhbi (2006) đều nghiên cứu ảnh hưởng của việc đào tạo nhân lực đối với việc chuyển đổi BCTC quốc

tế. Hoạt động nghề nghiệp ở bất cứ nơi nào cũng chịu ảnh hưởng bởi cộng đồng nghề nghiệp mà kế toán không là một ngoại lệ. Khía cạnh cộng đồng kế toán được xem như là một biến thể trong sự tương tác giữa văn hóa với kế toán (Gray, 1988). Nghiên cứu của Zhehal & Mhedhbi (2006); Zehri và Chouaibi (2013); Bikki, Alessandra, Francesca (2016) đều cho rằng sự phát triển kinh tế ảnh hưởng đến việc vận dụng IFRS for SMEs. Khi nền kinh tế phát triển, quy mô kinh doanh và mức độ phức tạp của hoạt động doanh nghiệp tăng lên, hệ thống kế toán đòi hỏi phát triển những công cụ tương ứng. Để chuyển đổi BCTC sang IFRS, doanh nghiệp cũng cần sự hỗ trợ từ nhiều phía. Vì vậy, tác giả đưa ra thang đo gồm 03 biến quan sát.

Bảng 2.6. Thang đo nhân tố yêu cầu của các bên liên quan

Nhân tố Biến quan sát Ký hiệu

biến Nguồn

Yêu cầu các bên liên

quan

Cần có sự hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật chuyển đổi BCTC theo IFRS cho doanh nghiệp YC1 (Gray, 1988) ; Zhehal & Mhedhbi (2006); Bikki, Alessandra, Francesca (2016) Cần đầu tư hệ thống công nghệ

thông tin phù hợp hỗ trợ cho doanh nghiệp chuyển đổi

YC2

Các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình chuẩn kế toán quốc tế để cung cấp nhân lực cho doanh nghiệp

YC3

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát)

- Thang đo biến phụ thuộc: Sự ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (IF). Theo Đế

án IFRS, sẽ có sự khác biệt giữa cơ chế tài chính, chế độ kế toán đang áp dụng tại DN với hệ thống văn bản về chuẩn mực BCTC và chính sách thuế. Do đó, khi chuyển đổi BCTC sang IFRS, doanh nghiệp cần thay đổi cách lập và phương pháp chuyển đổi BCTC. Thang đo này được quan sát bởi 03 biến quan sát là IF1, IF2, IF3.

Bảng 2.7. Thang đo biến phụ thuộc – Sự ảnh hưởng của việc chuyển đổi BCTC từ CMKT Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế

Biến phụ

thuộc Biến quan sát

Ký hiệu biến Nguồn Sự ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC tại Công ty

Chất lượng BCTC sẽ thay đổi khi DN thực hiện chuyển đổi BCTC sang IFRS IF1 Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC tại Việt Nam, Bộ Tài chính (2020) Cách lập BCTC sẽ thay đổi khi DN

thực hiện chuyển đổi BCTC sang IFRS

IF2

DN sẽ thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn đầu tư khi chuyển đổi BCTC sang IFRS trong thời gian tới

IF3

(Nguồn: Tổng hợp từ khảo sát)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán việt nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)