ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại trường đại học quy nhơn (Trang 108 - 137)

7. Những đóng góp của đề tài

5.4. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC KIẾN NGHỊ

- Đối với Trường Đại học Quy Nhơn:

Yếu tố con người được đánh giá là nhân tố hết sức quan trọng trong bất cứ đơn vị nào. Kế toán trách nhiệm được vận dụng thành công hay không phụ thuộc nhiều vào trình độ của viên chức, người lao động trong Trường. Lãnh đạo Nhà trường cần đánh giá và xác định được tầm quan trọng của hệ thống kế toán trách nhiệm. Bên cạnh đó, các cấp quản lý cũng cần có trình độ chuyên môn tốt, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với công việc được giao, góp phần vào thành công của kế toán trách nhiệm. Muốn vậy, Nhà trường cần có các chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức có chuyên môn về kế toán tài chính và có kiến thức về kế toán quản trị, đồng thời phải có nghiệp vụ về phân tích, thống kê,… để thiết kế các kế toán trách nhiệm, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm và lập báo cáo kế toán trách nhiệm theo yêu cầu của các nhà quản trị.

Cơ cấu tổ chức trong bộ máy quản lý ở Trường Đại học Quy Nhơn có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thiết lập số lượng các trung tâm trách nhiệm. Do đó, cần thay đổi mô hình cơ cấu tổ chức theo hướng tinh gọn và linh hoạt hơn.

- Đối với Nhà nước:

Nhà nước cần sớm thiết lập môi trường pháp lý đầy đủ về tổ chức hoạt động kế toán, kế toán trách nhiệm trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay. Ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy về kế toán, kế toán trách nhiệm; trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của kế toán trách nhiệm đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhà nước cần tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát về kết quả thực hiện công tác kế toán trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm có kế hoạch xây dựng và có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế toán – kiểm toán, trong đó chú trọng đào tạo nội dung kế toán trách nhiệm.

kế toán trách nhiệm là một môn học bắt buộc nhằm cung cấp cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán hiểu được tầm quan trọng và cách áp dụng kế toán trách nhiệm vào các đơn vị cụ thể. Ngoài ra, cần xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề kế toán quản trị, trong đó kế toán trách nhiệm là một nội dung cốt lõi.

5.5. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng vì một số điều kiện thực tế không cho phép nên đề tài vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể, nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng là thống kê tần suất, thống kê mô tả, kiểm định cronbach alpha, phân tích nhân tố EFA và hồi quy,… để đánh giá và tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của công tác kế toán trách nhiệm chứ chưa xây dựng được một hệ thống các báo cáo, bảng biểu dự toán với thực tế và các chỉ tiêu đánh giá cụ thể,…

Hướng nghiên cứu tiếp theo nên tiến hành đi sâu vào các nội dung của tổ chức công tác kế toán trách nhiệm hoặc có thể hướng đến nghiên cứu về sự hài lòng của các nhà quản trị khi áp dụng kế toán trách nhiệm hoặc cũng có thể nghiên cứu theo hướng cụ thể về các yếu tố của kế toán trách nhiệm như hệ thống báo cáo, so sánh giữa kết quả thực tế với dự toán,… Đồng thời, về phương pháp nghiên cứu định lượng nên sử dụng thêm các mô hình SEM hoặc AMOS để nghiên cứu nhằm làm rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến thành quả của công tác kế toán trách nhiệm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu và thảo luận, chương 5 đã đưa ra kết luận và kiến nghị đối với công tác kế toán trách nhiệm tại Trường Đại học Quy Nhơn. Trong chương này, luận văn đã đưa ra những kết luận về kết quả nghiên cứu cũng như định hướng phát triển của Trường Đại học Quy Nhơn. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các kiến nghị trong việc hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm cũng như điều kiện để thực hiện các kiến nghị đó. Ngoài ra, tác giả cũng đã nêu ra những hạn

KẾT LUẬN CHUNG

Kế toán trách nhiệm là một nội dung quan trọng của kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định về hoạt động của đơn vị một cách kịp thời và chính xác. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại Trường Đại học Quy Nhơn đã giải quyết được một số nội dung căn bản như sau:

- Tổng quan được các nghiên cứu trong và ngoài nước về kế toán trách nhiệm; - Hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm cũng như kinh nghiệm về việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm của một số đơn vị sự nghiệp có thu để rút ra bài học kinh nghiệm cho các đơn vị có thu tại Việt Nam.

