8. Kết cấu luận văn
1.4.3. Ảnh hưởng của chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán quốc gia
sang chuẩn mực BCTC quốc tế
Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) là một tổ chức độc lập có mục tiêu nhằm đạt được sự thống nhất trong các nguyên tắc kế toán mà các DN và các tổ chức trên thế giới sử dụng để lập BCTC. Uỷ ban này được điều hành bởi một hội đồng gồm đại diện của 13 nước thành viên và trên 4 tổ chức thành viên khác. Tất cả các thành viên của IASC đều là các chuyên gia kế toán hàng đầu thuộc Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC). IASC đã xây dựng được hệ thống các IAS cơ bản có thể vận dụng ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở tiêu chuẩn hoá và hài hoà đáp ứng xu hướng toàn cầu hoá hiện nay đặc biệt là hài hoà và thống nhất trong việc lập và trình bày các BCTC. Vì vậy, có nhiều quốc gia quan tâm đến việc nghiên cứu, xây dựng và công bố các chuẩn mực kế toán quốc gia trên cơ sở vận dụng IAS trong đó có Việt Nam. Do đó, Việt Nam đã cập nhật và ban hành mới các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) cho phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình kinh tế của Việt Nam. Trong hệ thống VAS ban hành có rất nhiều chuẩn mực đề cập đến công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh nhưng thực tế hiện nay công tác tổ chức kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh của các DN vẫn còn bị ảnh hưởng của một số chuẩn mực kế toán quốc tế.
sang IFRS, doanh nghiệp cần phải phân tích tổng quan về những ảnh hưởng của IFRS, cần phải thiết lập nguyên tắc kế toán mới theo yêu cầu của IFRS, nguyên tắc kế toán mới phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo công tác chuyển đổi thành công. Mức độ ảnh hưởng của chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS tùy thuộc vào mức độ khác biệt giữa hệ thống CMKT của mỗi quốc gia và hệ thống IAS/IFRS, khác biệt nhiều giữa hai hệ thống BCTC sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả chuyển đổi và trình bày BCTC theo IFRS, những ảnh hưởng đến BCTC bao gồm:
- Ảnh hưởng đến BCĐKT/ BCTHTC: ảnh hưởng đến BCĐKT/ BCTHTC khi chuyển đổi BCTC sang IFRS là do mức độ khác biệt giữa hệ thống CMKT quốc gia và hệ thống IAS/IFRS liên quan đến các khoản tiền, các khoản tương đương tiền; Phải thu khách hàng; Hàng tồn kho; Tài sản hữu hình, vô hình; Các khoản đầu tư tài chính, bất động sản đầu tư; Liên doanh, liên kết, hợp nhất kinh doanh; Chi phí phải trả; Vốn chủ sở hữu.
- Ảnh hưởng đến BCKQHĐKD: ảnh hưởng đến BCKQHĐKD khi chuyển đổi BCTC sang IFRS là do mức độ khác biệt giữa hệ thống CMKT quốc gia và hệ thống IAS / IFRS liên quan đến ghi nhận doanh thu bán hàng, chiết khấu bán hàng, giá vốn hàng bán, thu nhập/chi phí tài chính, thu nhập/chi phí khác...
- Ảnh hưởng đến BCLCTT: ảnh hưởng đến BCLCTT khi chuyển đổi BCTC sang IFRS là do mức độ khác biệt giữa hệ thống CMKT quốc gia và hệ thống IAS / IFRS liên quan đến các khái niệm, cách ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền, phân loại luồng tiền đến các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư và cách hướng dẫn lập BCLCTT giữa hệ thống CMKT của từng quốc gia và hệ thống IAS/IFRS.
- Ảnh hưởng đến BCTĐNVCSH: ảnh hưởng đến BCTĐNVCSH khi chuyển đổi BCTC sang IFRS là do mức độ khác biệt giữa hệ thống CMKT
quốc gia và hệ thống IAS/IFRS liên quan đến lập BCTĐNVCSH. BCTĐNVCSH là báo cáo bắt buộc trong hệ thống BCTC theo IFRS, yêu cầu lập báo cáo này theo IFRS bao gồm: các nghiệp vụ giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và việc phân phối lợi nhuận cho các chủ sở hữu; Số dư của khoản mục lãi/lỗ luỹ kế vào thời điểm đầu và cuối niên độ và những biến động trong niên độ; Đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của mỗi loại vốn góp, thặng dư vốn cổ phần, các khoản dự phòng vào đầu và cuối niên độ và trình bày riêng biệt từng sự biến động. Một số quốc gia không yêu cầu bắt buộc lập BCTĐNVCSH trong hệ thống BCTC, cụ thể là hệ thống CMKT Việt Nam, đây là ảnh hưởng của chuyển đổi BCTC sang IFRS vì sẽ làm tăng thêm số lượng BCTC bắt buộc so với yêu cầu lập BCTC theo CMKT quốc gia.
- Ảnh hưởng đến TMBCTC: ảnh hưởng đến Bản TMBCTC khi chuyển đổi BCTC sang IFRS là do mức độ khác biệt giữa hệ thống CMKT quốc gia và hệ thống IAS/IFRS liên quan đến thuyết minh các khoản đầu tư, các khoản cổ tức phải trả, hoạt động liên tục/không liên tục, thuyết minh các bên liên quan... Như vậy, chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS tác động trực tiếp đến việc tính toán từng khoản mục trên các BCĐKT/BCTHTC; BCKQHĐKD và BCLCTT. Đồng thời việc chuyển đổi BCTC sang IFRS làm thay đổi việc giải trình, công bố thông tin trên bản TMBCTC và ảnh hưởng của việc lập thêm BCTĐNVCSH theo yêu cầu lập và trình bày BCTC của IFRS.