Tình hình phát triển giáo dục của huyện Hoài Ân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Hoài Ân

2.2.2.1. Tình hình giáo dục và đào tạo huyện Hoài Ân:

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoài Ân có 04 trường THPT, 12 trường THCS, 14 trường Tiểu học và có 10 trường Mẫu giáo.

Tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả các biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt 98,7%; học sinh Tiểu học hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,3%; tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS đạt 99,4%. Chất lượng đội ngũ CBQL, GV toàn ngành được nâng cao. Công tác phát triển đảng viên được quan tâm đúng mức, đến nay, toàn ngành có 40 Chi bộ với 498 đảng viên, chiếm 50%. Tập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW6 (Khóa XII) về đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp, đã sáp nhập 10 trường Tiểu học và luân chuyển 16 cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các trường. Công tác nâng cao chất lượng chính trị chuyên môn, phẩm chất đạo đức nhà giáo và giáo dục đạo đức lối sống cho HS được chú trọng và đạt nhiều kết quả tích cực. Thực hiện có hiệu quả công tác Khuyến học, khuyến tài, huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ HS, sinh viên nghèo, hiếu học được đến trường.

(Nguồn Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Hoài Ân lần thứ XXV) 2.2.2.2. An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội:

Nhìn chung tình hình chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

2.2.2.3. Tình hình giáo dục THCS:

- Về quy mô trường, lớp, học sinh:

Thực hiện đồng bộ các giải pháp quy hoạch hệ thống, thành lập mới, điều chỉnh và bố trí các điểm trường. Đến nay, toàn huyện có 12 trường

THCS (trong đó có 01 trường Phổ thông dân tộc nội trú, 11 trường THCS với 5.430 học sinh và 154 lớp, tỷ lệ học sinh/lớp là 35,25.

Hệ thống trường THCS được mở rộng tương đối hợp lý, bình quân mỗi xã có 01 trường THCS, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, đi lại của con em nhân dân trong huyện.

- Về kết quả đầu tư cơ sở vật chất:

Quán triệt sâu sắc quan điểm “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”, chính quyền và nhân dân đã tích cực huy động các nguồn lực, kết hợp linh hoạt các nguồn vốn để đầu tư xây dựng CSVC, đến nay số lượng phòng học kiên cố là 134/151 đạt 88,74%.

Hầu hết các trường có đủ diện tích, khuôn viên trường học tương đối khang trang; từng bước được đầu tư chuẩn hoá và hiện đại các phòng học bộ môn; 100% trường có phòng vi tính được kết nối internet phục vụ tốt công tác quản lý, dạy và học.

- Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục:

Trong những năm qua, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục thường xuyên được bổ sung, kiện toàn.

Hàng năm, chủ động rà soát, kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy ở các cơ sở giáo dục; sắp xếp, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách hợp lý, đảm bảo đúng vị trí việc làm theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu tăng quy mô, nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục.

Tính đến cuối năm học 2018-2019 số GV THCS toàn huyện có 266 người (CBQL: 22, GV: 244), 100% GV và CBQL đạt chuẩn trở lên (trong đó có 89,8% trên chuẩn). 100% CBQL trường học đã được đào tạo về nghiệp vụ QLGD; nhìn chung, năng lực, trình độ của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục hiện nay đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của toàn ngành giáo dục. Kết quả chất lượng 02 mặt trong 03 năm 2016-2017, 2017-2018, 2018-2019 và học kỳ I năm học 2018-2019 như sau:

Bảng 2.4. Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Năm học học sinh Tổng số Tốt Khá TB Yếu

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)

2016-2017 4665 2894 62,0 1496 32,1 259 5,6 16 0,3 2017-2018 4853 3175 65,4 1439 29,7 233 4,8 6 0,1 2018-2019 4920 3185 64,7 1509 30,7 221 4,5 5 0,1 2019-2020 5430 3175 58,5 1814 33,4 426 7,8 15 0,1

Bảng 2.5. Kết quả xếp loại học lực

Năm học học sinh Tổng số Giỏi Khá TB Yếu Kém

SL (%) SL (%) SL (%) SL (%) SL (%)

