Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 92)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp quản lý được đề xuất có tính đến các điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của ngành GD&ĐT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong hiện tại và tương lai cũng như khả năng áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn của ngành. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phải đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng GDHN, không làm xáo trộn về tổ chức, không thay đổi các nội dung GDHN hoặc không đảm bảo

nguyên tắc dạy học. Các biện pháp quản lý được khả thi chỉ khi có tính đến các điều kiện thực hiện.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh bình Định

3.2.1. Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, phụ huynh về GDHN nhận thức cho CBQL, GV, HS, phụ huynh về GDHN

3.2.1.1. Mục đích:

GDHN là nhiệm vụ chung của toàn xã hội nên vấn đề tuyên truyền ở đây là nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội, các cấp, các ngành, mọi gia đình, toàn thể CBQL, GV và từng HS ý thức được con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển bền vững. Mục tiêu đào tạo nhân lực là mục tiêu hàng đầu trong hệ thống mục tiêu của nền giáo dục quốc dân. Muốn đạt được mục tiêu này thì GDHN có vai trò rất quan trọng vì GDHN gắn với PLHS, gắn với yêu cầu phát triển KT-XH của từng địa phương, trong từng giai đoạn. GDHN giúp cho mọi người hiểu rằng học lên THPT, đại học, cao đẳng không phải là con đường duy nhất để vào đời mà còn nhiều con đường khác để lập thân, lập nghiệp, để làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Từ đó cho thấy GDHN trong trường THCS có vai trò to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực tại địa phương, trên cả nước trong chiến lược phát triển KT-XH.

3.2.1.2. Nội dung:

Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của HĐ GDHN trong tình hình mới, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Thực hiện tốt các chức năng quản lý nhằm đảm bảo sự nhất quán với bước đi hướng đến mục tiêu cần đạt được cụ thể về nhận thức, hành vi cho từng đối tượng.

Nội dung tuyên truyền, giáo dục gồm:

- Các Nghị quyết của Đảng, các văn bản, chỉ thị của Nhà nước và của ngành về công tác GDHN.

- Các yêu cầu về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay liên quan đến hướng nghiệp.

- Định hướng phát triển KT-XH cũng như nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước, địa phương.

- Vai trò, mục tiêu, ý nghĩa của HĐ GDHN trong hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Vai trò và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân cũng như sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường,...

Qua việc tuyên truyền giúp HS, GV, cha mẹ HS và toàn xã hội hiểu được:

+ GDHN là trách nhiệm của toàn xã hội, làm tốt GDHN thì sẽ làm tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ GDHN làm cho mọi người hiểu được giá trị của mọi nghề nghiệp, từ đó sẽ làm cho mọi người hiểu lao động ở bất cứ ngành nghề nào, công việc nào cũng vinh quang, cũng được tôn trọng miễn là người lao động phải có tay nghề cao, có phẩm chất nghề nghiệp tốt, vì thế không nên phân biệt nghề nghiệp.

+ GDHN giúp cho HS và phụ huynh xác định đúng đắn con đường sau THCS không nhất thiết phải học THPT rồi lên cao đẳng, đại học. Thực tế đã chứng minh dù chưa tốt nghiệp đại học nhưng do chọn được một nghề phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, thoả mãn nhu cầu của xã hội và hợp với khả năng, sở thích của bản thân mà vẫn có thể có việc làm, vẫn có thể làm giàu cho bản thân, cho gia đình và cho tổ quốc.

+ GDHN giúp cho HS biết chọn ngành nghề phù hợp với sự phát triển của địa phương để có thể phục vụ cho địa phương mình.

trường đại học, trường cao đẳng mà còn có thể đi học nghề hoặc tự tạo cho mình việc làm phù hợp bằng cách trả lời các câu hỏi: "Tôi thích nghề gì?"; "Tôi làm được nghề gì?"; "Mọi người cần làm nghề gì?". Ba câu hỏi này phù hợp với ba miền lựa chọn: "sở thích"; "năng lực" và "nhu cầu xã hội". Điều này được mô tả như sơ đồ 3.1:

Sơ đồ 3.1. Cách tìm miền nghề phù hợp

Đối với huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, trong những năm qua sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự thay đổi căn bản, tỷ trọng sản xuất công nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng; tỷ trọng sản xuất nông, hiện tại các cụm công nghiệp đã được đầu tư xây dựng thu hút hàng nghìn lao động tại địa phương cũng như các khu vực lân cận đến làm việc với mức lương tương đối ổn định, song đội ngũ công nhân này đa số chưa được đào tạo căn bản, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, vì vậy nhu cầu nguồn nhân lực là thợ lành nghề qua đào tạo là rất lớn, hơn nữa nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao ở các ngành công nghiệp nhẹ, dịch vụ, du lịch cũng rất quan trọng. Do đó, các nhà QLGD phải có ý thức GDHN cho học sinh, định hướng cho HS phải biết chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân để phát huy được hết tiềm năng

