NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán việt nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 51)

8. Kết cấu luận văn

2.3.NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

2.3.1. Quy trình nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá, kết quả của giai đoạn nghiên cứu này là cơ sở xây dựng bảng câu hỏi chi tiết cho nghiên cứu định lượng. Đây sẽ là dữ liệu cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các biến trong thang đo.

Dựa vào cơ sở lý luận, so sánh và kế thừa các kết quả nghiên cứu từ những tác giả đi trước, các biến quan sát trong thang đo dự kiến được hình thành.

2.3.1.1. Xây dựng khung khảo sát

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn chuyên gia là lãnh đạo, kế toán trưởng và người làm lĩnh vực kế toán để xác định lại tính phù hợp của giả thuyết và mô hình nghiên cứu với điều kiện thực tế của đơn vị nghiên cứu, đồng thời điều chỉnh các từ ngữ sử dụng trong từng thang đo. Cách thức thực hiện phỏng vấn chuyên gia được khái quát như sau:

Sơ đồ 2.3. Quy trình nghiên cứu định tính

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế, từ mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ở chương 1, tác giả đo lường kết quả đồng ý và không đồng ý của các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán đối với các nhân tố ảnh hưởng. Đồng thời, tác giả còn đưa ra một số câu hỏi mở để các chuyên gia có thể đề xuất thêm các yếu tố ảnh hưởng.

2.3.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu

Phương pháp sử dụng trong quy trình nghiên cứu này là phương pháp phỏng vấn cá nhân. Đối tượng phỏng vấn là những chuyên gia, người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Danh sách chuyên gia phỏng vấn tác giả lựa chọn theo phương pháp Delphi là 10 người. Sau khi tiếp xúc và trao đổi với các chuyên gia về mục đích nghiên cứu và kế hoạch phỏng vấn sẽ

Xác định mục tiêu nghiên cứu Thiết kế câu hỏi phỏng vấn Chọn mẫu nghiên cứu Phân tích dữ liệu Thu thập dữ liệu Kiểm chứng phân tích Mô hình nghiên cứu

lập danh sách các chuyên gia đồng ý tham gia phỏng vấn và thực hiện bước phỏng vấn theo kế hoạch.

Do tính chất nghề nghiệp nên việc gặp và phỏng vấn trực tiếp một số chuyên gia là khó khăn. Do đó, tác giả sẽ lựa chọn có chủ đích một số chuyên gia như sau:

(1) Ban lãnh đạo, Kế toán trưởng các doanh nghiệp thuộc đối tượng đang hoặc chuẩn bị chuyển đổi từ VAS sang IFRS trên địa bàn tỉnh Bình Định;

(2) Ban lãnh đạo, kế toán trưởng một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh; (3) Giảng viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán các trường đại học có kiến thức về IFRS;

(4) Đại diện cơ quan quản lý tài chính của tỉnh Bình Định;

(5) Chuyên gia lĩnh vực kế toán của Viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh. Việc phỏng vấn giữa tác giả và chuyên gia được tiến hành theo thời gian và địa điểm phù hợp với tình hình công việc của người được phỏng vấn hoặc bảng phỏng vấn được tác giả gửi qua email sau khi tác giả đã liên lạc và và nhận được sự đồng ý của các chuyên gia nếu điều kiện của chuyển gia không cho phép phỏng vấn trực tiếp.

2.3.1.3. Thu thập dữ liệu

Phỏng vấn với các chuyên gia dưới hình thức trao đổi chuyên môn, tác giả trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế dưới dạng Bảng câu hỏi khảo sát. Các chuyên gia bàn luận về vấn đề được phỏng vấn, đưa ra quan điểm đồng ý/không đồng ý đối với mỗi phát biểu, ở bước này chuyên gia có thể gợi ý thêm nhân tố, đưa ra ý kiến chỉnh sửa đối với phát biểu nêu trong khảo sát.

