Thực trạng quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục hướng

hướng nghiệp

Bảng 2.21. Kết quả khảo sát quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch GDHD

Hình thức Đánh giá Mức độ thực hiện TBC Hiệu quả thực hiện

TBC TX TH ITX KTX RHQ HQ HQCC KHQ Xây dựng kế hoạch, chương trình HĐ GDHN của lãnh đạo nhà trường CB QL TS 6 9 4 1 3,0 5 10 4 1 3,0 % 30 45 20 5 25 50 20 5 GV TS 53 55 38 4 3,0 50 55 39 6 3,0 % 35,3 36,7 25,3 2,7 33,3 36,7 26,0 4 Chỉ đạo việc xây

dựng kế hoạch, chương trình HĐ GDHN theo thời gian CB QL TS 6 8 5 1 3,0 6 7 6 1 2,9 % 30 40 25 5 30 35 30 5 GV TS 40 67 35 8 2,9 38 66 38 8 2,9 % 26,7 44,7 23,3 5,3 25,3 44,0 25,3 5,3 Duyệt kế hoạch, chương trình HĐ GDHN theo định kỳ thời gian CB QL TS 4 10 4 2 2,8 4 8 6 2 2,7 % 20 50 20 10 20 40 30 10 GV TS 36 60 44 10 2,8 30 66 44 10 2,8 % 24,0 40,0 29,3 6,7 20,0 44,0 29,3 6,7 Có biện pháp xử lý thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình HĐ GDHN CB QL TS 3 6 9 2 2,5 2 8 8 2 2,5 % 15 30 45 10 10 40 40 10 GV TS 15 56 64 15 2,5 10 65 60 15 2,5 % 10,0 37,3 42,7 10 6,7 43,3 40,0 10

Kết quả ở bảng 2.21 cho thấy, tiêu chí “Xây dựng kế hoạch, chương trình HĐ GDHN của lãnh đạo nhà trường” ở mức “thường xuyên” (TBC: CBQL 3,0; GV là 3,0) và “hiệu quả” (TBC: 3,0). Thực tế các nhà trường đã chú ý đến việc xây dựng kế hoạch, chương trình HĐ GDHN trong kế hoạch năm học và theo quy định của Bộ, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT… Tuy nhiên, qua quan sát và phỏng vấn CBQL, GV và qua kết quả điều tra về số lượng, trình độ, cơ cấu CBQL và đội ngũ GV cho thấy đội ngũ CBQL của các nhà trường đã và đang được bồi dưỡng về trình độ quản lý và trình độ chính trị nhưng việc bồi dưỡng CBQL ở các trường chưa được đồng bộ. Vì vậy, kinh nghiệm quản lý chưa có, chủ yếu là vừa học vừa làm và vừa rút kinh nghiệm trong công tác quản lý nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng kế hoạch, chương trình GDHN.

Đối với tiêu chí “Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình GDHN theo thời gian” ở mức “thực hiện” (TBC: CBQL 3,0; GV 2,9) và “hiệu quả” (TBC: cả CBQL và GV là 2,9). Không riêng gì đối với HĐ GDHN bậc THCS mà cả trong những lĩnh vực khác của hoạt động giáo dục trong nhà trường, việc chỉ đạo thực hiện xây dựng kế hoạch, chương trình trong hoạt động giảng dạy và học tập ở trường phổ thông đã được thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả. Tuy nhiên, qua quan sát và xem xét thực tế ở các trường THCS, việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch của các nhà quản lý là có thực hiện nhưng còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nội dung cụ thể và còn rất chung chung. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch một cách cụ thể hơn, nên đi sâu vào nội dung công việc thực tế đã làm được, tìm ra những hạn chế để khắc phục mới nâng cao được hiệu quả GDHN trong điều kiện hiện nay. Để đạt được mục tiêu chung trong HĐ GDHN, các nhà quản lý cũng cần quan tâm đến việc duyệt kế hoạch, chương trình HĐ GDHN theo định kỳ trong công tác quản lý nhà trường phổ thông.

Việc “Duyệt kế hoạch, chương trình HĐ GDHN theo định kỳ thời gian” đạt mức “thực hiện” (TBC đối với CBQL và GV là 2,8) và mức “hiệu quả” (TBC: CBQL 2,7; GV 2,8). Đây chính là công việc thường xuyên không thể thiếu được của các nhà quản lý và cần phải được duy trì. Ưu điểm hiện nay ở các trường phổ thông là mọi kế hoạch trước khi thực hiện đều được đưa ra bàn bạc thống nhất và phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt rồi mới thực hiện. Song, trong quá trình thực hiện, việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế của các trường có lúc vẫn chưa được quan tâm kịp thời nên việc thực hiện vẫn còn tồn tại những thiếu sót nhất định. Bên cạnh việc duyệt kế hoạch, chương trình HĐ GDHN, các nhà quản lý cần có biện pháp xử lý những trường hợp không thực hiện đúng kế hoạch, chương trình HĐ GDHN đã đề ra.

Tiêu chí “Có biện pháp xử lý thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình HĐ GDHN”, ở mức “thực hiện” (TBC cả GV và CBQL là 2,5) và “hiệu quả” (TBC cả GV và CBQL là 2,5). Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình HĐ GDHN luôn đi kèm với biện pháp xử lý những thiếu sót trong việc thực hiện kế hoạch. Từ đó, các nhà quản lý kịp thời điều chỉnh kế hoạch, chương trình giảng dạy mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý HĐ GDHN. Các nhà quản lý cho biết, tuy có đề ra biện pháp xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình HĐ GDHN nhưng thực tế chỉ nhắc nhở chứ chưa xử lý nghiêm những trường hợp không thực hiện đúng chương trình HĐ GDHN. Nếu các nhà quản lý xử lý không khéo sẽ gặp khó khăn trong việc phân công giáo viên kiêm nhiệm hoạt động này và có thể dẫn đến tình trạng bỏ ngỏ HĐ GDHN của nhà trường.

