Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 117 - 148)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

Biện pháp Mức độ khả thi (n=70) TBC Xếp

hạng

RKT KT KTKC KHT

Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, phụ huynh về GDHN

TS 40 27 3 0

3,53 1

% 57,1 38,6 4,3 0,0

Biện pháp 2: Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ về GDHN cho giáo viên và các lực lượng giáo dục

TS 36 30 4 0

3,46 2

% 51,4 42,9 5,7 0

Biện pháp 3: Thiết kế nội dung GDHN phù hợp với điều kiện triển khai ở các trường

TS 35 25 10 0

3,36 4

% 50,0 35,7 14,3 0,0

Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khoá về GDHN

TS 30 24 15 1

3,19 6

% 42,9 34,3 21,4 1,4

Biện pháp 5: Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng tham gia GDHN, làm tốt công tác xã hội hóa GDHN

TS 34 20 13 3

3,21 5

% 48,6 28,6 18,6 4,3

Biện pháp 6: Tăng cường điều kiện phục vụ GDHN

TS 30 20 15 5

3,07 7 % 42,9 28,6 21,4 7,1

Biện pháp 7: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN

TS 40 19 10 1

3,40 3

% 57,1 27,1 14,3 1,4

đều đánh giá các biện pháp đã đề xuất trên rất cấp thiết và có tính khả thi cao. Thực hiện được một cách dễ dàng nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý HĐ GDHN cho HS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

- Với thứ hạng 01, biện pháp “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV, HS, phụ huynh về GDHN”

(TBC: 3,53) được cho là có mức độ “Rất khả thi”. Đây là một biện pháp quan trọng, bởi công tác tuyên truyền giáo dục luôn đi đầu trong việc tạo dựng niềm tin, khơi thông nhận thức, tăng thêm sự hiểu biết về nội dung được tuyên truyền, giáo dục. Bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, biện pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được và mang lại hiệu quả cao.

- Thứ hạng 02 là biện pháp “Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ về GDHN cho giáo viên và các lực lượng giáo dục” với (TBC: 3,46) cũng là biện pháp “Rất khả thi”. HĐ GDHN rất cần có một đội ngũ vững vàng về chuyên môn, đủ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy GDHN. Là biện pháp cần thiết, cần làm gấp vì hiện nay, trong nhà trường phổ thông, giáo viên làm công tác hướng nghiệp chưa được đào tạo, bồi dưỡng bài bản, nhà trường chưa có tư vấn chuyên nghiệp nên hiệu quả còn thấp. Với điều kiện học tập, nghiên cứu dễ dàng như hiện nay biện pháp này có dễ thực hiện ở các trường THCS.

- Đối với biện pháp “Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN” là biện pháp cũng “rất khả thi” (TBC: 3,40), xếp hạng 03. Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của một quy trình đồng thời cũng là một trong những khâu quan trọng để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Cách thức kiểm tra đánh giá quyết định một phần lớn đến cách GDHN của GV và cách tiếp nhận của học sinh. Vậy kiểm tra, đánh giá, phải phản ánh đúng trình độ của người học và đằng sau đó là khả năng của người GV, vừa động viên người

làm công tác hướng nghiệp lại vừa công bằng với người được hướng nghiệp, phát hiện những kinh nghiệm hướng nghiệp tốt để nhân rộng điển hình. Việc kiểm tra đánh giá phải được thực hiện cả hai phía: Hoạt động hướng nghiệp của GV và kết quả hướng nghiệp cho học sinh mà thể hiện rõ nhất là sự phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS phù hợp với học lực và năng lực của HS. Đặc biệt tăng cường đổi mới công tác này, CBQL không chỉ đơn thuần là ghi nhận thực trạng thực hiện chương trình, kế hoạch hướng nghiệp, mức độ hoàn thành công việc của GV cũng như kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong quá trình được tư vấn hướng nghiệp, mà còn đề xuất những cách thức, quyết định, cải tạo thực trạng, nâng cao chất lượng GDHN; khắc phục có hiệu quả nhất tình trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS chưa tốt như hiện nay.

- Cần đảm bảo các điều kiện cho HĐ GDHN, cải tiến nội dung, phương pháp và hình thức GDHN để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Do vậy, các biện pháp“Thiết kế nội dung GDHN phù hợp với điều kiện triển khai ở các trường”, “Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng tham gia GDHN, làm tốt công tác xã hội hóa GDHN”, “Nâng cao chất lượng các hoạt động ngoại khoá về GDHN”, “Tăng cường điều kiện phục vụ GDHN” cũng được đánh giá ở mức “Rất khả thi” và “Khả thi” với TBC lần lượt là 3,36; 3,21; 3,19; và 3,07.