2.3.1.4. Phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam sang Chuẩn mực BCTC quốc tế

thông qua ý kiến đánh giá của chuyên gia, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu định tính, quá tình phân tích dữ liệu gồm 3 bước:

Bước 1: Xác định nguồn dữ liệu

Nguồn dữ liệu cần phân tích là câu trả lời phỏng vấn của 10 chuyên gia. Phỏng vấn chuyên gia giúp tác giả bước đầu xác lập thang đo cho mô hình nghiên cứu.

Bước 2: Phân loại dữ liệu

Tác giả phân loại, sắp xếp hệ thống các nhân tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp gồm: Quy mô doanh nghiệp; Các đơn vị thành viên; Năng lực người làm kế toán; Quan điểm của nhà quản trị; Chế độ kế toán; Yêu cầu của các bên liên quan.

Bước 3: Phân tích quy nạp (inductive analysis)

Phân tích quy nạp khởi đầu bằng các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia, sau đó thu thập, đối chiếu các ý kiến đánh giá đối với mỗi nhân tố và so sánh và xây dựng mô hình nghiên cứu tiếp theo.

Có thể khái quát phân tích dữ liệu quy nạp thành sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4. Phân tích quy nạp các nhân tố nghiên cứu

Câu hỏi phỏng vấn

Đưa ra các giả thuyết cho các câu phỏng vấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xuất hiện trường hợp sai lệch hoặc gợi ý nhân tố mới

Các chuyên gia đều đồng ý với phát biểu của các câu hỏi phỏng vấn

Thiết lập lại mô hình nghiên cứu

Xem xét lại giả thuyết nghiên cứu để loại bỏ sai lệch

Dừng thu thập dữ liệu, xác lập mô hình nghiên cứu

2.3.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu a. Nhân tố Quy mô doanh nghiệp a. Nhân tố Quy mô doanh nghiệp

Theo đề án IFRS, doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng IFRS. Theo lộ trình triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam, từ năm 2022, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước quy mô lớn hoặc các khoản vay được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế, công ty mẹ là công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết và các công ty mẹ khác, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tự nguyện áp dụng IFRS để lập BCTC hợp nhất. Còn từ sau năm 2025 sẽ bắt buộc áp dụng IFRS đối với BCTC hợp nhất cho công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ là công ty niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết…

Quy mô đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiến lược của doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp rất lớn: dựa trên số lao động, tổng tài sản và doanh thu hằng năm… Những doanh nghiệp lớn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài và thường nâng cao chất lượng thông tin BCTC, do vậy có xu hướng tự nguyện áp dụng IFRS hơn.

Trong các nghiên cứu trước đây, quy mô doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn tự nguyện áp dụng IFRS (Senyigit, 2014; Bassemir, 2012; Lilja và cộng sự, 2006; Gassen và Sellhorn, 2006).

Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC từ CMKT Việt Nam sang CM BCTC quốc tế.

b. Nhân tố Các đơn vị thành viên

Kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, việc áp dụng IFRS không chỉ gói gọn vào các công ty con của tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam mà bắt đầu ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của Việt Nam, cụ thể là ở những tập đoàn lớn. Bên cạnh lập BCTC theo VAS, chuyển đổi và

lập BCTC theo IFRS là do những tập đoàn nước ngoài có công ty mẹ sử dụng IFRS thì việc vận dụng IFRS là một yêu cầu bắt buộc nhằm phục vụ cho việc hợp nhất báo cáo ở công ty mẹ. Tập đoàn Vincom lập BCTC để niêm yết trái phiếu chuyển đổi quốc tế trên TTCK Singapore hoặc một vài DN đã lập thêm BCTC theo IFRS như là Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HSC, Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu…

Do đó, tùy thuộc vào mức độ áp dụng lập BCTC theo IFRS tại doanh nghiệp mà các công ty liên kết cũng lập BCTC theo IFRS tương ứng để cung cấp thông tin đầy đủ đảm bảo cho doanh nghiệp lập BCTC hợp nhất theo IFRS.

