Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại trường đại học quy nhơn (Trang 88 - 90)

7. Những đóng góp của đề tài

4.3.3. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Mô hình phân tích hồi quy sẽ mô tả hình thức của mối quan hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của các biến độc lập.

Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), khi chạy hồi quy cần quan tâm đến các thông số sau:

Hệ số Beta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số dựa trên mối quan hệ giải thích chúng với biến phụ thuộc.

Hệ số R2: đánh giá phần biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến dự báo hay biến độc lập. Hệ số này có thể thay đổi từ 0 đến 1.

Kiểm định ANOVA: để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dự liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định < 0,05 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.

Căn cứ vào mô hình điều chỉnh đã được hiệu chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá, ta có mô hình hồi quy tuyến tính bội như sau:

Y = α+β1*PQ+β2*PC+β3*KT+β4*PB+β5*LD+β6*DG+β7*BC+β8*PL+β9*DD+ε

Để thực hiện phân tích hồi quy, tác giả tiến hành tính giá trị trung bình của các nhóm nhân tố ảnh hưởng và chạy kết quả phân tích hồi quy như sau:

Bảng 4.44: Kết quả phân tích hồi quy

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa T Sig. VIF

B Sai số chuẩn Beta

Hằng số -3,878 ,658 -5,892 ,000 PQ ,415 ,080 ,334 5,202 ,000 1,124 PC ,405 ,078 ,331 5,202 ,000 1,108 KT ,249 ,057 ,313 4,408 ,000 1,383 PB ,256 ,059 ,319 4,335 ,000 1,482 LD ,181 ,049 ,237 3,665 ,000 1,139 DG ,200 ,075 ,167 2,657 ,009 1,082 BC ,096 ,043 ,144 2,222 ,029 1,150

PL ,104 ,046 ,145 2,284 ,025 1,102

DD ,243 ,048 ,326 5,113 .000 1,112

Nhìn vào bảng kết quả hồi quy có thể thấy tất cả các biến độc lập đều thực sự có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y (điều này được kết luận thông qua kiểm định T- test với mức Sig của các Test đều bé hơn 1%, 5% hoặc 10%).

Vấn đề đa cộng tuyến (một khuyết tật của mô hình quan trọng trong những trường hợp số liệu điều tra) cũng không xuất hiện trong mô hình. Cụ thể các hệ số phóng đại phương sai VIF đều bé hơn mức 10 (mức được xác định có đa cộng tuyến cần xử lý).

Bảng 4.45: Hệ số xác định R2 Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

1 ,810a ,656 ,623 ,308

a. Predictors: (Constant), DD, PB, DG, PC, PQ, PL, LD, BC, KT

Bảng 4.46: Kết quả kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 17,024 9 1,892 19,927 ,000b

Residual 8,923 94 ,095

Total 25,948 103

a. Dependent Variable: Y

b. Predictors: (Constant), DD, PB, DG, PC, PQ, PL, LD, BC, KT

Có thể thấy R2 của mô hình là 65,6%, chứng tỏ các biến độc lập giải thích được cao biến động của biến phụ thuộc (các yếu tố nhiễu chỉ chiếm 15,4%). Kết quả kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy thông qua thống kê F từ bảng ANOVA cũng cho thấy mô hình thực sự phù hợp (mức Sig của kiểm định rất nhỏ 0,000).

Như vậy, dựa vào bảng kết quả hồi quy, ta có phương trình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại Trường Đại học Quy Nhơn như sau:

Y = -3,878+0,415*PQ+0,405*PC+0,249*KT+0,256*PB+0,181*LD+0,200*DG + 0,096*BC + 0,104*PL + 0,243*DD

Hơn nữa, thông qua cột hệ số beta chuẩn hóa ta cũng có thể thấy, PQ có tác động mạnh nhất tới biến phụ thuộc Y (hệ số beta chuẩn hóa là 0,334), tiếp đó là PC

và DD (lần lượt hệ số beta chuẩn hóa là 0,331 và 0,326). Ảnh hưởng thấp nhất đến biến phụ thuộc là yếu tố BC với hệ số beta chuẩn hóa chỉ là 0,144. Còn các yếu tố khác như PB, KT, LD, DG, PL có mức ảnh hưởng gần tương đương nhau.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến kế toán trách nhiệm sẽ quyết định đến thành quả của công tác kế toán trách nhiệm. Nội dung chương này đã góp phần làm rõ những vấn đề sau:

- Thứ nhất, đề tài đã thống kê mức độ ảnh hưởng của các biến nhân tố thuộc

các nhóm nhân tố như:

+ Phân quyền quản lý;

+ Phân chia tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm; + Phân bổ chi phí và thu nhập;

+ Lập dự toán;

+ Đánh giá dự toán và thực tế; + Lập báo cáo;

+ Công tác khen thưởng; + Môi trường pháp lý

+ Các yếu tố thuộc đặc điểm hoạt động của Trường.

- Thứ hai, đề tài đã tiến hành các kiểm định Cronbach Alpha cho các biến

thuộc các nhóm nhân tố nêu trên và nhận thấy các biến đều có mỗi quan hệ, rất tin cậy và có ý nghĩa thống kê

- Thứ ba, đề tài đã tiến hành phân tích nhân tố EFA với kết quả có 9 nhóm

nhân tố ảnh hưởng được rút ra.

- Thứ tư, đề tài đã thực hiện phân tích hồi quy và xây dựng được mô hình hồi quy

các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại Trường Đại học Quy Nhơn.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại trường đại học quy nhơn (Trang 88 - 90)