6. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Dấu ấn văn hóa của yếu tố hoang đường, kỳ ảo trong Tang thương
không chỉ xuất hiện với số lượng lớn mà còn hết sức đa dạng về dạng thức biểu hiện. Những yếu tố này không chỉ là đặc trưng thể loại mà con là những câu chuyện tâm linh, văn hóa mà các tác giả từng được nghe và ghi chép lại một cách sống động như muốn truyền tải những câu chuyện tâm linh, văn hóa của thời đại mình. Qua đó, ta có thể thấy được dấu ấn văn hóa của thời đại Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án qua từng câu chuyện thấm đẫm màu sắc hoang đường của các ông.
3.3.2. Dấu ấn văn hóa của yếu tố hoang đường, kỳ ảo trong Tang thương ngẫu lục ngẫu lục
Việc yếu tố hoang đường được sử dụng thường xuyên trong Tang thương ngẫu lục bắt nguồn từ nguyên nhân chính sau: “Các tác giả chưa thoát được một quan niệm: Đã là chuyện ghi lại để lưu truyền thì phải cho hay; mà muốn hay thì phải lạ; càng hoang đường quái đản càng hay, càng lạ, càng đáng được lưu truyền” [21; tr.7].
Tuy nhiên, ngoài việc xuất hiện như một đặc trưng của trong truyện trung đại, yếu tố hoang đường, kỳ ảo còn được sử dụng trong Tang thương ngẫu lục một cách chủ động, khách quan. “Hai ông có một ý định rất rõ là ghi
chép đúng điều mình mắt trông thấy, tai nghe thấy, không hư cấu. Những chuyện hoang đường, quái đản cũng là do người ta kể lại chứ không phải tự mình đặt ra để cho ly kỳ” [21; tr.13]. Do đó, những chuyện hoang đường, kỳ quái trong Tang thương ngẫu lục phần lớn đều được truyền tụng và tồn tại lâu trong dân gian. Và đằng sau lớp vỏ hoang đường, kỳ ảo của chúng, có
nhiều vấn đề của hiện thực cuộc sống được miêu tả, tái hiện, trong đó có những vấn đề văn hóa.
Qua những câu chuyện hoang đường, kỳ quái trong tác phẩm, ta có thể nhận thấy những phương diện trong đời sống tinh thần, tâm linh, tôn giáo của người Việt ở thời trung đại nói chung, thời cuối Lê đầu Nguyễn nói riêng. Một trong những phương diện ấy là niềm tin vào quỷ thần, vạn vật hữu linh có từ thời cổ đại. Không phải ngẫu nhiên mà các yếu tố thần tiên, ma quỷ, yêu quái xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm. Và trước những yếu tố siêu nhiên này, các nhân vật bao giờ cùng tin, sợ. Chẳng hạn, truyện Ông Đặng Chất kể lại sự việc nhân vật cùng tên coi thường thần linh, bị quở trách và sau đó phải ra đền tạ lỗi: “Ông cười mà rằng: - Quỷ thần mới linh thiêng làm sao! Thần đến gõ cửa báo: - Ông trạng! Ông trạng! Sau này ông xử sự ở triều đình, sẽ lấy một mạng người đền hai cái yếm phải không? Ông sợ hãi rợn người, sáng ra đền tạ lỗi” [21; tr.153].
Chính vì tin và sợ vào quỷ thần nên dẫn đến một trong những phương diện khác trong đời sống tâm linh của người Việt thời xưa là tin vào các nhà sư, đạo sĩ, thầy bói, thầy địa lí, thầy phong thủy… những người được xem là có năng lực siêu nhiên, có thể “trên thông thiên văn, dưới tường địa lí”, có khả năng giao tiếp với thế giới quỷ thần. Cho nên, không ngẫu nhiên mà trong
Tang thương ngẫu lục, các vị chân nhân, đạo sĩ tu tiên, các thầy phong thủy xem đất, xem long mạch, huyệt mộ, thầy tướng số xem nhân tướng, giải mộng, tiên tri xuất hiện rất nhiều. Và trước những đối tượng này, người ta thường tin theo tuyệt đối. Chẳng hạn, trong truyện Ông Nguyễn Bá Dương có một nhân vật thầy bói không rõ tên họ nhưng được nhiều người, kể cả những bậc công hầu khanh tướng tin, nghe theo: “Người thầy bói này, không rõ tên
họ, thường hay đi lại ở các nhà công khanh, nói nhiều câu ứng nghiệm lắm” [21; tr.46].