Giả thuyết H2: Các công ty liên kết lập BCTC theo IFRS tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp lập BCTC hợp nhất theo IFRS.

c. Nhân tố Năng lực người làm kế toán

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự thành bại của tổ chức, doanh nghiệp nói chung. Trong môi trường toàn cầu hóa, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, kiến thức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của tổ chức.

Do đó vận dụng IFRS vào công tác quản lý kế toán, tài chính của doanh nghiệp cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi nguồn nhân lực, cụ thể là trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán. Hầu hết các doanh nghiệp đều có phòng tài chính kế toán hoặc bộ phận kế toán có trình độ để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Nếu trình độ chuyên môn về kế toán không đáp ứng được nhu cầu thì việc vận dụng IFRST sẽ không thực hiện được hoặc thực hiện kém hiệu quả.

Chuyển đổi và vận dụng IFRS cần kỹ năng, chuyên môn cao về IFRS và khả năng tiếng Anh của người làm kế toán tại các doanh nghiệp (M. Shima

& David C. Yang, 2012; Mohamed Abulgasem Zakari, 2014[28]; Costel Istratea, 2015). Để chuẩn bị lộ trình chuyển đổi BCTC sang IFRS, những hiệp hội kế toán kiểm toán nâng cao vai trò đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức IFRS, nâng cao vai trò đào tạo và kết nối những chuyên gia kế toán toàn cầu với những chuẩn mực hòa hợp. Tổ chức nghề nghiệp như một nhân tố có tác động đến hệ thống kế toán quốc gia và ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng IFRS (Nobes & Parker, 1995).

Giải thuyết H3: Người làm kế toán có hiểu biết, chuyên môn cao có ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển đổi BCTC sang IFRS của doanh nghiệp.

d. Nhân tố Quan điểm của nhà quản trị

Nhà quản trị là người trực tiếp sử ra quyết định vận dụng IFRS, do vậy sự am hiểu về IFRS và quyết định của nhà quản trị có ảnh hưởng quan trọng đến việc vận dụng IFRS tại doanh nghiệp. Ngoài nhu cầu thông tin, sự ủng hộ của nhà quản trị trong việc tiếp cận các kỹ thuật chuyển đổi, đào tạo và hỗ trợ tài chính cũng có tác động tích cực và thuận lợi cho doanh nghiệp áp dụng IFRS.

Nhà quản trị của các công ty đóng vai trò quyết định cho công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS (Weibenberger, Stahl và Vorstius, 2004), nhà quản trị ngày càng ủng hộ vận dụng IFRS (Callao và Jarne, 2010). Tuy nhiên bên cạnh đó, một trong nhiều thách thức mà các quốc gia đang phát triển hay các quốc gia có nền kinh tế mới nổi khi chuyển đổi và vận dụng IFRS là quyết định của nhà quản trị trong công ty, việc chuyển đổi BCTC theo IFRS tại các công ty cần phải có sự đồng thuận và sự hỗ trợ nhân lực cũng như nguồn lực tài chính của nhà quản trị cấp cao trong công ty (Evans O.N.D. Ocansey, 2014; Hans B. Christensen và cộng sự, 2015).

Giả thuyết H4: Nhà quản trị có hiểu biết về IFRS tốt sẽ có tác động tích cực đến việc chuyển đổi BCTC theo IFRS của doanh nghiệp.

