Quá trình phát triển của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán việt nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 28 - 30)

8. Kết cấu luận văn

1.2.1.Quá trình phát triển của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và

TOÁN QUỐC TẾ VÀ CHUẨN MỰC BCTC QUỐC TẾ

1.2.1. Quá trình phát triển của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực BCTC quốc tế chuẩn mực BCTC quốc tế

1.2.1.1. Quá trình phát triển của hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế

Chuẩn mực kế toán quốc tế là những quy định và hướng dẫn về các nguyên tắc, phương pháp kế toán có tính khuôn mẫu, nền tảng chung cho các quốc gia trong việc ghi chép và trình bày hệ thống BCTC. Cho đến nay, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đã được thiết lập bao gồm: hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS - International Accounting Standards) cho khu vực tư nhân (private sector), hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế (International Public Sector Accounting Standards – IPSAS), hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày BCTC (IFRS – International Financial Reporting Standards)… Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và trở thành ngôn ngữ kế toán chung cho các nước có nền kinh tế thị trường phát triển và đang phát triển.

Ủy Ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) là cơ quan đầu tiên xây dựng và ban hành hệ thống CMKT quốc tế. Tổ chức độc lập này được thành lập năm 1973, gồm đại diện của 13 nước thành viên trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), đại diện của 03 tập đoàn kinh tế lớn và một số quan sát viên độc lập (IASC, 1998).

Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế của từng quốc gia phát triển tương đối độc lập với nhau, các liên kết kinh tế chưa hình thành hoặc không đáng kể thì hệ thống thông tin kế toán của mỗi đơn vị kế toán nói riêng và mỗi quốc gia nói chung thể hiện đầy đủ nhất tính đa dạng đó.

Tuy nhiên, xu thế hội nhập về kinh tế và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã tạo ra nhu cầu tất yếu của việc quốc tế hóa hoạt động kế toán và kiểm toán. Sự di chuyển và quốc tế hóa các nguồn lực kinh tế của từng quốc gia, doanh nghiệp đã đòi hỏi kế toán và kiểm toán phải đi trước một bước, kế toán của các nước phải có chung một mục tiêu, đối tượng phục vụ và chung một “ngôn ngữ giao tiếp”. Chuẩn mực kế toán quốc tế được hình thành để đáp ứng nhu cầu này.

1.2.1.2. Quá trình phát triển của chuẩn mực BCTC quốc tế

Bộ IAS (IAS -International Accounting Standards) được Uỷ ban IAS (IASC) xây dựng và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 70 cho đến năm 2000. Năm 2001, Ban IAS (IASB) được thành lập, dựa trên nền tảng của Ủy ban IAS IASC, nhưng với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và độc lập hơn. Mục tiêu của IASB là hình thành một hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới và yêu cầu thông tin trên BCTC phải rõ ràng, có thể so sánh, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế. Với mục tiêu đó, IASB đã xây dựng bộ chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS-International Financial Reporting Standards) với mục đích là để từng bước thay thế các IAS cho phù hợp với những thay đổi mới, theo kịp với tình hình mới khi môi trường kinh tế tài chính, cũng như hoạt động của DN có những biến đổi và phát sinh nhiều hoạt động mới. Bộ chuẩn mực mới được hoàn thiện dần dần cho đến năm 2005, khi Nghị viện khối Liên minh Châu Âu chỉ định IFRS là CMKT cho các công ty cổ phần trong các nước khối Liên minh Châu Âu và đã được chấp nhận trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay, ISAB đã xây dựng 43 IAS/IFRS (bao gồm cả IFRS cho các DN vừa và nhỏ) trong đó có 27 IAS và 16 IFRS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán việt nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 28 - 30)