8. Kết cấu luận văn
2.3.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
a. Nhân tố Quy mô doanh nghiệp
Theo đề án IFRS, doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng IFRS. Theo lộ trình triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam, từ năm 2022, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn hoặc các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế, công ty mẹ là công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết và các công ty mẹ khác, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tự nguyện áp dụng IFRS để lập BCTC hợp nhất. Còn từ sau năm 2025 sẽ bắt buộc áp dụng IFRS đối với BCTC hợp nhất cho công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ là công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết…
Quy mô đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiến lược của doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp rất lớn: dựa trên số lao động, tổng tài sản và doanh thu hằng năm… Những doanh nghiệp lớn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài và thường nâng cao chất lượng thông tin BCTC, do vậy có xu hướng tự nguyện áp dụng IFRS hơn.
Trong các nghiên cứu trước đây, quy mô doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tự nguyện áp dụng IFRS (Senyigit, 2014; Bassemir, 2012; Lilja và cộng sự, 2006; Gassen và Sellhorn, 2006).
Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC từ CMKT Việt Nam sang CM BCTC quốc tế.
b. Nhân tố Các đơn vị thành viên
Kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, việc áp dụng IFRS không chỉ gói gọn vào các công ty con của tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam mà bắt đầu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của Việt Nam, cụ thể là ở những tập đoàn lớn. Bên cạnh lập BCTC theo VAS, chuyển đổi và
lập BCTC theo IFRS là do những tập đoàn nước ngoài có công ty mẹ sử dụng IFRS thì việc vận dụng IFRS là một yêu cầu bắt buộc nhằm phục vụ cho việc hợp nhất báo cáo ở công ty mẹ. Tập đoàn Vincom lập BCTC để niêm yết trái phiếu chuyển đổi quốc tế trên TTCK Singapore hoặc một vài DN đã lập thêm BCTC theo IFRS như là Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSC, Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu…
Do đó, tùy thuộc vào mức độ áp dụng lập BCTC theo IFRS tại doanh nghiệp mà các công ty liên kết cũng lập BCTC theo IFRS tương ứng để cung cấp thông tin đầy đủ đảm bảo cho doanh nghiệp lập BCTC hợp nhất theo IFRS.
Giả thuyết H2: Các công ty liên kết lập BCTC theo IFRS tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp lập BCTC hợp nhất theo IFRS.
c. Nhân tố Năng lực người làm kế toán
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự thành bại của tổ chức, doanh nghiệp nói chung. Trong môi trường toàn cầu hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, kiến thức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của tổ chức.
Do đó vận dụng IFRS vào công tác quản lý kế toán, tài chính của doanh nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nguồn nhân lực, cụ thể là trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán. Hầu hết các doanh nghiệp đều có phòng tài chính kế toán hoặc bộ phận kế toán có trình độ để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu trình độ chuyên môn về kế toán không đáp ứng được nhu cầu thì việc vận dụng IFRST sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả.
Chuyển đổi và vận dụng IFRS cần kỹ năng, chuyên môn cao về IFRS và khả năng tiếng Anh của người làm kế toán tại các doanh nghiệp (M. Shima
& David C. Yang, 2012; Mohamed Abulgasem Zakari, 2014[28]; Costel Istratea, 2015). Để chuẩn bị lộ trình chuyển đổi BCTC sang IFRS, những hiệp hội kế toán kiểm toán nâng cao vai trò đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức IFRS, nâng cao vai trò đào tạo và kết nối những chuyên gia kế toán toàn cầu với những chuẩn mực hòa hợp. Tổ chức nghề nghiệp như một nhân tố có tác động đến hệ thống kế toán quốc gia và ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng IFRS (Nobes & Parker, 1995).
Giải thuyết H3: Người làm kế toán có hiểu biết, chuyên môn cao có ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển đổi BCTC sang IFRS của doanh nghiệp.
d. Nhân tố Quan điểm của nhà quản trị
Nhà quản trị là người trực tiếp sử ra quyết định vận dụng IFRS, do vậy sự am hiểu về IFRS và quyết định của nhà quản trị có ảnh hưởng quan trọng đến việc vận dụng IFRS tại doanh nghiệp. Ngoài nhu cầu thông tin, sự ủng hộ của nhà quản trị trong việc tiếp cận các kỹ thuật chuyển đổi, đào tạo và hỗ trợ tài chính cũng có tác động tích cực và thuận lợi cho doanh nghiệp áp dụng IFRS.
Nhà quản trị của các công ty đóng vai trò quyết định cho công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS (Weibenberger, Stahl và Vorstius, 2004), nhà quản trị ngày càng ủng hộ vận dụng IFRS (Callao và Jarne, 2010). Tuy nhiên bên cạnh đó, một trong nhiều thách thức mà các quốc gia đang phát triển hay các quốc gia có nền kinh tế mới nổi khi chuyển đổi và vận dụng IFRS là quyết định của nhà quản trị trong công ty, việc chuyển đổi BCTC theo IFRS tại các công ty cần phải có sự đồng thuận và sự hỗ trợ nhân lực cũng như nguồn lực tài chính của nhà quản trị cấp cao trong công ty (Evans O.N.D. Ocansey, 2014; Hans B. Christensen và cộng sự, 2015).