e. Nhân tố Chế độ kế toán

Hiện nay, tất cả các DN thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam đều đang áp dụng VAS cho việc lập và trình bày BCTC. So với giai đoạn chưa có chuẩn mực, VAS được đánh giá là bước tiến lớn trong sự nghiệp cải cách kế toán tại Việt Nam, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý về kế toán, nâng cao tính minh bạch, trung thực của BCTC. VAS tại thời điểm được ban hành đã phản ánh được nhiều giao dịch của nền kinh tế thị trường non trẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân trong giai đoạn đầu những năm 2000, giúp các doanh nghiệp và người làm công tác kế toán nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen và tiếp cận dần với công tác kế toán của nền kinh tế thị trường phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, do đã được ban hành cách đây hơn 10 năm, chưa được sửa đổi, bổ sung nên hiện nay VAS ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, một số nội dung chưa phù hợp với các giao dịch của kinh tế thị trường trong giai đoạn mới, nhất là trong bối cảnh thị trường vốn phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều loại công cụ tài chính phức tạp.

Trên thực tế, IFRS được xây dựng và ban hành áp dụng cho các nền kinh tế phát triển và thông thường là các nước áp dụng theo hình thức luật chung, khi mà các yếu tố thị trường đã phát triển đồng bộ, có thị trường thuận lợi cho định giá các loại tài sản theo giá thị trường. Còn đối với Việt Nam, các yếu tố này lại chưa biểu hiện đầy đủ ở các quốc gia đang phát triển và Việt Nam là nước áp dụng theo hình thức điển luật.

Chế độ kế toán đã ban hành theo quy định cũng như chế độ kế toán đang thực hiện tại doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến việc chuyển đổi và vận dụng IFRS của doanh nghiệp. Không đồng nhất giữa hệ thống pháp luật về kế toán là một trong những ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng IFRS (Mohamed Abulgasem Zakari, 2014; Shigufta Hena Uzma và cộng sự, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2016)[29]; động lực để các công ty vận dụng IFRS là do những yêu cầu pháp lý của cơ quan nhà nước (Elisavet Mantzari và cộng sự, 2017)[30].

Giả thuyết H5: Chế độ kế toán nếu được quy định đầy đủ, rõ ràng sẽ thuận lợi cho việc chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt Nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế.

g. Nhân tố Yêu cầu các bên liên quan

Thực tế cho thấy, việc tiên phong áp dụng IFRS từ sớm đã mang lại những lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp. Minh chứng là, bằng việc đầu tư vào hệ thống hơn 2 triệu USD và chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, năm 2018, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã đưa vào áp dụng thành công IFRS 9 – một chuẩn mực quan trọng đối với ngân hàng. Điều này đã góp phần giúp Techcombank chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công, thu hút hơn 150 quỹ đầu tư nước ngoài, huy động được gần 922 triệu USD, mức vốn hóa của DN là 6,5 tỷ USD, số lượng cổ phiếu đặt mua lớn hơn số lượng chào bán. Cùng với Techcombank, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã áp dụng IFRS từ năm 2005. Khi Vinamilk công bố BCTC theo IFRS, các quỹ đầu tư quốc tế đánh giá rất cao năng lực tài chính và quản trị của DN. Đến nay, cổ đông của Vinamilk là các quỹ đầu tư quốc tế chiếm gần 60%.

Chính từ những thành công trên, nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết. Đại diện cho doanh nghiệp áp dụng thành công IFRS, ông Trần Chí Sơn – Trưởng Bộ phận Tài chính Vinamilk – chia sẻ: Tại Vinamilk, nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo, đặc biệt là giám đốc tài chính thì việc triển khai IFRS sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc áp dụng IFRS đòi hỏi phải có hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu cùng sự hỗ trợ của kiểm toán độc lập.

đề cần quan tâm hàng đầu là nhân sự. Đào tạo nhân lực không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp, các trường đại học cũng cần kết hợp với doanh nghiệp đã áp dụng IFRS để tăng cường cơ hội tiếp cận IFRS cho sinh viên. Cùng với đó, môi trường và chuẩn mực liên quan đến việc đo lường giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ chuẩn mực kế toán việt nam sang chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại công ty cổ phần dược trang thiết bị y tế bình định (Trang 51)