Các tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.5. Các tổ chức xã hội

Ngoài nhà trường và gia đình, hai yếu tố quan trọng chi phối đến GDHN đó là chính quyền địa phương và các xí nghiệp, cơ sở sản xuất. Đối với chính quyền cần có kế hoạch ngắn hạn, dài hạn trong xây dựng nguồn lực, đặc biệt là quan tâm đến công tác đào tạo nghề phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Đối với các cơ sở sản xuất cần tạo điều kiện cho HS tham quan, học tập, tư vấn cho các em chọn ngành nghề phù hợp với năng khiếu của mình.

Thực hiện mối liên kết này giúp HS có điều kiện mở rộng thông tin về ngành nghề của xã hội và địa phương, yêu cầu của nghề đối với người lao động, quy trình đào tạo, những điều kiện tham gia lao động. Qua đó giúp HS hiểu biết các thông tin cần thiết về nghề nghiệp không chỉ về mặt lý thuyết mà ngay cả thực tiễn nữa. Sự liên kết giữa nhà trường và các đơn vị sản xuất là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả HĐ GDHN trong việc hình thành và phát triển năng khiếu nghề nghiệp của các em.

1.5.6. Yếu tố tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Nguồn tài chính là một công cụ hữu hiệu để phát triển và đảm bảo chất lượng GD&ĐT trong đó có HĐ GDHN. Việc kinh phí đào tạo thấp, chưa có quy chế, định mức rõ ràng ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý HĐ GDHN.

CSVC cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức HĐ GDHN. Khác với các môn văn hoá, GDHN phải có thực hành mà phần thực hành đòi

hỏi CSVC phải đầy đủ. Chỉ khi có trang thiết bị đầy đủ thì các nội dung, chương trình GDHN mới có thể thực hiện được đầy đủ và hiệu quả.

Yếu tố kinh tế thị trường: nhu cầu của thị trường đối với các nghề nghiệp cần người lao động được đào tạo, để thực hiện được việc này các nhà khoa học cần phải có những khảo sát đánh giá nhu cầu của thị trường từ đó các nhà quản lý lấy cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Để quản lý tốt HĐ GDHN, cần có đủ CSVC và điều kiện tài chính.

1.5.7. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở (từ 11-15 tuổi)

Các nhà tâm lý học lứa tuổi hay tâm lý học phát triển đều có nhận thức chung rằng, lứa tuổi thiếu niên (học sinh THCS) từ 11 – 12 đến 15 – 16 tuổi là một giai đoạn phát triển đặc biệt cả về mặt tự nhiên và tâm lý - xã hội. Sự phát triển đó diễn ra bùng nổ đa dạng và phân hóa, nhất là vào thời đoạn cuối, bước quá độ chuyển sang giai đoạn đầu tuổi thanh niên. Những đặc điểm sinh lý - tâm lý - xã hội bộc lộ ra ở giai đoạn cuối tuổi thiếu niên là khá rõ ràng, có thể là một trong những cơ sở để phân hóa, phân luồng học sinh sau THCS. Có thể đề cập một số yếu tố sau:

- Sự phát triển sinh lý, thể chất. - Năng lực học tập.

- Năng khiếu, sở trường. - Hứng thú của học sinh.

- Tự ý thức, tự đánh giá của bản thân HS và đánh giá của cha mẹ học sinh về đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh của gia đình học sinh cũng khá rõ.

Những cơ sở trên giúp cho bản thân HS, CMHS và các giáo viên thấy rõ được đặc điểm của bản thân mỗi HS nên tiếp tục phát triển theo hướng nào thì thuận lợi hơn, phù hợp hơn. Trên thực tế, sau THCS gia đình cũng đã định hướng cho HS học thêm một số môn học nào đó phù hợp và có triển vọng với

con mình; như vậy, định hướng phân luồng cho HS sau THCS nên tiếp tục học tập, đào tạo theo hướng nào là phù hợp hơn với mỗi em. Tất nhiên đó chỉ là những cơ sở ban đầu ởthời điểm đó. Đối với từng cá nhân, con đường phát triển sau này của mỗi HS lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có cả tất yếu và ngẫu nhiên, không lường trước hết được.