Nhu cầu XH Năng lực bản thân Miền nghề phù hợp Sở thích

của mình, đồng thời phù hợp với sự phát triển của địa phương để có thể phục vụ cho địa phương mình. Không nên chọn học ngành nghề theo cảm tính, dẫn đến không tìm được việc làm, gây lãng phí thời gian, kinh phí đào tạo hoặc cứ nuôi mộng ảo là phải học lên THPT rồi vào trường đại học trong khi kết quả cuối năm học lớp 9 chỉ dừng lại ở loại trung bình hoặc yếu. Số HS có học lực yếu, trung bình, rất cần có sự định hướng trước của nhà trường trong việc lựa chọn con đường học tập cho phù hợp.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp:

- Đối với cán bộ quản lý: Có thể thông qua nhiều hình thức để tác động đến GV, HS và phụ huynh cụ thể như:

Trong sinh hoạt chuyên môn như: GV phải thực hiện mục đích yêu cầu qua bài giảng, giáo án, kế hoạch lên lớp, mỗi lần sinh hoạt về chuyên môn luôn phải đề cập đến vấn đề GDHN với các tiêu chí đã xác định.

Hiệu trưởng có thể tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp với nhiều hình thức khác nhau nhưng mục đích yêu cầu của chương trình vẫn phải đảm bảo trách nhiệm của người quản lý điều hành, bố trí giáo viên để thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, nhận thức hơn ai hết về trách nhiệm của mình đối với HĐ GDHN.

Tăng cường tuyên truyền nhận thức của phụ huynh và HS, tầm quan trọng của việc tìm hiểu thấu đáo về ngành nghề của xã hội trước khi lựa chọn. Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, hấp dẫn, bổ ích và mang lại nhiều thông tin cho phụ huynh và HS. Tuyên truyền thông qua các kênh như: tài liệu, tờ rơi cho HS, phụ huynh nghiên cứu, các buổi sinh hoạt lớp, hội nghị phụ huynh HS,…

- Đối với đội ngũ GV và cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp:

Làm cho mọi người nhận thức rõ bản chất, nội dung của HĐ GDHN, các yêu cầu cần phải đạt được và cách thức tổ chức các con đường hướng nghiệp.

Làm cho họ hiểu rõ hướng nghiệp không phải là nhiệm vụ của những người có trách nhiệm mà là nhiệm vụ chung của tất cả GV trong nhà trường.

Tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ, tạo điều kiện cho HS lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với năng lực, sở trường.

Xác định mục tiêu, động cơ học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức của HS thông qua HĐ GDHN.

Thầy cô giáo giảng dạy bộ môn hướng nghiệp phải luôn cập nhật thông tin thông qua các nguồn như sách báo, mạng internet, đài phát thanh, truyền hình, …vào bài giảng. Và cần hỗ trợ, định hướng để các em có thể sử dụng thông tin một cách chọn lọc cần thiết cho nhu cầu của mình.

- Đối với học sinh:

Nội dung, chương trình được xây dựng theo quan điểm chủ đề để học, chủ động tìm hiểu một số thông tin cơ bản về tình hình phát triền KT-XH của địa phương, đất nước, về thị trường lao động; về thế giới nghề nghiệp và những cơ sở đào tạo. Các chủ đề hướng nghiệp được xây dựng trên quan điểm hướng tới các hoạt động học tập đa dạng của HS như điều tra, xử lý thông tin, thảo luận, giải quyết tình huống, tham quan…Tham gia các hoạt động này, HS sẽ yêu thích và biết cách tìm kiếm những thông tin cần thiết cho bản thân về nghề nghiệp, cơ sở đào tạo để có thể chủ động lựa chọn nghề nghiệp tương lai.

Nâng cao nhận thức cho HS về GDHN chính là sự tác động để các em hiểu và xác định được một tâm thế chuẩn bị sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động sản xuất, các em được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội và hình thành thái độ đúng đắn về các ngành nghề cần phát triển. Bên cạnh nhà trường giáo dục cho HS có thái độ đúng đắn đối với lao động thì nhà trường còn giúp các em chọn được một nghề phù hợp với năng lực, sở trường và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Việc nâng cao nhận thức cho HS không chỉ là giảng cho HS những vấn đề lý thuyết khô khan mà ngay chính bản thân, phong cách làm việc của thầy

cô cũng giáo dục cho các em rất nhiều. Chính tinh thần yêu lao động, thái độ nghiêm túc đối với công việc, niềm đam mê học hỏi, tìm tòi sáng tạo của thầy cô đối với ngành nghề sẽ là những ấn tượng về nghề nghiệp không bao giờ phai đối với HS.