- Luận văn đã xây dựng được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của công tác kế toán trách nhiệm và thiết kế phương pháp để thu thập và xử lý dữ liệu phục vụ cho đề tài.

- Luận văn đã đánh giá và xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của công tác kế toán trách nhiệm và xây dựng được hàm hồi quy các nhân tố ảnh hưởng.

Từ thực trạng các nhân tố ảnh hưởng, luận văn đã đề xuất các kiến nghị hoàn thiện về công tác kế toán trách nhiệm tại Trường Đại học Quy Nhơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Lan Anh (2018), Kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập

trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, Đại học Kinh tế &

Quản trị kinh doanh, Thái Nguyên.

[2] Trần Văn Dung (2002), Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành trong doanh

nghiệp sản xuất ở Việt Nam, Học viện Tài chính, Hà Nội.

[3] Phạm Văn Dược (2010), Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm bộ

phận trong doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam, Đại học kinh tế thành phố

Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

[4] Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn (2017), Quyết định số 1937/QĐ-ĐHQN về

việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Quy Nhơn,

Bình Định.

[5] Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn (2019), Quyết định số 848/QĐ-ĐHQN về

việc triển khai thực hiện Đề án Đổi mới cơ cấu tổ chức Trường Đại học Quy Nhơn giai đoạn 2019-2022, tầm nhìn 2030, Bình Định.

[6] Lưu Thị Hằng Nga (2004), Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp dầu khí Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[7] Nguyễn Hữu Phú (2014), Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây

dựng thuộc Bộ Giao thông vận tải, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,

Hồ Chí Minh.

[8] Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[9] Nguyễn Ngọc Quang (2006), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các doanh

nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[10] Quốc hội (2012), Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13, Hà Nội.

[11] Quốc hội (2018), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học số

34/2018/QH14, Hà Nội.

lệ trường đại học, Hà Nội

[13] Nguyễn Ngọc Tiến (2017), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách

nhiệm tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc trên địa bàn tỉnh Bình Định, Đại học Quy Nhơn, Bình Định.

[14] Lê Đức Toàn (2002), Kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong ngành sản

xuất công nghiệp, Học viện Tài chính, Hà Nội.

[15] Trần Trung Tuấn (2015), Nghiên cứu kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp

sản xuất xi măng Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[16] Trần Văn Tùng (2010), Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị

trong công ty niêm yết ở Việt Nam, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh,

Hồ Chí Minh.

[17] Hoàng Văn Tưởng (2010), Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý

hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam, Đại học Kinh

tế quốc dân, Hà Nội.

[18] Ngô Kim Thanh (2012),Quản trị doanh nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. [19] Phạm Thị Kim Vân (2002), Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh

ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, Học viện Tài chính, Hà Nội.

[20] Giang Thị Xuyến (2002), Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong

doanh nghiệp Nhà nước, Học viện Tài chính, Hà Nội.

II/ Tiếng Anh

[21] Atthinson & et al (2001), Management Accounting – 3rd edition, Prentice Hall. [22] Birmberg, J.G and Shields, Michael D. (1989), “Three decades of behavioral

accounting research: A search for order”, Behavioral Research in Accounting.1, pp.23- 74

[23] Bloomfield, Brian P. and et al (1992), “Machines and manoeuvres: Responsibility accounting and the construction of hospital information systems”,Accounting

Management and Information Technologies, 2(4), pp. 197- 219.

[24] Don, R. Hansen and Marynne, M.Mowen (2005), Management Accounting,

[25] Dowd, Joe E. (2001), “Effect of product mix and technology on responsibility accounting, account proliferation and product unbundling in the Texas utility industry”, Managerial Auditing Journal. 16(2), pp.76- 87.

[26] Ojuye Thomas (2012), “The relevance of standard costing in Nigerian Organization - A survey of selected firm in Ughelli, Delta states”, Journal of Management

and corporate Governance. 4(1), pp.14- 22.

[27] Fowzia, Rehana (2011), “Use of responsibility accounting and measure the satisfaction levels of service organizations in Bangladesh”, International Review of Business Reseach Papers. 7(5), pp.53- 67.

[28] Garrison, Ray H. and Noreen, Eric W. (2008), Managerial Accounting, ed. Edition, 11th, McGraw- Hill Companies.

