Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại trường đại học quy nhơn (Trang 93 - 95)

7. Những đóng góp của đề tài

5.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Mặc dù đã có sự phân quyền quản lý, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Thực trạng hiện nay của Trường Đại học Quy Nhơn chính là việc Ban Giám hiệu, đặc biệt là Hiệu trưởng có quá nhiều văn bản, quyết định phải ký, gây ra tình trạng quá tải và gần như chỉ kịp ký để kịp tiến độ công việc, đặc biệt là các khoản mục thanh toán, chi mua sắm, cấp kinh phí mà không đủ thời gian để cân nhắc kỹ những nội dung mà mình đang ký. Nguyên nhân của việc này là do Ban Giám hiệu muốn nắm bắt tất cả hoạt động của Trường vì đều liên quan trực tiếp đến lợi ích của tập thể và cá nhân. Đồng thời, vì kiến thức về công tác kế toán trách nhiệm còn hạn chế do đó chưa nghiên cứu sâu và xây dựng một hệ thống kế toán trách nhiệm hiệu quả. Đây là vấn đề cần xem xét để cải thiện trong nhận thức và thực tiễn để công tác quản trị được hiệu quả.

- Hạn chế thứ 2 là về việc phân chia tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm. Mặc dù đã có Quy chế về tổ chức hoạt động của từng đơn vị tuy nhiên các quy định về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị chưa được rõ ràng, cụ thể làm cho việc phối hợp giữa các đơn vị không đồng bộ, đôi lúc còn chồng chéo làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý.

- Về đặc điểm hoạt động của Trường cũng còn một số hạn chế. Các viên chức, người lao động trong Trường ít quan tâm đến các nội quy, quy định, quy chế mà Nhà trường ban hành, điều này làm cho quá trình thực hiện có nhiều sai sót phải làm lại nhiều lần khiến cho công việc bị chậm tiến độ. Bên cạnh đó, mặc dù đã có ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, tuy nhiên việc ứng dụng này có nhiều hạn chế thuộc về chuyên môn. Hiện tại, việc ứng dụng 2 phần mềm vào công tác kế toán còn nhiều bất cập. Các phần mềm này không đáp ứng đủ các yêu cầu cho công tác chuyên môn nghề nghiệp trong Trường do người viết phần mềm không phải là người trực tiếp làm kế toán do đó không có đủ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tế.

thu liên quan đến trung tâm trách nhiệm chưa được xác định và ghi nhận toàn bộ. Bên cạnh đó, có nhiều khoản chi phí liên quan đến trung tâm trách nhiệm không có phương án chi cụ thể, đặc biệt là ở các Khoa chuyên môn. Mặt khác không có hệ thống rõ ràng để so sánh những khoản thu nhập và chi phí tại các trung tâm trách nhiệm trong toàn Trường. Điều này làm cho việc phân bổ chi phí và thu nhập không tối ưu, có nhiều đơn vị không đủ kinh phí cho các hoạt động của mình nhưng có những đơn vị lại dư thừa kinh phí vì nhiều khoản thu nhập không được ghi nhận và phải nộp lại cho Trường.

- Công tác khen thưởng của Trường Đại học Quy Nhơn vẫn còn máy móc, chưa thật sự linh hoạt, vẫn còn tình trạng đại trà trong quá trình xét danh hiệu thi đua và giấy khen của Hiệu trưởng. Việc bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng chỉ được thực hiện vào cuối năm học, chưa có nhiều hình thức khen thưởng theo thành tích đột xuất trong công việc, chưa có sự xem xét lại chính sách khen thưởng định kỳ. Mặt khác, bộ tiêu chí thi đua, khen thưởng trong Nhà trường cũng chưa phù hợp, chưa đánh giá được hết mức độ cống hiến của toàn bộ viên chức, người lao động, đặc biệt là các viên chức ở phòng ban. Các viên chức là giảng viên và viên chức quản lý dễ dàng đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn khen thưởng hơn là viên chức là chuyên viên làm việc tại các phòng ban chức năng. Do đó, nhiều viên chức chưa thực sự hài lòng về chính sách khen thưởng của Nhà trường.

- Thực trạng của Trường Đại học Quy Nhơn cũng như nhiều đơn vị sự nghiệp công lập khác là việc lập dự toán và lập báo cáo hầu như không phải do tất cả các viên chức, người lao động tại các trung tâm trách nhiệm cùng tham gia thực hiện. Chính vì không tham gia vào việc lập dự toán nên các viên chức, người lao động ít quan tâm đến việc đạt được mục tiêu hoạt động tại trung tâm trách nhiệm của mình. Mặt khác, việc thiết kế mẫu của báo cáo đánh giá thành quả tại đơn vị không có sự tham gia của các viên chức quản lý và viên chức, người lao động tại đơn vị đó mà chỉ do một đơn vị chức năng phụ trách tạo mẫu báo cáo chung, điều này khiến cho báo cáo không bám sát với thực tế. Ngoài ra thông tin trong báo cáo thiếu sự kết nối trách nhiệm với viên chức, người lao động, không có các biện pháp để xử lý những chênh

lệch được đề cập trong báo cáo.

- Tâm lý “ngại va chạm” vẫn còn tồn tại trong công tác xử lý trách nhiệm đối với những chênh lệch trong quá trình so sánh thành quả thực tế với thành quả kế hoạch đã được lập của các trung tâm trách nhiệm. Chính tâm lý này đã làm cho công tác đánh giá dự toán và thực tế phần nào còn mang tính hình thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán trách nhiệm tại trường đại học quy nhơn (Trang 93 - 95)