2016-2017 4665 526 11,3 1714 36,7 2175 46,6 226 4,8 24 0,5 2017-2018 4853 536 39,3 1905 39,3 2191 45,1 205 4,2 16 0,3 2018-2019 4920 516 10,5 1837 37,3 2275 46,2 277 5,6 15 0,3 2019-2020 5430 548 10,1 1965 36,2 2585 47,6 315 5,8 24 0,4

Nguồn: Phòng GD&ĐT Hoài Ân năm 2019

Với tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm khá, tốt chiếm tỷ lệ trên 90%; tỷ lệ học sinh khá, giỏi luôn đạt trên 40% cho thấy chất lượng giáo dục phổ thông ngày càng chuyển biến tích cực, đi vào thực chất và ngày càng nâng cao rõ rệt.

Kết quả đạt được trên là thành công của việc thực hiện đồng bộ các giải pháp giáo dục, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống mà trong những năm qua ngành giáo dục đã thực hiện.

Bên cạnh đảm bảo chất lượng giáo dục đại trà, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém cũng được chú trọng.

- Về tài chính:

đồng, trong đó chi cho hoạt động chuyên môn là 1.378.871.000 đồng. Công tác xã hội hóa giáo dục cũng được chú trọng, người dân chăm lo nhiều hơn đến việc học hành của con cái cùng với nhà nước huy động nguồn lực để xây dựng CSVC trường học phát triển theo hướng Xanh - Sạch - Đẹp, chuẩn hóa và hiện đại.

2.2.2.4. Những kết quả đạt được trong thời gian qua:

Hầu hết các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên trong huyện đều thực hiện công tác báo cáo tự đánh giá tương đối tốt và đầy đủ; cụ thể:

Bảng 2.6. Kết quả tự đánh giá

Cấp học Tổng số cơ sở GD Đã hoàn thành tự đánh giá Đã được đánh giá ngoài Kết quả đánh giá ngoài

SL % SL % Không đạt Đạt cấp độ 1 Đạt cấp độ 2 Đạt cấp độ 3 MN 14 14 100,0 4 28,6 0 0 0 4 TH 18 18 100,0 6 33,3 0 0 0 6 THCS 12 12 100,0 5 41,7 0 0 0 5 Cộng 44 43 100,0 15 34,1 0 0 0 15

Nguồn: Phòng GD&ĐT Hoài Ân năm 2019

- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đã tác động đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường, giúp nhà trường tự đánh giá thực trạng; nhận thấy rõ ưu điểm, tồn tại, yếu kém cần khắc phục, đề ra được các kế hoạch để cải tiến chất lượng của nhà trường, góp phần làm chuyển biến và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

- Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia các cấp học:

Bảng 2.7. Thống kê các trường đạt chuẩn quốc gia

Tổng số trường Mầm non Tiểu học THCS

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)

Số lượng 29/44 65,9 5/14 35,7 15/18 83,3 9/12 75,0

Nguồn: Phòng GD&ĐT Hoài Ân năm 2019

+ Về PCGD MN, trẻ em 5 tuổi: duy trì đạt chuẩn PCGD MN, trẻ em 5 tuổi ở 15/15 xã, thị trấn, huyện đạt chuẩn PCGD MN, trẻ em 5 tuổi.

+ Về PCGD TH: có 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD TH mức độ 03, huyện đạt chuẩn PCGD Tiểu học mức độ 03.

+ Về PCGD THCS: có 08/15 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 02 và 07/15 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 03, huyện đạt chuẩn mức độ 02.

+ Về xóa mù chữ: có 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 02, huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 02.