[29] Gharayba, et al. (2011), “The extent of applying the elements of responsibility accounting in the Industrial Shareholding Companies and effect on the Company’s Profitability and Operational efficiency”, Administrative Sciences. 38 (1), pp.219- 234.

[30] Hanini, et al (2013), “The extent of implementing responsibility accounting features in the Jordanian Banks”, European journal of business and management. 5(1), pp.217- 229.

[31] Hermanson, RH, Edwards, James B. and Salmonson, R.F (1987), Accounting Principles, ed.Plano, Speacial Edition, Taxas Business Publication Inc.

[32] Higgins, John A (1952), Responsibility Accounting, Vol. 12, The Arthur Andersen Chronicle, Chicago.

[33] Horngren, Charles T., Foster, George, and Datar, Srikant (2000), Cost accounting managerial emphasis, ed.Edition 10th, Prentice Hall.

[34] Joda, et al (2009), “The extent of applying responsibility accounting in the Jordanian hotels”, Zarqa journal for research and studies. 9(2), pp.23- 49.

[35] Meda, Ibrahim (2003), “System of responsibility accounting in the Jordanian Shareholding companies: Reality and hopr”, Journal of University of Damascus. 19(2), pp.317- 363.

[36] Nyakuwanika, Moses, et al (2012), “An analysis of effective responsibility accounting system strategies in the Zimbabwwean Health Sector (2003- 2011)”, Research Journal of Finance and Accounting. 3, pp.86- 92.

[37] Ngoc Tien Nguyen, et all (2019), “Factors affecting the responsibility accounting in Vietnamese firms: A case study for livestock food processing enterprises”,

Management Science Letters 9 (2019) p.1349–1360.

[38] Okoye, Emma Ik, R., Ekwezia Njideka and Ngozi Ijeoma (2009), “Improvement of managerial performance in Manufacturing Organization - An application of responsibility accounting”, Journal of the Management Sciences. 9(1), pp.1- 17.

[39] Rajbi, Mohammad Tayseer (2004), The administrative accounting , ed. Edition, 3rd. [40] Reddy, B Venkatrathnam and Raji (2008), Responsibility accounting conceptual

framewwork, http://www.icwwai.org:80/icwwai/knowledgebank/ma34.pdf,

accessed 10/03/2013.

[41] Safa, Mojgan (2012), “Examining the role of responsibility accounting in organization structure”, American Academic & Scholarly Research Journal.

4(5).

[42] T.Horngren, Charles, M.Datar, Srikant anh Rajan (2012), Cost Acounting a Managetial Emphasis, 14th, Prentice Hall.

[43] Belkaoui, Ahmed (1981), “The relationship betwween self- disclosure style and attitudes of responsibility accounting, Accounting Organization and Society.

6(4).

[44] Gordon, M.J (1963), “Toward a theory of responsibility accounting systems”,

National Association of Accountants. 45(4), p.3

[45] Kellogg, Martin N (1962), “Fundamentals of responsibility accounting”, National Association of Accountants. 43(8), p.3

[46] Lin, Z. Jun and Yu, Zengbiao (2002). “Responsibility cost control system in China: A case of management accounting application”, Management Accounting Research. 13(4), pp.447- 467.

[47] Vogel, Joseph P. (1962) “Rudiments of responsibility accounting in public utilities”,

National Association of Accountants. 43(5), p.69.

[48] Zahirul, Hoque and Wendy, James (2000), “Linking balanced scorecard measures to size and market factors: Impact on organizational perfomance”, Journal of

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT

Số phiếu:………….. Kính gửi: Quý ông/bà!

Tôi là Bùi Thị Xuân Hà, học viên cao học Trường Đại học Quy Nhơn, hiện tôi đang thực hiện đề tài về “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán

trách nhiệm tại Trường Đại học Quy Nhơn. Được biết quý Ông (Bà) đang trực tiếp làm công tác quản lý, điều hành có liên quan đến Trường Đại học Quy Nhơn; tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của quý Ông (Bà) bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Ý kiến của quý Ông (Bà) sẽ giúp tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Trường Đại học Quy Nhơn.

Khi trả lời, xin quý Ông (Bà) vui lòng tích (hoặc bôi đen) vào những phương án phù hợp với ý kiến của mình hoặc viết thêm vào mục “ý kiến khác”, vui lòng không bỏ trống các mục trả lời câu hỏi. Các thông tin của quý Ông (Bà) cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý Ông (Bà)!

