Bức tranh hiện thực đời sống của xã hội Việt Nam giai đoạn cuối Lê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục từ góc nhìn văn hóa (Trang 37 - 53)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Bức tranh hiện thực đời sống của xã hội Việt Nam giai đoạn cuối Lê

đầu Nguyễn

2.1.1. Đời sống vật chất

Văn hóa vật chất cùng với văn hóa tinh thần là hai bộ phận cấu thành nên chỉnh thể văn hóa. Từ đời sống vật chất của một cộng đồng, dân tộc có thể hình dung được về diện mạo của nền văn hóa cộng đồng, dân tộc ấy. Và ngược lại, từ bản sắc văn hóa của một cộng đồng, dân tộc có thể nhận diện được đặc điểm đời sống vật chất của cộng đồng, dân tộc ấy. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa vì thế không thể bỏ qua nghiên cứu về đời sống vật chất được phản ánh trong tác phẩm.

Tìm hiểu tác phẩm Tang thương ngẫu lục từ góc nhìn văn hóa, chúng

tôi nhận thấy nhiều phương diện của đời sống văn hóa Việt Nam trong giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn được thể hiện một cách sinh động, đa dạng. Trong đó, đời sống vật chất của người Việt trong giai đoạn này cũng được phản ánh một cách khá rõ nét, chân thực.

Nói đến đời sống vật chất, trước tiên phải nhắc đến đời sống kinh tế. Nhìn chung, kinh tế nước ta giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX mang đặc điểm chung của nền kinh tế thời trung đại. Đó là nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong Tang thương ngẫu lục, nền kinh tế nông nghiệp này được phản ánh qua một số nghề. Chẳng hạn, trong các truyện Ông Hoàng Sầm, Mẹ

ranh càn sát, nghề làm ruộng trồng lúa nước của người Việt được đề cập đến

một cách ngắn gọn qua thông tin nghề nghiệp của nhân vật: “Ông Hoàng Sầm ở Thù Sơn, đời đời làm nghề cày ruộng. Cha mất sớm, để lại cho mấy sào ruộng, mẹ con nương tựa nhau mà sống” [21; tr.183].

Ngành trồng trọt của người Việt ở giai đoạn này khá phát triển. Bên cạnh trồng lúa, người Việt còn trồng nhiều loại cây khác, chủ yếu là cây nông nghiệp ngắn ngày như các loại đậu, dưa, khoai lang. Một số loại cây trồng được nhắc đến trong Tang thương ngẫu lục. Chẳng hạn, ở truyện Tượng già

lam ở chùa Đông, qua công việc hằng ngày của vợ chồng anh Mỗ, ta được

biết về nghề trồng khoai của người Việt thời bấy giờ: “Tháng quý hạ, năm Mậu ngọ, vợ chồng anh Mỗ, người làm Kim Ngưu, huyện Văn Giang cùng nhau gánh rơm ra đồng để phủ khoai” [21; tr.140].

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta trong giai đoạn này khá đa dạng. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng phát triển với nhiều loại con vật nuôi đa dạng. Trong một số truyện của Tang thương ngẫu lục, nghề nuôi trâu, bò, gà, vịt,… của người Việt đã được đề cập đến. Chẳng hạn, ở truyện

Mả tổ họ Nguyễn làng Quế Ổ, nghề chăn vịt được nhắc đến: “Họ Nguyễn

làng Quế Ổ […] khi xưa nhà nghèo, dựng lèo ngoài vườn làm nghề chăn vịt” [21; tr.199].

Do những biến động của tình hình chính trị, xã hội, nền kinh tế nước ta giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn thường xuyên rơi vào tình trạng trì trệ. Sản xuất giảm sút, giao thương bị hạn chế, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, các hoạt động kinh tế vẫn diễn ra một cách đều đặn. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi, thương nghiệp với các hoạt động buôn bán vẫn diễn ra khá đa dạng. Điều này được phản ánh một cách khá cụ thể trong nhiều truyện của

Tang thương ngẫu lục.

Trong nhiều truyện, ở phần giới thiệu thông tin “lí lịch trích ngang” hoặc trần thuật về diễn biến câu chuyện, các tác giả Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án đã đề cập trực tiếp đến một số nghề buôn bán của nhân vật. Phần lớn đây là những nghề phổ biến trong xã hội Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVII – XVIII nói riêng, thời trung đại nói chung. Chẳng hạn, trong truyện Người

nông phu ở Như Kinh, nghề đốn củi, bán củi được nhắc đến: “Một bác nông

phu, người làng Như Kinh, đi ra đồng kiếm củi, gặp một đám đại quân tiến lên, bèn đặt gánh củi xuống, đứng tránh ra bên đường” [21; tr.34].