- Cấp THCS: tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi khối 6,7,8, 9 cấp huyện, kết quả học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh hàng năm cụ thể:

Bảng 2.8. Chất lượng các phong trào mũi nhọn trong ba năm học liền kề Năm học

Học sinh

giỏi lớp 9 Học sinh giỏi lớp 6,7,8 cấp huyện

Tham gia thi Sáng tạo thanh

thiếu niên cấp tỉnh

Tham gia thi Khoa học kỹ thuật Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp huyện Cấp tỉnh Cấp quốc gia 2017-2018 68 18 417 01 giải ba 14 01 0 2018-2019 64 13 375 01 giải nhất 12 02 01 2019-2020 65 - - - 12 - -

Nguồn: Phòng GD&ĐT Hoài Ân năm 2019

2.3. Thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.3.1. Thực trạng về nhận thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp * Nhận thức của CBQL và GV:

Để đánh giá về nhận thức và sự cần thiết của HĐ GDHN cho học sinh ở các trường THCS, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra 20 CBQL và 155 GV bằng hình thức trả lời phiếu hỏi (Phụ lục 02); số phiếu thu về 20 phiếu CBQL, 150 phiếu GV. Chúng tôi khái quát về sự cần thiết của HĐ GDHN cho học sinh trong các trường THCS hiện nay được thể hiện ở Bảng 2.9 và Bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về sự cần thiết của HĐ GDHN cho học sinh trong các trường THCS

Mức độ

Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

Hoạt động GDHN 14/170 (08,24%) 23/170 (13,53%) 83/170 (48,82%) 50/170 (29,41%)

Với kết quả khảo sát ở Bảng 2.9, chúng tôi nhận thấy về mức độ quan tâm HĐ GDHN của CBQL và GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định là chưa cao, điều này đã được thể hiện qua con số khảo sát (Ít cần thiết chiếm tỷ lệ 48,82%; Không cần thiết chiếm tỷ lệ là 29,41%). Qua đó, cho thấy CBQL và GV của các trường chưa thấy được sự cần thiết của HĐ GDHN cho học sinh trong nhà trường THCS hiện nay.

Bảng 2.10. Nhận thức của CBQL và GV về HĐ GDHN cho học sinh trong các trường THCS

Mức độ Nội dung Nhận thức đầy đủ, hiểu rõ Nhận thức tương đối đầy đủ Nhận thức không đầy đủ Không cần thiết Hoạt động GDHN 07/170 (04,12%) 20/170 (11,76%) 132/170 (77,65%) 11/170 (6,47%)

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.10, chúng tôi nhận thấy về mức độ nhận thức của CBQL và GV về hoạt động GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định là chưa cao, được thể hiện qua con số khảo sát (Nhận thức không đầy đủ chiếm tỷ lệ 77,65%; Không cần thiết chiếm tỷ lệ là 6,47%). Qua đó, cho thấy CBQL và GV của các trường nhận thức không đầy đủ và còn một số CBQL và GV cho rằng là không cần thiết về công tác GDHN cho học sinh trong nhà trường THCS hiện nay. Và để khẳng định những vấn đề trên chúng tôi tiến hành trao đổi với một số CBQL và GV qua khảo sát với những câu hỏi:

Với câu hỏi: Theo thầy (cô) nhà trường tổ chức GDHN cho học sinh như thế nào? Chúng tôi nhận được kết quả các nhà trường tổ chức GDHN cho HS thông qua dạy hướng nghiệp theo chương trình phổ thông với số tiết chương

trình là 09 tiết/năm và người thực hiện là Ban giám hiệu (Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng) dạy cho đủ số tiết chuẩn theo quy định, còn các hình thức còn lại là không có. Có trường cả học kỳ tổ chức 01 đến 02 lần tập trung cả khối tổ chức dạy chứ không dạy từng lớp theo quy định. Có trường trả lời cả năm học tổ chức được một lần vào cuối năm học (chuẩn bị xét công nhận tốt nghiệp THCS).

Với câu hỏi: Thầy (cô) đã từng dạy hướng nghiệp chưa? Đã bồi dưỡng và tập huấn về kỹ năng và kiến thức hướng nghiệp chưa?

Chúng tôi nhận được câu trả lời của hầu hết câu trả lời của CBQL và GV đã từng dạy nhưng chưa được bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng và kiến thức hướng nghiệp, còn có giáo viên thì không nắm về nội dung này.

Với câu hỏi: Các cấp có thường xuyên kiểm tra hoạt động GDHN không? kiểm tra bằng hình thức nào?