A. THÔNG TIN CHUNG

Xin quý Ông/Bà cho biết đôi điều về bản thân:

1. Họ và tên:………

2. Giới tính:  Nam  Nữ

3. Vị trí công việc của ông/bà:

 Ban giám hiệu  Trưởng (Phó) khoa chuyên môn

 Trưởng (Phó) phòng chức năng  Trưởng (Phó) viện nghiêm cứu  Khác

4. Trình độ chuyên môn của ông/bà:

 Giáo sư, Phó Giáo sư  Tiến sĩ, Tiến sĩ khoa học

 Thạc sĩ  Cử nhân/ Kỹ sư

5. Nhóm tuổi của ông/bà:

 20 - 29  30 - 39

6. Kinh nghiệm quản lý của ông/bà:

 dưới 5 năm  5 - 10 năm  10 – 20 năm  trên 20 năm

7. Công việc của ông/bà có liên quan đến công tác kế toán của Trường:

 Có  Không

B. THÔNG TIN KHẢO SÁT

Ông/ Bà vui lòng đánh dấu  vào ô thích hợp cho mức độ đồng ý của mình với các phát biểu sau: 1 = Rất không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Bình thường, 4 = Đồng ý, 5 = Rất đồng ý.

hóa Nhân tố

Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 PQ - Phân quyền quản lý

1 PQ1

Viên chức quản lý tại trung tâm trách nhiệm (khoa/phòng/ban/viện) được thông báo về nhiệm vụ của mình.

1 2 3 4 5

2 PQ2

Viên chức quản lý tại trung tâm trách nhiệm (khoa/phòng/ban/viện) có đủ thẩm quyền thích hợp để thực hiện công việc của mình.

1 2 3 4 5

3 PQ3

Mỗi công việc trong đơn vị (khoa/phòng/ ban/viện) được mô tả cũng như xác định trách nhiệmvà quyền hạn rõ ràng.

1 2 3 4 5

4 PQ4

Các viên chức/người lao động của trung tâm trách nhiệm (khoa/phòng/ban/viện) có trình độ chuyên môn phù hợp để thực hiện công việc của mình.

1 2 3 4 5

5 PQ5

Viên chức quản lý của trung tâm trách nhiệm (khoa/phòng/ban/viện) có đủ thời gian để thực hiện công việc của mình.

1 2 3 4 5

6 PQ6 Trách nhiệm giải trình của viên chức/người lao

động phù hợp với trách nhiệm của họ. 1 2 3 4 5

PC - Phân chia tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm

7 PC1

Nhà trường phân chia cơ cấu tổ chức thành các đơn vị (khoa/phòng/ban/viện) theo bản chất của hoạt động của từng đơn vị.

1 2 3 4 5

8 PC2 Nhà trường phân chia công việc một cách rõ ràng

9 PC3 Có sự mô tả một cách rõ ràng các trung tâm trách

nhiệm (khoa/phòng/ban/viện) trong Trường. 1 2 3 4 5 10 PC4

Các trung tâm trách nhiệm (khoa/phòng/ ban/viện) trong Trường có sự phối hợp và rõ ràng trong mối quan hệ.

1 2 3 4 5

11 PC5 Tại mỗi trung tâm trách nhiệm (khoa/phòng/

ban/viện) có một người quản lý chuyên ngành. 1 2 3 4 5 12 PC6 Mỗi trung tâm trách nhiệm (khoa/phòng/

ban/viện) có một kiểu hoạt động đặc thù. 1 2 3 4 5 13 PC7

Mỗi trung tâm trách nhiệm (khoa/phòng/ ban/viện) có các hoạt động đặc trưng và đồng nhất của trung tâm trách nhiệm đó.

1 2 3 4 5

KT - Công tác khen thưởng

14 KT1 Việc khen thưởng được thực hiện thường xuyên 1 2 3 4 5 15 KT2

Mức đánh giá khen thưởng phù hợp với trách nhiệm của viên chức/người lao động tại các trung tâm trách nhiệm (khoa/phòng/ban/viện).

1 2 3 4 5

16 KT3 Các viên chức/người lao động hài lòng về chính

sách khen thưởng của Nhà trường. 1 2 3 4 5

17 KT4

Nhà trường dựa vào căn cứ khách quan và hiệu quả công việc để khen thưởng và động viên viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại trường đại học quy nhơn (Trang 108 - 137)