Cùng với bán củi, người Việt thời Tang thương ngẫu lục còn có nghề đốt than, bán than. Trong truyện Người bán than, nghề này được tác giả Kính Phủ ghi lại: “Hồi họ Nguyễn cũ mất, có kẻ di thần ở ẩn không chịu ra làm quan, lấy nghề bán than làm kế sinh nhai” [21; tr.213].

Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh ẩm thực cũng diễn ra khá sôi nổi, chủ yếu là các hàng cơm, hàng rượu. Hoạt động kinh tế này được đề cập đến ở nhiều truyện, chủ yếu là điểm qua nhưng vẫn cho thấy được sự phong phú, đa dạng của đời sống vật chất của người Việt lúc bấy giờ: “Thấy bác, người ấy rất mừng, trật khăn ở trên đầu mình, đội cho bác rồi rủ vào hàng cơm, uống rượu chả nướng” [21; tr.34].

Trồng dâu, dệt vải và buôn bán vải cũng là một nghề phổ biến ở nước ta giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn. Truyện Ông Uông Sĩ Đoan với một chi tiết

nhỏ đã cho ta biết điều này: “Một cô gái làng bên cạnh, cùng bà mang vải đi chợ bán” [21; tr.91].

Một đặc điểm nổi bật về đời sống kinh tế nước ta giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn được phản ánh trong Tang thương ngẫu lục là hoạt động giao thương, buôn bán. Như đã nói, mặc dù trong tình hình xã hội, chính trị có nhiều biến động phức tạp, nền kinh tế nói chung bị kiệt quệ nhưng các hoạt động buôn bán, giao thương vẫn diễn ra khá sôi nổi. Chợ được nhắc đến khá nhiều lần trong tác phẩm. Đặc biệt, trong Tang thương ngẫu lục, hình ảnh chiếc thuyền buôn được các tác giả đề cập đến nhiều lần. Chẳng hạn, trong truyện Sông Độc, khi miêu tả về dòng sông này, tác giả Kính Phủ nhắc đến

những chiếc thuyền buôn: “Chỗ ngã ba sông, có cái miếu thờ thần sông linh thiêng lắm. Thuyền buôn qua lại, phải sửa đồ lên lễ, không thì buồm, cột,

chèo, lái chẳng cái nào còn” [21; tr.146]. Hoặc như, ở truyện Ông Sấm, Kính Phủ nhắc đến nghề đi buôn bằng đường biển của nhân vật: “Người nhà giàu ở làng Như Phượng, huyện Văn Giang thường đi buôn bán ngoài biển khơi” [21; tr.201]. Và chi tiết nhân vật bị sóng đánh đắm thuyền, dạt vào một hòn đảo “toàn những người đen xấu, ăn mặc cày cấy cũng giống như người đời” [21; tr.201] cho phép ta tiên tưởng đến việc trong quá khứ, người Việt ta từng đến các nước Indonesia, Philiphine… bằng đường biển để trao đổi, buôn bán.

Bên cạnh kinh tế, nhiều phương diện khác trong đời sống vật chất của người Việt cũng được phản ánh sống động qua Tang thương ngẫu lục. Về văn hóa trang phục, tác phẩm cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin về trang phục của người Việt trong quá khứ nói chung, giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX nói riêng. Chẳng hạn, qua truyện Ông Uông Sĩ Đoan, ta được biết người Việt thời bấy giờ đàn ông ngoài việc mặc quần áo, vẫn còn đóng khố. Qua truyện

Ông Đặng Chất, ta biết thêm phụ nữ nước ta thời bấy giờ mặc yếm: “Ông

trạng nguyên làng Phù Đổng là Đặng Chất, khi chưa đỗ, một mình học ở trong nhà. Một hôm dậy sớm, thấy người đàn bà phơi hai cái yếm ở sân. Người ấy đi khỏi thì một người đàn bà khác cùng nhà rút mất” [21; tr.153]. Hoặc như, qua truyện Ông Lê Thì Hiến, ta biết được các vị quan, thầy đồ, nho sĩ nước ta thời bấy giờ thường mặc nho phục khi giảng dạy, đàm đạo: “Quan Tướng quốc lúc ấy đang mặc nho phục, ngồi giảng sách với học trò” [21; tr.56]. Tiếc rằng, đặc điểm nho phục của nho sĩ Việt Nam như thế nào, tác giả Kính Phủ đã không miêu tả một cách cụ thể, chi tiết.