Từ kết quả khảo nghiệm trên cho thấy các khách thể đánh giá những biện pháp đề xuất trên ở mức độ khả thi, thể hiện cả 07/07 biện pháp có TBC đánh giá là “Khả thi” (từ 3,07% - 3,52%), không có ý kiến nào đánh giá “Khả thi không cao” và ‘Không khả thi”. Như vậy cả 07 biện pháp được đề xuất đều có khả năng áp dụng vào thực tế quản lý HĐ GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Trong đó biện pháp “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV,

HS, phụ huynh về GDHN” được đánh giá “Cấp thiết” và “Khả thi nhất”.

Tổng kết chương 3

Dựa trên có sở lý luận nghiên cứu tại chương 1, từ thực trạng HĐ GDHN và quản lý HĐ GDHN của các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định ở chương 2, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp quản lý HĐ GDHN. Mỗi biện pháp được phân tích cụ thể, chi tiết về mục đích, nội dung và cách thực hiện. Các biện pháp đưa ra nhằm tác động vào tất cả các khâu của HĐ GDHN ở nhà trường phổ thông.

Qua khảo nghiệm, ý kiến của các chuyên gia cho phép đánh giá các giải pháp này có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Như vậy, chúng tôi cho rằng, CBQL các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định có thể vận dụng các biện pháp này một cách đầy đủ, đồng bộ, khoa học và phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường để góp phần quản lý tốt công tác GDHN ở đơn vị mình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, khái quát kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và trong nước, cùng với nghiên cứu lý luận về giáo dục hướng nghiệp THCS, nghiên cứu thực trạng hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định chúng tôi rút ra kết luận:

- GDHN bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho HS, từ đó giúp HS lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội.

- GDHN có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và PLHS sau THCS cũng như sau THPT... do vậy HĐ GDHN trong nhà trường phổ thông cần được thực hiện thường xuyên và liên tục.

- HĐ GDHN cần được nhận thức lại và đặt đúng vị trí của nó, cần được nghiên cứu kỹ trong việc bố trí thời gian, tâm sức, chuẩn bị các nguồn lực và những điều kiện cần thiết để hoạt động này được thực hiện một cách có hiệu quả.

- Bên cạnh những kết quả đã đạt được của HĐ GDHN trong các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, HĐ GDHN và quản lý HĐ GDHN vẫn còn có nhiều hạn chế.

- Nhận thức không đầy đủ của một bộ phận đội ngũ CBQL, GV và HS, tâm lý xem nhẹ, chưa quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động.

Sự chỉ đạo thiếu sát sao của các cấp quản lý đối với công tác GDHN; đội ngũ CBQL ở các trường còn có sự xem nhẹ, chưa thực hiện đầy đủ các

chức năng quản lý trong quản lý điều hành HĐ GDHN của mình; các điều kiện cho HĐ GDHN còn chưa đầy đủ; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường cho HĐ GDHN còn khá mờ nhạt… đã làm cho HĐ GDHN cho HS ở các trường hiện nay chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, hội nhập toàn cầu đã làm cho thị trường lao động có nhiều biến động to lớn. Đòi hỏi toàn ngành Giáo dục, toàn xã hội chú trọng hơn đến GDHN cho HS, nhằm định hướng chọn đúng nghề, phù hợp, qua đó giải quyết bài toán nguồn nhân lực cho xã hội. HĐ GDHN và quản lý HĐ GDHN cần được đổi mới để công tác hướng nghiệp trong nhà trường THCS ngày càng thiết thực, hiệu quả cao hơn. Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất thực hiện là những biện pháp tác động đồng bộ đến cấu trúc của HĐ GDHN cho HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tạo nên tính hệ thống và đồng bộ trong cải tiến, nâng cao hiệu quả quản lý HĐ GDHN của nhà trường. Các biện pháp trên đã được trưng cầu ý kiến về tính cần thiết, tính khả thi và nhận được sự đồng thuận cao.

Với kết quả khảo sát, khẳng định các biện pháp đề xuất là cần thiết và khả thi, phù hợp với điều kiện thực hiện ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Đó là cơ sở khoa học để cho thấy có thể áp dụng các biện pháp quản lý đã được đề xuất của đề tài này vào quản lý HĐ GDHN sẽ góp phần nâng cao kết quả, nâng cao chất lượng HĐ GDHN cho HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

- Có cơ chế chính sách phù hợp với những GV tham gia công tác hướng nghiệp ở các trường THCS nói chung và công tác tư vấn nghề nói

riêng. Bên cạnh đó tạo điều kiện cho CBQL, GV tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về công tác GDHN cho GV và người phụ trách công tác GDHN trong nhà trường.

- Quan tâm đầu tư tài chính, trang thiết bị phục vụ công tác GDHN theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Các đầu tư về hướng nghiệp nên có tính độc lập, không phụ thuộc vào các lĩnh vực khác vì bản thân công tác HĐ GDHN cần có nguồn tài chính riêng thì mới phát huy hết chức năng nhiệm vụ.

- Hàng năm, cần có Hội nghị, Hội thảo để đổi mới HĐ GDHN, cải tiến thêm chương trình, nội dung, thời lượng giảng dạy và đặc biệt là phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước, của địa phương.

- Cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá HĐ GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, nên có quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghiên cứu HĐ GDHN ở HS từ đó GV có thể nắm bắt kết quả hoạt động của HS. Trên cơ sở đó GV điều chỉnh, cải tiến kịp thời phương pháp tổ chức nhằm nâng cao chất lượng HĐ GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện.

2.2. Đối với cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở

- Ban Giám hiệu cần quan tâm đến HĐ GDHN, có ý thức về tầm quan trọng của GDHN nói chung, tư vấn nghề nói riêng; do vậy các trường THCS cần thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc GDHN cho HS. Đầu tư CSVC cần thiết trong việc thực hiện HĐ GDHN.

- Lãnh đạo nhà trường quan tâm đến việc cho CBQL, GV học tập nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ về quản lý GDHN. Đồng thời tăng cường kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả HĐ GDHN ở các nhà trường. Qua đó có chính sách khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác GDHN.

công tác hướng nghiệp cho HS, phụ huynh HS; phối hợp với các cơ sở sản xuất, các trường dạy nghề trên địa bàn trong công tác tư vấn hướng nghiệp nghề cho HS. Bên cạnh đó tổ chức các buổi nói chuyện, tư vấn nghề cho chính cha mẹ HS về vấn đề chọn ngành, nghề của con em mình, tránh tình trạng cha mẹ bắt con em mình lựa chọn ngành, nghề theo sự lựa chọn ngành nghề của gia đình.

2.3. Đối với giáo viên các trường Trung học cơ sở

- Phải xem hoạt động GDHN là một hoạt động quan trọng như các hoạt động văn hóa khác trong trường THCS.

- Thường xuyên học tập, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về công tác hướng nghiệp cho HS.

- Phối hợp tốt với Ban hướng nghiệp của nhà trường và các tổ chức xã hội khác trong trường THCS.

2.4. Đối với phụ huynh học sinh

- Thường xuyên phối hợp với nhà trường, ban hướng nghiệp của nhà trường trong việc tư vấn và hướng nghiệp nghề cho HS.

- Thường xuyên trao đổi, định hướng cho con em trong việc chọn nghề

và là tấm gương trong việc chọn nghề của học sinh.

- Cần có sự nhìn nhận đúng đắn về nghề nghiệp trong thời kì hiện nay, tránh tư duy định hướng nghề của con theo ý thích của cha mẹ.

2.5. Đối với học sinh các trường Trung học cơ sở

Phải xem GDHN quan trọng như các môn văn hóa khác trong trường phổ thông.

Tìm hiểu kỹ trước khi chọn nghề và phải chọn nghề đúng với năng lực và sở trường của mình, không chọn nghề theo sự rũ rê của bạn bè và theo phong trào. Cần chủ động trong việc lựa chọn nghề sao cho phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường của bản thân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[01]. Lê Vân Anh (1982). “Một số ý kiến của N.C.Krupskaia về hướng nghiệp”.

[02]. Đặng Danh Ánh (2010). Giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin và Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông. Tạp chí giáo dục số 121 – 9/2005

[03]. Đặng Quốc Bảo (2010). Những vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà trường. Đại học Quốc gia Hà Nội – trường Đại học Giáo dục.

[04]. Nguyễn Trọng Bảo (1985). Giáo dục lao động, kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông, NXB, Sự thật, Hà Nội.

[05]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004). Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp lớp 9, NXB Giáo dục.

[06]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013). Đổi mới Giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học.

[07]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 thông qua chương trình giáo dục phổ thông mới. NXB Giáo dục.

[08]. Nguyễn Phúc Châu (2010). Quản lý nhà trường. Nxb Đại học sư phạm. [09]. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010). Đại cương khoa học

quản lý. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[10]. Phạm Tất Dong (1989). Nghề nghiệp tương lai, giúp bạn chọn nghề. NXB Giáo dục.

[11]. Fredrick Winslow Taylor (1911). “Những nguyên tắc khoa học quản lý”. [12]. Phạm Minh Hạt, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vì (2002).

Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [13]. Nguyễn Thị Minh Hòa (2007). “Hướng nghiệp cho học sinh và vấn đề

sử dụng nguồn nhân lực”, Tạp chí khoa học giáo dục.

[14]. Harold Koontz (1999). Những vấn đề cốt yếu trong quản lý, NXB Khoa học, Kỹ thuật, Hà Nội.

[15]. Hội đồng chính phủ, ngày 19/3/1981 Quyết định 126/CP về “Công tác hướng nghiệp trong các trường Phổ thông và việc sử dụng học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học khi ra trường”.

[16]. Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức (2002). Phát triển nhân lực, công nghệ ở nước ta trong thời kì CNH - HĐH. Nxb Giáo dục.

[17] Đặng Thị Loan (2018) - Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Đắk Nông - Luận văn thạc sĩ.

[18]. Phùng Đình Mẫn (2005). Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 117 - 148)