Cùng với tin vào các nhà sư, đạo sĩ, thầy bói, thầy tướng, thầy phong thủy…, một đặc điểm nổi bật trong đời sống tinh thần, tâm linh của người Việt bấy giờ là coi trọng việc xây chùa, lập miếu, dựng đền,… Đó là những nơi thờ tự các đấng siêu nhiêu mà con người kính sợ hoặc trông cậy sự độ trì, cũng là nơi hướng đến của niềm tin, đời sống tâm linh. Cho nên, trong Tang thương ngẫu lục, có nhiều việc giải thích sự ra đời của một ngôi miếu, ngôi đền hay ngôi chùa. Phần lớn nguyên nhân là do yếu tố hoang đường, kỳ ảo. Nhưng qua đó, ta thấy được những hiện thực trong đời sống tâm linh của người Việt bấy giờ. Chẳng hạn, truyện Núi Đông Liệt giải thích sự ra đời của ngôi miếu dưới chân núi là bởi đứa bé kỳ lạ (mới sinh ra đã biết nói, biết quá khứ và tương lai, ba tuổi thì chết) được sinh ra do người mẹ dẫm phải vết chân cạnh bàn cờ trên núi này: “Được ba tuổi thì đứa bé chết. Người ta cho là tiên, lập miếu thờ. Nay miếu hãy còn dưới núi” [21; tr.106].
Có thể thấy, yếu tố hoang đường không chỉ được sử dụng thường xuyên trong Tang thương ngẫu lục như là một thủ pháp đặc thù của thể loại mà còn
mang nhiều giá trị phản ánh. Đằng sau những câu chuyện hoang đường, kỳ quái trong các truyện, ta vẫn có thể nhận ra những phương diện của hiện thực đời sống người Việt thời cuối Lê đầu Nguyễn, trong đó có phương diện đời sống văn hóa. Qua những câu chuyện về quỷ thần, ta vẫn nhận ra nhiều đặc điểm trong đời sống tinh thần, tâm linh, tính ngưỡng của người Việt. Đó là những dấu ấn văn hóa phản chiếu qua các yếu tố hoang đường, kỳ ảo trong tác phẩm.
Tiểu kết chương 3
Từ phương diện hình thức thể hiện, có thể thấy rõ dấu ấn văn hóa của
Tang thương ngẫu lục trên ba phương diện chính là ngôn ngữ, thể loại và yếu tố hoang đường, kỳ ảo. Về ngôn ngữ, tác phẩm có sự kết hợp hài hòa, thích hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân để đạt hiệu quả diễn đạt cao nhất. Về thể loại, trong tác phẩm có sự hỗn dung, xâm nhập giữa các thể loại, trong đó, tiêu biểu là sự thâm nhập của thơ, phú, câu đối, văn bia và một số thể loại văn học chức năng như chế, biểu vào tác phẩm truyện. Sự hỗn dung thể loại này vừa là đặc trưng của văn học trung đại được phản ảnh rõ nét trong tập truyện, vừa ghi lại dấu ấn của nhiều giá trị văn hóa của thời trung đại. Về yếu tố hoang đường kỳ ảo trong tác phẩm, có thể khẳng định, không chỉ là đặc trưng thể loại, xuất hiện với số lượng lớn, đa dạng về dạng thức, yếu tố hoang đường, kỳ ảo còn được sử dụng thích hợp trong tác phẩm, góp phần chuyển tải nội dung tư tưởng một cách hấp dẫn, sinh động; đồng thời, phản ánh nhiều phương diện trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt thời trung đại.
KẾT LUẬN
1. Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án là hai tác giả lớn, có những đóng góp nhất định cho sự vận động và phát triển của văn học trung đại Việt Nam nói chung, thể loại truyện ký trong văn học trung đại nước ta nói riêng. Hai ông có nhiều tác phẩm, trong đó tác phẩm chung Tang thương ngẫu lục được xem là đỉnh cao, một trong những tác phẩm tiêu biểu của thể loại truyện ký. Đây là một tác phẩm đặc sắc, đạt được nhiều thành tựu nghệ thuật, trong đó có việc phản ảnh một cách sinh động đời sống văn hóa của người Việt trong thời trung đại nói chung, giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn nói riêng. Dấu ấn văn hóa được thể hiện đậm nét trong Tang thương ngẫu lục và đây là một trong những yếu tố làm nên thành công cũng như sức sống bền bỉ cho tác phẩm này. 2. Nhìn từ phương diện chủ đề, có thể thấy dấu ấn văn hóa trong Tang thương ngẫu lục thể hiện rõ trên bức tranh đời sống của xã hội Việt Nam giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn, trong đó có đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; các danh nhân, di tích lịch sử, thắng cảnh và các sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán, học thuật. Nhìn chung, những phương diện này đều được thể hiện một cách sinh động trong tác phẩm. Qua đó, giúp người đời sau có được cái nhìn toàn cảnh về đời sống văn hóa của người Việt ở thế kỷ XVIII một cách khá chân thực, đầy đủ.