Đặc biệt, Tang thương ngẫu lục còn nhắc đến quan phục của các vua quan nước ta từ sau thời Lê Trung Hưng. Trong truyện Thi nội, tác giả Tùng

Niên đã miêu tả khá chi tiết quan phục của các vị trọng thần trong triều đình: “Trăm quan đội mũ phốc đầu, mặc áo bổ phục, đi hia, đóng đai chững chạc, chầu hầu chung quanh” [21; tr.135]. Đây là những tư liệu có giá trị trong việc

phục dựng lại quan phục của nước ta thời phong kiến nói chung và thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn nói riêng.

Ngoài ra, còn có một số phương diện khác về đời sống vật chất của người Việt ở giai đoạn này cũng được đề cập đến trong Tang thương ngẫu lục. Chẳng hạn, qua sự quan sát và ghi chép của các tác giả trong tập truyện này, ta còn biết thêm người Việt thời bấy giờ chủ yếu sống trong nhà lợp mái tranh, vách đất; bữa cơm thường có rượu, ban đêm thắp đèn dầu lạc,… Nhìn chung, mặc dù không chủ đích miêu tả đời sống vật chất của người Việt nhưng qua những trang ghi chép của hai tác giả, nhiều phương diện, đặc điểm văn hóa vật chất của Việt Nam giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn được thể hiện một cách khá sinh động, chân thực. Nhờ đó, qua tác phẩm này, người đời sau có thể hình dung được phần nào bức tranh đời sống vật chất của người Việt trong thời phong kiến nói chung, giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX nói riêng.

2.1.2. Đời sống tinh thần

Cùng với văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần là bộ phận cấu thành nên chỉnh thể văn hóa, như các nhà nghiên cứu văn hóa học khẳng định: “Văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra” [70; tr.25]. Cũng như đời sống vật chất, đời sống tinh thần của một cộng đồng, một dân tộc được xem là một trong những gương mặt quan trọng trong diện mạo nền văn hóa của cộng đồng, dân tộc ấy. Do vậy, muốn phác họa diện mạo văn hóa Việt Nam giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn không thể không xem xét đến đời sống tinh thần của người Việt trong giai đoạn này.

Trên thực tế sáng tác trong Tang thương ngẫu lục, hai tác giả Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án trong khi ghi chép, trần thuật các câu chuyện, sự kiện đã miêu tả một cách phong phú đời sống văn hóa tinh thần xã hội thời bấy giờ. Một trong những khía cạnh của đời sống tinh thần một cộng đồng, dân

tộc chính là tôn giáo, tín ngưỡng. Đối với người Việt trong giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng khá phong phú. Điều này được ghi chép, phản ánh trong nhiều truyện của Tang thương ngẫu lục.

Qua sự ghi chép của Tang thương ngẫu lục, ta có thể thấy, tôn giáo chính ở Việt Nam trong thế kỷ XVIII – XIX là Phật giáo. Phật giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt ta thời bấy giờ. Không phải ngẫu nhiên mà trong Tang thương ngẫu lục, Tùng Niên và Kính Phủ viết nhiều về các chùa (chùa Đông, chùa Tiên Tích, chùa Thiên Mụ, chùa Kim Liên) và các nhà sư (Chiết Công thiền sư, nhà sư Lê Hữu Kiều), trong đó có nhiều nhà sư được vua ban hiệu hòa thượng như truyện Ông Lê Hữu Kiều ghi lại: “Chúa Trịnh Minh Vương và Tĩnh Vương có ban hiệu hòa thượng cho nhiều vị sư” [21; tr.77]. Bỏ qua những yếu tố hoang đường liên quan đến các ngôi chùa và nhà sư được các nhà văn kể trong tác phẩm, có thể nhận thấy, đạo Phật nói chung, chùa và nhà sư nói riêng có vai trò rất lớn trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt thời bấy giờ.

Qua sự ghi chép của các tác giả, ta còn được biết, số lượng nhà sư ở nước ta trong các thế kỷ XVIII, XIX khá lớn. Trong các tầng lớp nhân dân, số người theo đạo Phật cũng khá đông. Nhìn chung, người Việt ở giai đoạn này rất mộ đạo Phật. Chi tiết ông Lê Hữu Kiều trong truyện cùng tên chuyên tâm nghiên cứu Phật pháp, giảng đạo được nhiều người đến nghe đã nói lên điều này: “Ông bỗng giác ngộ, từ đấy để tâm nghiên cứu kinh điển nhà Phật. Khi thôi làm quan, mở một sở tuyên giảng đạo Phật, người đến nghe giảng lúc nào cũng hàng mấy trăm, phần nhiều là người có tiếng trong rừng thiền” [21; tr.77]. Có thể giải thích hiện tượng này như sau: trước hết, tinh thần và giáo lí nhà Phật có nhiều điểm phù hợp với tâm thức của người Việt. Hơn nữa, trong giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn, xã hội loạn lạc, nhiều giá trị bị đảo lộn, phá vỡ, con người rơi vào bế tắc. Tìm đến đạo Phật như một lối giải thoát chính là

con đường được nhiều người bấy giờ đi theo. Đây cũng là lí do mà trong tác phẩm, có một số tác phẩm ghi lại chuyện nhiều người xuống tóc, xuất gia tu hành, thôi làm quan, chuyên tâm nghiên cứu giáo lí nhà Phật.