Chúng tôi nhận được kết quả, không kiểm tra HĐ GDHN của giáo viên phụ trách, có chăng chỉ là xem qua giáo án nhưng không kỹ lắm, chỉ kiểm tra số chủ đề đã soạn, ít quan tâm đến nội dung soạn như thế nào. Việc dự giờ các tiết GDHN thì tất cả các trường trả lời là không có dự giờ các tiết dạy hướng nghiệp.

Như vậy, qua kết quả khảo sát và nắm bắt tình hình HĐ GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong những năm qua bằng hình thức khảo sát và hỏi, chúng tôi có một số nhận định về nhận thức của CBQL và GV với HĐ GDHN như sau:

- CBQL và GV ở các nhà trường ít quan tâm, chưa chú ý đến hoạt động GDHN cho HS. Với các hình thức GDHN đã quy định trong chương trình thì nhà trường không có hình thức tổ chức nào khác để thu hút HS tham gia.

- Đội ngũ để thực hiện nhiệm vụ GDHN trong nhà trường phần lớn là thành Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng nên họ chủ yếu lên lớp cho đủ số tiết, có trường cả học kỳ chỉ lên lớp một vài chủ đề với hình thức tập trung cả khối lớp 9 dạy cùng một lúc, chưa chú ý nhiều đến nội dung và hình thức.

- Công tác kiểm tra chưa được chú trọng, có kiểm tra thì chỉ qua loa nên không thể đánh giá được kết quả thực hiện HĐ GDHN trong nhà trường.

* Nhận thức của học sinh:

Đặc thù HS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định là rất chăm chỉ, cần cù và sáng tạo. Tuy nhiên, khi nói đến việc chọn nghề, chọn trường và chọn ngành học sau khi tốt nghiệp THCS thì nhiều em còn mơ hồ và xa lạ, đôi khi chưa nắm chọn nghề để làm gì, vì tuổi còn quá nhỏ, phải học hết bậc học THPT mới tính sau. Do đó, để tìm hiểu về HĐ GDHN cho HS ở các trường THCS chúng tôi tiến hành khảo sát 525 HS. Với bộ câu hỏi khảo sát đã chuẩn bị (Phụ lục 01) và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Đánh giá của HS về sự cần thiết của HĐ GDHN cho học sinh trong các trường THCS

Mức độ

Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết Không cần thiết

Hoạt động GDHN 04/520 (0,77%) 33/520 (06,35%) 430/520 (82,69%) 53/520 (10,19%)

Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2.11 cho thấy hầu hết HS cho rằng HĐ GDHN đối với các em là chưa cần thiết có 430/520 (82,69%). Chỉ có 04/520 (0,77%) HS cho rằng là rất cần thiết và 53/520 (10,19%) HS cho rằng không cần thiết. Như vậy có thể thấy các em chưa quan tâm đến nghề nghiệp trong giai đoạn này.

Để khẳng định vấn đề trên chúng tôi tiến hành điều tra qua khảo sát bằng phiếu hỏi với câu hỏi: (Phụ lục 01)

- Với câu hỏi: Nhận thức của bản thân về việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai? hầu hết học sinh trả lời ít quan tâm (454/520 tỷ lệ 87,31%).

- Với câu hỏi: Dự định của em sau khi tốt nghiệp THCS? có trên 90% số học sinh trả lời là tiếp tục học lên THPT (482/520 tỷ lệ 92,69%).

được rất nhiều câu trả lời với những ngành nghề khác nhau. Điều đó thể hiện các em chọn một cách ngẫu nhiên hoặc theo bạn bè.... Để chứng minh điều đó qua trả lời câu hỏi Vì sao em lựa chọn ngành, nghề đó? có trên 95% số học sinh được hỏi trả lời là vì “em thích”. Với câu hỏi Việc lựa chọn ngành, nghề của em là do đâu? có nhiều câu trả lời là theo “Định hướng của cha mẹ”.

- Với câu hỏi: Sau khi tìm hiểu ngành, nghề đã chọn, em có biết rõ công việc của mình sau khi học xong hay không? có 495/520 (tỷ lệ 95,19%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 52)