- Đối với cha mẹ học sinh và xã hội:

Cán bộ quản lý, GV cũng phải nhận thức rõ được vị trí và vai trò của phụ huynh trong GDHN. Nhận thức của họ ảnh hưởng lớn đến giáo dục HS, trong đó có hướng nghiệp. Mức độ nhận thức của phụ huynh về GDHN cũng rất quan trọng, là người trực tiếp giúp con em họ chọn nghề phù hợp với sự phát triển của KT-XH và hoàn cảnh gia đình. Phụ huynh cũng là những tấm gương sáng, bài học kinh nghiệm quý báu cho HS học tập. Vì vậy, người làm quản lý phải biết tác động đến phụ huynh HS, lực lượng này sẽ góp phần không nhỏ vào GDHN.

Nâng cao nhận thức của phụ huynh HS có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của quá trình hướng nghiệp. Phần lớn một bộ phận phụ huynh có con em học THCS chưa ý thức cao về trách nhiệm hướng nghiệp đối với các em, thiếu quan tâm và hiểu biết về sở trường các em, nhu cầu việc làm nên khó khăn việc định hướng nghề nghiệp cho con em của mình. Vì vậy, Hiệu trưởng nhà trường phải thường xuyên tuyên truyền qua: các buổi hợp phụ huynh HS, các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó, nâng cao nhận thức của phụ huynh trong việc hướng nghiệp. Đây là điều rất khó trong giai đoạn hiện nay, khi nhận thức của không ít phụ huynh còn lệch lạc, không có sự hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, dẫn đến không tư vấn cho con em mình trong quá trình chọn nghề, dẫn đến tình trạng học sinh chọn lầm hướng đi gây nên sự lãng phí về thời gian và tiền bạc.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường sẽ tạo nên một môi trường đồng nhất trong phương thức giáo dục HS, trong nhiều tình huống, sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của phụ huynh có vai trò quyết định đến sự

thành công cho một số hoạt động của nhà trường. Có nhiều phụ huynh rất sẵn sàng cùng cộng tác và giúp đỡ nhà trường trong các hoạt động giáo dục. Chính vì thế trong các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, nếu có sự tham gia tích cực của phụ huynh thì công việc sẽ thuận lợi hơn nhiều và công tác GDHN sẽ thành công.

3.2.1.4. Điều kiện cho thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng có đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý về HĐ GDHN; có nhận thức nghiêm túc, đúng đắn về công tác quản lý HĐ GDHN; có thái độ tham gia học tập tích cực và biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương mình.

Có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội, các cơ quan chức năng nhằm tăng cường, thống nhất nội dung tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, xác định vai trò, nhiệm vụ, nội dung của công tác phối hợp tổ chức thực hiện HĐ GDHN.

Có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia HĐ GDHN. Một mặt giữ mối liên hệ, tranh thủ sự ủng hộ mặt khác nhằm để các lực lượng này hiểu, đồng thuận, thống nhất phối hỗ trợ với nhà trường trong quản lý HĐGDHN.

3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ về giáo dục hướng nghiệp cho giáo viên và các lực lượng giáo dục

3.2.2.1. Mục đích:

Theo tinh thần của nghị quyết TW 2 khoá VIII “GV là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” nên cần bồi dưỡng cho GV để họ nắm được các quan điểm, đường lối về HĐ GDHN, các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội và các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ từ đó nâng cao phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm và tự giác trong các HĐ GDHN.

Xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, củng cố nhận thức về ý nghĩa, mục đích, nội dung và giải pháp trong HĐ GDHN.

Bồi dưỡng năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt kỹ năng tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp để GV có thể đáp ứng được yêu cầu hiện nay, và để đáp ứng được nhiệm vụ của HĐ GDHN đã được nói đến trong chỉ thị 33/CT-Bộ GD&ĐT.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp:

Để nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp các trường cần:

Trước hết, để có GV tham gia HĐ GDHN các trường THCS cần tận dụng hết đội ngũ GV chủ nhiệm sẵn có cùng với GV kỹ thuật, dạy nghề trong nhà trường tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của trường. Tiếp đó, phải thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ này để họ nâng cao tay nghề, thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong HĐ GDHN.

Về lâu dài, trong khi chờ đợi các trường đại học đào tạo GV làm công tác GDHN cần tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học bộ môn tâm lý học, giáo dục học, bổ sung thêm kiến thức về HĐ GDHN, đảm nhận việc giảng dạy HĐ GDHN của trường, bởi vì các sinh viên này sẽ có khả năng tổ chức các HĐ GDHN và tư vấn nghề cho HS.

Tổ chức tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng cho các GV tham gia công tác GDHN của nhà trường.

Phát huy, tạo điều kiện cho GV dạy bộ môn kỹ thuật công nghiệp và kỹ thuật nông nghiệp tham gia vào công tác GDHN và dạy nghề phổ thông ngay tại trường để vừa quản lý hoạt động học của HS vừa phát hiện, giúp đỡ những em có năng khiếu ở các lĩnh vực nghề nghiệp một cách thiết thực và hiệu quả.

Hợp đồng thỉnh giảng với GV dạy ở các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề về dạy hướng nghiệp cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 92)