Ngoài Phật giáo, trong đời sống tinh thần của người Việt giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn còn có tín ngưỡng thờ cúng ông bà, thần linh, ma quỷ. Tang thương ngẫu lục ghi nhận điều này qua một số truyện. Chẳng hạn, trong truyện Liệt phụ Đoàn phu nhân, tín ngưỡng lập miếu thờ người mất có công trạng, tiết hạnh của người Việt được phản ánh cụ thể: “Đoạn, phu nhân ăn mặc chải chuốt lịch sự, bơi một chiếc thuyền con ra giữa dòng, gieo mình xuống nước mà chết. Dân ở đấy lập miếu thờ” [21; tr.65].

Không chỉ đối với anh hùng, liệt nữ, đối với những người có năng lực kỳ lạ, những sự vật kỳ quái khi chết đi hoặc không còn nữa cũng được người dân lập miếu thờ. Chẳng hạn, truyện Núi Đông Liệt phản ánh việc lập miếu thờ đứa bé mới sinh đã biết nói, hiểu rõ việc quỷ thần như sau: “Trong núi có bàn cờ đá, cạnh bàn cờ, có nốt bàn chân, to hơn chân người thường. Có người con gái dẫm chân vào đấy, bụng thấy cảm động, rồi có mang, sinh ra một đứa con gái. Đứa con ấy lọt lòng đã biết nói, biết quá khứ và vị lai. Tiếng đồn đến triều đình, được vời vào kinh, hỏi việc quỷ thần. Hỏi đâu trả lời ngay đấy.Vì thấy là điều kì quái, triều đình lại cho về. Được ba tuổi thì đứa bé chết. Người ta cho là tiên, lập miếu thờ” [21; tr.106]. Hoặc như ở truyện Núi Rết, chuyện con rết được xem là thần và được người lập miếu thờ trên núi và hằng năm phải lấy người làm vật tế cũng được chép lại: “Núi ở giữa hai châu Hoan, Ái có miếu thờ thần Rết làm ngay ở cửa hang. Hàng năm, phải lấy người làm vật cúng tế, người làng cắt lượt nhau mà chịu” [21; tr.107].

So với Phật giáo, dấu ấn của Nho giáo trong đời sống tinh thần người Việt bấy giờ vẫn rất đậm nét. Trong Tang thương ngẫu lục, có một số truyện viết về chuyện nho sĩ tầm sư, đèn sách, đi thi, đỗ đậu được về vinh quy bái tổ.

Đạo đức Nho giáo cũng ảnh hưởng lớn đến các chuẩn giá trị xã hội cũng như ứng xử gia đình. Chẳng hạn, tác phẩm Liệt phụ Đoàn phu nhân ghi lại câu chuyện người vợ thứ của ông Du lĩnh hầu Ngô Phúc Du trầm mình dưới sông sau khi chồng mình chết trận được lập miếu thờ để biểu dương tấm gương liệt phụ. Tuy nhiên, qua Tang thương ngẫu lục, có thể nhận thấy, Nho giáo không còn giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần người Việt như những thế kỷ trước. Có lẽ, giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn là thời kỳ đất nước có quá nhiều biến động, chiến tranh liên miên, sơn hà bao phen đổi chủ, những giá trị cương thường cũng bị đảo lộn theo. Nho giáo đánh mất vị trí độc tôn cũng là điều tất yếu.

Bên cạnh tín ngưỡng, tôn giáo, tư tưởng, nhiều phương diện khác của đời sống tinh thần người Việt giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn cũng được phản ánh trong Tang thương ngẫu lục. Bằng sự quan sát tinh tường, ngòi bút ghi chép tỉ mỉ, các tác giả Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án trong khi kể chuyện đã chú ý quan sát, miêu tả về một số thú vui, trò chơi, sinh hoạt nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng của người Việt trong giai đoạn lịch sử này. Chẳng hạn, qua truyện

Ông Đỗ Thế Giai và ông Hoàng Ngũ Phúc, ta biết được thú chọi gà rất được

người Việt ưa thích, không chỉ trong dân gian mà còn cả trong cung đình: “Một lúc, ông Đỗ đi ra, qua phủ Lượng phúc, thấy người em thứ tư và cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tang thương ngẫu lục từ góc nhìn văn hóa (Trang 37 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)