Tiểu kết chương 1

Nguồn lực con người chính là phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, địa bàn dân cư. Nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển. Để có được đội ngũ lao động, năng động, sáng tạo, tâm huyết có trình độ tay nghề cao thì GD&ĐT có một vai trò quan trọng trong đó GDHN đã góp một phần không nhỏ trong vai trò chung đó, bởi vì góp phần PLHS, xác định đúng đắn năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai của địa phương và đất nước. GDHN là một trong những hoạt động chính của nhà trường phổ thông nhằm bồi dưỡng và hướng dẫn HS lựa chọn nghề nghiệp, nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và cả xã hội về giáo dục, chính trị, KT-XH. Trong giai đoạn hiện nay, theo xu hướng phát triển của thế giới, đất nước ta đang cần một lực lượng lớn lao động có trình độ, kỹ thuật tay nghề cao thì công tác GDHN ở các trường phổ thông lại càng trở nên có ý nghĩa thiết thực. HĐ GDHN cần điều chỉnh việc chọn nghề của thanh niên theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với việc học tập làm chủ công nghệ mới, chuẩn bị các phẩm chất của con người năng động thích ứng với thị trường. HĐ GDHN trên thế giới như: Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Nhật bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ... rất phong phú và đa dạng, đó là cơ sở giúp ta có kinh nghiệm đối với HĐ GDHN các trường phổ thông nước ta nói chung và các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định nói riêng. Công tác GDHN cho HS ở các trường phổ thông

chịu ảnh hưởng của nhiều lực lượng, nhiều tổ chức và được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó HĐ GDHN của nhà trường là hoạt động cơ bản giúp cho HS có cơ sở khoa học trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Việc nghiên cứu và đưa ra các biện pháp quản lý HĐ GDHN ở các trường THCS có hiệu quả, hợp lý là một tất yếu khách quan và phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Chất lượng và hiệu quả của HĐ GDHN có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Quản lý, điều hành tác động vào chất lượng, trình độ chuyên môn HĐ GDHN chính là vai trò của người CBQL, GV phụ trách HĐ GDHN, phụ huynh HS và các đối tượng liên quan ở các trường phổ thông là nhân tố quyết định. Chính vì vậy việc tìm ra các biện pháp quản lý HĐ GDHN ở các trường THCS hợp lý và cần thiết sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDHN, góp phần PLHS sau tốt nghiệp THCS và tạo nguồn nhân lực hướng tới nền kinh tế tri thức trong sự CNH-HĐH đất nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá chi tiết về thực trạng GDHN và quản lý HĐ GDHN cho HS ở các trường THCS tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Tìm hiểu, phân tích các tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng HĐ GDHN để có cơ sở kết luận, đề xuất cần thiết, làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng HĐ GDHN cho học sinh và khảo sát thực trạng quản lý HĐ GDHN cho HS ở các trường THCS tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Đối tượng khảo sát được chọn ngẫu nhiên phân tầng tại 10 trường THCS với số lượng và thành phần như sau:

Bảng 2.1. Số lượng các đối tượng tham gia khảo sát

STT Đơn vị CBQL GV HS CMHS

HT PHT Lớp 8, 9

1 Trường THCS Ân Nghĩa 1 1 20 60 50

2 Trường THCS Ân Hữu 1 1 10 50 40

3 Trường THCS Ân Tường Tây 1 1 15 60 50

4 Trường THCS Ân Tường Đông 1 1 10 40 30

5 Trường THCS Ân Đức 1 1 20 60 50

6 Trường THCS Tăng Bạt Hổ 1 1 20 60 50

7 Trường THCS Ân Thạnh 1 1 20 60 50

8 Trường THCS Ân Tín 1 1 20 60 50

9 Trường THCS Ân Mỹ 1 1 10 35 35

10 Trường THCS Ân Hảo Đông 1 1 10 40 40

Tổng cộng 10 10

155 525 445

2.1.3. Phương pháp khảo sát

Trước thực trạng trên tác giả nhận thấy cần phải xác định và phân tích các nguyên nhân nhằm đề ra các biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả của HĐ GDHN trong nhà trường THCS. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã cân nhắc lựa chọn các phương pháp để khảo sát thực trạng trong phạm vi giới hạn của đề tài như: trực tiếp tham gia, quan sát qua các buổi tư vấn, sinh hoạt hướng nghiệp tại trường nghiên cứu cũng như các buổi phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với các đối tượng nghiên cứu là đội ngũ CBQL, GV, các buổi tiếp xúc với phụ huynh, đặc biệt là HS của khối lớp 9 của trường nghiên cứu. Qua tham khảo, nghiên cứu tài liệu và các đề tài khoa học có liên quan, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xây dựng nội dung bảng hỏi, xác định các tiêu chí đánh giá phù hợp cho từng đối tượng nghiên cứu. Bộ phiếu hỏi là những câu hỏi đánh giá mức độ trong nhận thức từng đối tượng, việc thực hiện nội dung chương trình GDHN, các hình thức tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp và công tác quản lý HĐ GDHN tại các trường THCS được chọn để nghiên cứu.

Để hoàn thiện đầy đủ bộ phiếu hỏi cho các đối tượng nghiên cứu, phiếu hỏi được xây dựng theo các tiêu chí, yêu cầu về nội dung. Khi kiểm tra bộ phiếu hỏi hoàn chỉnh, tiến hành xây dựng 03 phiếu khảo sát thực trạng và 01 phiếu khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐ GDHN tại trường tại các trường THCS được chọn để nghiên cứu.

2.1.4. Tổ chức khảo sát

Tiến hành gửi phiếu điều tra từ tháng 11 và tháng 12 năm 2019 tới các đối tượng của trường THCS được nghiên cứu. Tác giả giữ vai trò nghiệm thu các kết quả điều tra, đánh giá, phân loại và xử lý các thông số mà các phiếu làm chưa chuẩn. Chuẩn hóa các số liệu thu thập và tiến hành xử lý các số liệu trên máy tính để có cơ sở thực tiễn nghiên cứu, phân tích nguyên nhân của thực trạng và tìm ra các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý HĐ GDHN

cho học sinh ở trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Cách thức xử lý kết quả khảo sát:

Tác giả thực hiện cách tính điểm trung bình chung với các quy ước sau:

Bảng 2.2. Cách tính điểm mức độ, hiệu quả đạt được

Điểm 01 điểm 02 điểm 03 điểm 04 điểm

Các mức độ và hiệu

quả

Không thực hiện Ít thực hiện Thực hiện Thường xuyên Không hiệu quả Hiệu quả chưa cao Hiệu quả Rất hiệu quả Không phù hợp Chưa phù hợp Phù hợp Rất phù hợp Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

Khoảng cách = (4-1)/4 = 0,75; ta có bảng sau:

Bảng 2.3. Cách đánh giá TBC các mức độ và hiệu quả đạt được

Điểm 01 đến 1,74 1,75 đến 2,49 2,5 đến 3,24 3,25 đến 4,0 Đạt các

mức độ và hiệu

quả

Không thực hiện Ít thực hiện Thực hiện Thường xuyên Không hiệu quả Hiệu quả chưa cao Hiệu quả Rất hiệu quả Không phù hợp Chưa phù hợp Phù hợp Rất phù hợp Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, văn hoá, giáo dục huyện huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội địa phương

* Về địa lý: Huyện Hoài Ân, phía đông giáp huyện Phù Cát và huyện

Phù Mỹ, phía tây giáp huyện An Lão, phía nam giáp huyện Vĩnh Thạnh và phía bắc giáp huyện Hoài Nhơn. Diện tích: 744,1 km2; dân số: 94.300 người.