Giả thuyết H4: Nhà quản trị có hiểu biết về IFRS tốt sẽ có tác động tích cực đến việc chuyển đổi BCTC theo IFRS của doanh nghiệp.
e. Nhân tố Chế độ kế toán
Hiện nay, tất cả các DN thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam đều đang áp dụng VAS cho việc lập và trình bày BCTC. So với giai đoạn chưa có chuẩn mực, VAS được đánh giá là bước tiến lớn trong sự nghiệp cải cách kế toán tại Việt Nam, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý về kế toán, nâng cao tính minh bạch, trung thực của BCTC. VAS tại thời điểm được ban hành đã phản ánh được nhiều giao dịch của nền kinh tế thị trường non trẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân trong giai đoạn đầu những năm 2000, giúp các doanh nghiệp và người làm công tác kế toán nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen và tiếp cận dần với công tác kế toán của nền kinh tế thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, do đã được ban hành cách đây hơn 10 năm, chưa được sửa đổi, bổ sung nên hiện nay VAS ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, một số nội dung chưa phù hợp với các giao dịch của kinh tế thị trường trong giai đoạn mới, nhất là trong bối cảnh thị trường vốn phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều loại công cụ tài chính phức tạp.
Trên thực tế, IFRS được xây dựng và ban hành áp dụng cho các nền kinh tế phát triển và thông thường là các nước áp dụng theo hình thức luật chung, khi mà các yếu tố thị trường đã phát triển đồng bộ, có thị trường thuận lợi cho định giá các loại tài sản theo giá thị trường. Còn đối với Việt Nam, các yếu tố này lại chưa biểu hiện đầy đủ ở các quốc gia đang phát triển và Việt Nam là nước áp dụng theo hình thức điển luật.
Chế độ kế toán đã ban hành theo quy định cũng như chế độ kế toán đang thực hiện tại doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến việc chuyển đổi và vận dụng IFRS của doanh nghiệp. Không đồng nhất giữa hệ thống pháp luật về kế toán là một trong những ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng IFRS (Mohamed Abulgasem Zakari, 2014; Shigufta Hena Uzma và cộng sự,
2016)[29]; động lực để các công ty vận dụng IFRS là do những yêu cầu pháp lý của cơ quan nhà nước (Elisavet Mantzari và cộng sự, 2017)[30].
Giả thuyết H5: Chế độ kế toán nếu được quy định đầy đủ, rõ ràng sẽ thuận lợi cho việc chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.
g. Nhân tố Yêu cầu các bên liên quan
Thực tế cho thấy, việc tiên phong áp dụng IFRS từ sớm đã mang lại những lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp. Minh chứng là, bằng việc đầu tư vào hệ thống hơn 2 triệu USD và chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, năm 2018, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã đưa vào áp dụng thành công IFRS 9 – một chuẩn mực quan trọng đối với ngân hàng. Điều này đã góp phần giúp Techcombank chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công, thu hút hơn 150 quỹ đầu tư nước ngoài, huy động được gần 922 triệu USD, mức vốn hóa của DN là 6,5 tỷ USD, số lượng cổ phiếu đặt mua lớn hơn số lượng chào bán. Cùng với Techcombank, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã áp dụng IFRS từ năm 2005. Khi Vinamilk công bố BCTC theo IFRS, các quỹ đầu tư quốc tế đánh giá rất cao năng lực tài chính và quản trị của DN. Đến nay, cổ đông của Vinamilk là các quỹ đầu tư quốc tế chiếm gần 60%.
Chính từ những thành công trên, nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết. Đại diện cho doanh nghiệp áp dụng thành công IFRS, ông Trần Chí Sơn – Trưởng Bộ phận Tài chính Vinamilk – chia sẻ: Tại Vinamilk, nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo, đặc biệt là giám đốc tài chính thì việc triển khai IFRS sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc áp dụng IFRS đòi hỏi phải có hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu cùng sự hỗ trợ của kiểm toán độc lập.
đề cần quan tâm hàng đầu là nhân sự. Đào tạo nhân lực không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp, các trường đại học cũng cần kết hợp với doanh nghiệp đã áp dụng IFRS để tăng cường cơ hội tiếp cận IFRS cho sinh viên. Cùng với đó, môi trường và chuẩn mực liên quan đến việc đo lường giá trị hợp lý, hệ thống văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán, thuế cũng cần sớm được xây dựng, hoàn thiện và đồng bộ.
Bên cạnh đó, Chand và Patel (2008)[31] khẳng định những nước có tổ chức nghề nghiệp kế toán phát triển sẽ giúp nhanh chóng cập nhật những thay đổi của IFRS ban hành mới và có thể thực hiện những điều chỉnh cần thiết để vận dụng IFRS phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia; từ đó, giúp vận dụng IFRS một cách hiệu quả nhất. Nghiên cứu của Zeghal và Mhedhbi (2006)[32] đã tìm thấy mối quan hệ thuận giữa mức độ phát triển của hệ thống đào tạo kế toán và mức độ vận dụng IFRS ở các quốc gia đang phát triển. lbu và cộng sự (2010)[33] hay Smujh và Devi (2015) cũng khẳng định sự ảnh hưởng của pháp luật đến việc áp dụng IFRS ở các quốc gia thì tổ chức nghề nghiệp ở các quốc gia cần thiết lập hệ thống giáo dục, đào tạo kế toán viên đạt chất lượng cao.
Giả thuyết H6: Sự hỗ trợ của các bên liên quan có ảnh hưởng tích cực đến vận dụng IFRS của doanh nghiệp