8. Kết cấu luận văn
4.2.1. Đối với các cơ quan Nhà nước
Trong chương trước, kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Chế độ kế toán” và “Yêu cầu các bên liên quan” có tầm ảnh hưởng ít trong 06 nhân tố liên quan đến việc chuyển đổi BCTC theo IFRS tại doanh nghiệp. Do đó, đối với doanh nghiệp, sự hỗ trợ về cơ sở vật chất, về chuyên gia tư vấn có tầm quan trọng ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC của DN. Hơn nữa, hiện nay DN cũng chưa tự nguyện áp dụng BCTC theo IFRS bởi việc hướng dẫn áp
dụng cũng như chế độ kế toán Việt Nam có nhưng quy định chưa phù hợp với quy định của quốc tế nên DN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi. Vì vậy, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước như sau:
Một là, các cơ quan nhà nước tăng cường tuyên truyền lợi ích của việc chuyển đổi, đồng thời hỗ trợ tư vấn việc chuyển đổi cho doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và áp dụng IFRS. Tổ chức tập huấn sâu rộng đề án IFRS đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hai là, Bộ Tài chính sớm ban hành quy định, hướng dẫn chi tiết chuyển đổi đối với các doanh nghiệp buộc áp dụng đề án IFRS nói chung trên địa bàn tỉnh Bình Định và với Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế nói riêng. Các quy định này phải thống nhất với các quy định pháp lý khác chẳng hạn như chính sách thuế đi kèm phù hợp với từng giai đoạn chuyển đổi của doanh nghiệp.
Ba là, việc áp dụng IFRS đòi hỏi các cơ quan nhà nước đầu tư hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với cơ sở, hệ thống cơ sở dữ liệu cần được cập nhật theo quy định quốc tế.