Hoài Ân là huyện trung du, miền núi của tỉnh Bình Định bao gồm 15 xã, thị trấn. Có 01 xã khu vực I, 01 xã khu vực II và 07 xã khu vực III, 05 xã đồng bằng và 01 thị trấn với tổng số 26.298 hộ, 108.275 khẩu. Trong đó có 3.668 khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số, sống tập trung chủ yếu ở 3 xã Đắk Mang, Bók Tới, Ân Sơn.

* Về KT-XH: Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện Hoài

Ân tiếp tục tăng trưởng khá, mức tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 theo giá trị sản xuất tính theo giá so sánh năm 2010 đạt 11,2%. Trong đó Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,2%; Công nghiệp - xây dựng tăng 15,3%; Thương mại

- dịch vụ tăng 16%.

(Nguồn Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Hoài Ân lần thứ XXV)

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Hoài Ân

2.2.2.1. Tình hình giáo dục và đào tạo huyện Hoài Ân:

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoài Ân có 04 trường THPT, 12 trường THCS, 14 trường Tiểu học và có 10 trường Mẫu giáo.

Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt 98,7%; học sinh Tiểu học hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,3%; tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS đạt 99,4%. Chất lượng đội ngũ CBQL, GV toàn ngành được nâng cao. Công tác phát triển đảng viên được quan tâm đúng mức, đến nay, toàn ngành có 40 Chi bộ với 498 đảng viên, chiếm 50%. Tập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW6 (Khóa XII) về đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp, đã sáp nhập 10 trường Tiểu học và luân chuyển 16 cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các trường. Công tác nâng cao chất lượng chính trị chuyên môn, phẩm chất đạo đức nhà giáo và giáo dục đạo đức lối sống cho HS được chú trọng và đạt nhiều kết quả tích cực. Thực hiện có hiệu quả công tác Khuyến học, khuyến tài, huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ HS, sinh viên nghèo, hiếu học được đến trường.

(Nguồn Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Hoài Ân lần thứ XXV) 2.2.2.2. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội:

Nhìn chung tình hình chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

2.2.2.3. Tình hình giáo dục THCS:

- Về quy mô trường, lớp, học sinh:

Thực hiện đồng bộ các giải pháp quy hoạch hệ thống, thành lập mới, điều chỉnh và bố trí các điểm trường. Đến nay, toàn huyện có 12 trường

THCS (trong đó có 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú, 11 trường THCS với 5.430 học sinh và 154 lớp, tỷ lệ học sinh/lớp là 35,25.

Hệ thống trường THCS được mở rộng tương đối hợp lý, bình quân mỗi xã có 01 trường THCS, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, đi lại của con em nhân dân trong huyện.

- Về kết quả đầu tư cơ sở vật chất:

Quán triệt sâu sắc quan điểm “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”, chính quyền và nhân dân đã tích cực huy động các nguồn lực, kết hợp linh hoạt các nguồn vốn để đầu tư xây dựng CSVC, đến nay số lượng phòng học kiên cố là 134/151 đạt 88,74%.

Hầu hết các trường có đủ diện tích, khuôn viên trường học tương đối khang trang; từng bước được đầu tư chuẩn hoá và hiện đại các phòng học bộ môn; 100% trường có phòng vi tính được kết nối internet phục vụ tốt công tác quản lý, dạy và học.

- Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:

Trong những năm qua, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục thường xuyên được bổ sung, kiện toàn.

Hàng năm, chủ động rà soát, kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy ở các cơ sở giáo dục; sắp xếp, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách hợp lý, đảm bảo đúng vị trí việc làm theo quy định nhằm đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 45)