3. Nhìn từ phương thức thể hiện, dấu ấn văn hóa trong Tang thương ngẫu lục thể hiện rõ ở các phương diện ngôn ngữ, thể loại và yếu tố hoang đường kỳ ảo của tác phẩm. Ngôn ngữ truyện thể hiện rõ dấu ấn văn hóa qua lớp ngôn ngữ văn hóa bác học và ngôn ngữ văn hóa bình dân được các tác giải sử dụng một cách chủ động, phù hợp và đạt hiệu quả diễn đạt, hiệu quả thẩm mĩ cao. Thể loại của tác phẩm ghi rõ dấu ấn văn hóa qua sự hỗn dung, xâm nhập về mặt thể loại của thơ, phú, câu đối, văn bia, chế, biểu… vào trong tác phẩm truyện. Yếu tố hoang đường, kỳ ảo thể hiện dấu ấn văn hóa ở việc
phản ánh một cách sống động, chân thực nhiều phương diện trong đời sống tôn giáo, tinh thần, tâm linh của người Việt đương thời.
4. Nghiên cứu Tang thương ngẫu lục dưới góc nhìn văn hóa là một hướng nghiên cứu thú vị nhưng cũng không hề dễ dàng. Luận văn mới chỉ là những tìm tòi, nghiên cứu bước đầu. Do năng lực của người nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn được lắng nghe ý kiến góp ý của quý thầy cô và bạn đọc để có thể hoàn thiện luận văn cũng như mở rộng hướng nghiên cứu của đề tài trong thời gian tiếp theo.
DANH SÁCH BÀI BÁO KHOA HỌC
[1] Trần Thị Thủy (2019), “Di tích, danh lam thắng cảnh trong Tang thương
ngẫu lục”, Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học Ngữ văn, Trường Đại học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn An (2003), “Quan niệm về Thần và việc văn bản hóa truyền thuyết trong truyện văn xuôi trung đại”, Tạp chí Văn học, số 3.
[2] Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
[3] Phan Kế Bính (2012), Việt Nam phong tục, Nxb Hồng Đức, H.
[4] Phạm Tú Châu (1995), “Truyền kì chữ Hán ở Hàn Quốc và Việt Nam”,
Tạp chí Văn học, số 10.
[5] Phạm Tú Châu (1999), “Vài suy nghĩ về tiểu thuyết tình dục chữ Hán của Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm, số 3.
[6] Nguyễn Huệ Chi (2005), “Mấy đặc trưng loại biệt của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX”, Tạp chí Văn học, số 3.
[7] Nguyễn Huệ Chi (2009), Truyện truyền kì Việt Nam, quyển 2, Nxb Giáo
dục, H.
[8] Nguyễn Thị Chiến (1992), “Tính bi kịch xã hội của hình tượng phụ nữ trong thơ ca thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí Văn học, số 2.
[9] Doãn Chính (2004), Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị quốc gia, H.
[10] Thiều Chửu (2003), Hán Việt tự điển, Nxb Thanh niên, H.
[11] Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
[12] Chu Xuân Diên (2008), Nghiên cứu văn hóa dân gian – Phương pháp, lịch sử, thể loại, Nxb Giáo dục, H.
[13] Đặng Anh Đào (2006), “Vai trò của cái kì ảo trong truyện và tiểu thuyết Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 12.
[14] Biện Minh Điền (2015), Loại hình văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Vinh, Nghệ An.
[15] Trần Quang Đức (2013), Ngàn năm áo mũ, Nhã Nam, Nxb Thế giới, H. [16] Võ Minh Hải (2005), Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn
hóa, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn.
[17] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khăc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, H.
[18] Phạm Thị Ngọc Hoa (2006), Sự thể hiện con người trong Ức Trai thi tập
của Nguyễn Trãi, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Quy
Nhơn.
[19] Trương Thị Hoa (2011), Loại hình các nhân vật trong truyện truyền kì Việt Nam qua ba tác phẩm tiêu biểu: Thánh tông di thảo, Truyền kì mạn lịch, Lan trì kiến văn lục, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại
học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
[20] Nguyễn Văn Hoàng (2015), Đặc điểm tự sự trong Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ) và Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án), Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Huế.
[21] Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án (1997), “Tang thương ngẫu lục”, Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, tập 2, Nxb Thế giới, H.
[22] Trần Quang Huy (2002), “Thể tài “Tài tử giai nhân” trong truyện Nôm Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 12.
[23] Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại,
Nxb Văn hóa thông tin, H.
[24] Đinh Gia Khánh (2000), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 7, Nxb. Khoa
học xã hội, H.
[25] Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (2006), Văn
học Việt Nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII), Nxb Giáo dục, H.
[26] Vũ Ngọc Khánh (1991), Lược truyện thần tổ các ngành nghề, Nxb Khoa học xã hội, H.
[27] Vũ Ngọc Khánh (1994), Kho tàng giai thoại Việt Nam, Nxb Văn hóa
thông tin, H.
[28] Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Quang Ân (1995), Kho tàng truyện truyền kỳ Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, H.
[29] Vũ Ngọc Khánh (2004), Văn hóa Việt Nam những điều học hỏi, Nxb Văn hóa thông tin, H.
[30] Vũ Ngọc Khánh (2007), Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb
Giáo dục, H.
[31] Trần Trọng Kim (2001), Nho giáo, Nxb Văn hóa thông tin, H.
[32] Lê Thị Lan (2003), “Những biến động trong đời sống chính trị văn hóa tinh thần ở nước ta của thế kỷ XVIII và ảnh hưởng của chúng đối với các nhà tư tưởng thời kỳ này”, Tạp chí Triết học, số 4.
[33] Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX), tái bản lần thứ 3, Nxb Giáo dục, H.
[34] Nguyễn Lộc (2007), Những tiểu luận văn học và những bài viết khác,
Nxb Thanh niên, H.
[35] Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H.
[36] Lê Dương Khắc Minh (2016), “Nghĩ về cội nguồn của truyền truyền kỳ trung đại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, số 5.
[37] Hồ Tấn Nguyên Minh (2017), “Sự thể hiện con người trong văn học trung đại Việt Nam”, đăng trên giaoducthoidai.vn ngày 26.9.2017. [38] Nguyễn Đăng Na (1988), “Truyền kì mạn lục từ góc nhìn so sánh”, Tạp
[39] Nguyễn Đăng Na (1999), Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam – Những
vấn đề văn xuôi tự sự, Nxb Giáo dục, H.
[40] Nguyễn Đăng Na (chủ biên) (2005), Văn học trung đại Việt Nam, Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội, H.
[41] Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.
[42] Nguyễn Đăng Na (2006), “Vài nét về truyện truyền kỳ Việt Nam”, đăng trên http://nguvan.hnue.edu.vn, ngày 18.12.2015.
[43] Triều Nguyên (2016), “Phân định giữa truyện truyền kỳ và truyện cổ tích thế tục”, Tạp chí Sông Hương, số 8.
[44] Lãng Nhân (1966), Giai thoại làng nho, Nam Chi tùng thư xuất bản, Sài Gòn.
[45] Nhiều tác giả (1997), Về con người cá nhân trong trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[46] Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, H.
[47] Nhiều tác giả (2008), Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng
cho nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, H.
[48] Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.
[49] Phan Đình Phùng (2017), Thơ Nôm Nguyễn Khuyến từ góc nhìn văn hóa, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn.
[50] Trần Đình Sử (2001), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
[51] Nguyễn Hữu Sơn (2005), Văn học trung đại Việt Nam – quan niệm con người và tiến trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, H.
[52] Trần Đình Sử (tái bản lần thứ nhất) (1997), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, H.
[53] Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại, Nxb Giáo dục, H.
[54] Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
[55] Taylor (2000), Văn hóa nguyên thủy, Nxb Văn hóa thông tin, H.
[56] Bùi Duy Tân (1976), “Vấn đề thể loại trong văn học Việt Nam thời cổ”,
Tạp chí Văn học, số 3.
[57] Bùi Duy Tân (1994), Khảo và luận một số thể loại tác giả, tác phẩm văn
học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, H.
[58] Bùi Duy Tân (chủ biên, 2004), Hợp tuyển văn học trung đại Việt Nam,
tập 4, Nxb Giáo dục, H.
[59] Lê Văn Tấn (2013), Tác giả nhà nho ẩn dật và văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H.
[60] Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, H.
[61] Trần Nho Thìn (giới thiệu và tuyển chọn) (2007), Bùi Duy Tân tuyển tập, Nxb Giáo dục, H.
[62] Nguyễn Đình Thu (2010), Sự thể hiện con người trong thơ Đào Tấn,
Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Quy Nhơn.
[63] Nguyễn Đình Thu (2014), “Hình tượng con người cá nhân trong thơ chữ Hán của Đào Tấn”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Quy Nhơn, số 3. [64] Đỗ Lai Thúy (2006), “Quan hệ văn hóa và văn học từ cái nhìn hệ thống”,
đăng trên tiasang.com.vn, ngày 17.11.2006.
[65] Đặng Đình Trương (2017), Hát nói Nguyễn Công Trứ từ góc nhìn văn