Như vậy, qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy ưu điểm lớn của các nhà quản lý ở các trường THCS hiện nay trong việc thực hiện một cách thường xuyên và hiệu quả nội dung “Xây dựng kế hoạch, chương trình HĐ

GDHN” đó là đã nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, chương trình, luôn chú trọng đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình, có duyệt kế hoạch theo định kỳ, có biện pháp xử lý những trường hợp không thực thi theo đúng kế hoạch, chương đã đề ra. Vấn đề cốt lõi chính là đã tạo nên những thành công bước đầu trong công tác quản lý trường học bằng sự đồng thuận, nhất trí cao trong tập thể sư phạm nhà trường từ các nhà quản lý đến giáo viên và các lực lượng tham gia HĐ GDHN. Vì vậy, các trường cần phát huy hơn nữa việc thực hiện nội dung này, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý HĐ GDHN.

2.4.3. Thực trạng về quản lý phương pháp và hình thức giáo dục hướng nghiệp

Kết quả điều tra ở bảng 2.16; 2.17; 2.18 việc thực hiện các phương pháp và hình thức HĐ GDHN ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định hiện nay cho thấy khâu tổ chức thực hiện các hoạt động trong nhà trường nhằm thu hút sự hứng thú ở HS chưa được nhà trường quan tâm, đầu tư như: các hình thức HĐ GDHN qua hoạt động ngoại khóa, cho HS tham quan hướng nghiệp, tư vấn hướng nghiệp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo... những hình thức HĐ GDHN thông qua các môn học và qua lao động sản xuất cũng ít được nhà trường chú trọng, thiếu sự hướng dẫn, thiếu sự kiểm tra việc thực hiện các hình thức này, chủ yếu nhà trường chỉ theo dõi phân công và việc thực hiện đủ số tiết một cách máy móc qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp được thể hiện trên kế hoạch hay trên sổ đầu bài, mặc cho việc giảng dạy như thế nào và thời lượng ra sao tùy GV tự sắp xếp miễn sao đủ số tiết qui định và đủ hết các chủ đề. Song, qua phỏng vấn các nhà quản lý, phần lớn đều cho rằng: Hướng nghiệp thông qua các môn học còn có sự bất cập, thể hiện sự không đồng bộ, không khả thi ở chỗ GV bộ môn gặp khó khăn về mặt thời lượng, khó khăn về mặt kiến thức hướng

nghiệp, nên GV thường không chịu khó đầu tư vào việc lồng ghép nội dung GDHN vào nội dung bài giảng. Hướng nghiệp thông qua lao động sản xuất thì các nhà trường chỉ tổ chức cho các em lao động vệ sinh trường, lớp, việc này không có tác dụng GDHN cho HS, còn HĐ lao động công ích thì nhà trường không có điều kiện tổ chức cho HS bởi thời gian và cơ sở vật chất chưa đáp ứng.

Nhìn chung, công tác quản lý việc thực hiện phương pháp và hình thức HĐ GDHN trong các trường phổ thông chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, các trường đã bỏ ngỏ các hình thức GDHN thực tiễn, sinh động. Hoạt động tổ chức, kiểm tra của các nhà quản lý chưa được thể hiện, hiệu quả GDHN chỉ thể hiện trên việc hoàn thành chương trình sinh hoạt hướng nghiệp. Vì vậy, theo đánh giá chung qua kết quả điều tra ở Bảng 2.18 hầu hết CBQL, GV và HS đều cho rằng các hình thức GDHN trong các nhà trường hiệu quả mang lại không cao. Để nâng cao hiệu quả HĐ GDHN ở các trường, thì các nhà quản lý cần sớm đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn.

2.4.4. Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia giáo dục hướng nghiệp * Thực trạng về quản lý lực lượng tham gia giảng dạy GDHN

Hoạt động GDHN cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định là do nhà trường đảm nhiệm. Nhà trường phân công CBQL nhận giảng dạy trong các tiết học hướng nghiệp - sinh hoạt hướng nghiệp theo số tiết trong phân phối chương trình.

Riêng công tác học nghề phổ thông (lớp 8) thì nếu HS không học bộ môn tự chọn Tin học tại nhà trường thì phải đăng ký học nghề phổ thông; được học tại TT HNGDTX huyện, các em sẽ được học một trong các môn: Nấu ăn, Tin học, Điện dân dụng, Thú ý, Đan, Thêu….

Bảng 2.22. Lực lượng tham gia giảng dạy GDHN tại các trường THCS Lực lượng tham gia

Nhóm đánh giá

TBC

CBQL GV HS

TS % TS % TS % TS %

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng 16 80,0 140 93,3 470 90,4 626 90,7 GV chuyên trách, cán bộ giáo viên

nòng cốt của trường có kiến thức chuyên môn làm công tác HN

0 0,0 0 0,0 0 0,0 0

Giáo viên chủ nhiệm và bộ môn 4 20,0 10 6,7 50 9,6 64 9,3 Các tổ chức đoàn thể trong nhà

trường

0 0 0 0 0

Các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường; các doanh nghiệp

0 0 0 0 0

Cha mẹ học sinh 0 0 0 0 0

Các cơ sở TCCN - DN ở địa phương 0 0 0 0 0

Tổng 20 150 520 690

Theo kết quả khảo sát ở Bảng 2.22 cho thấy, cả ba nhóm khảo sát đều chọn hai lực lượng tham gia giảng dạy GDHN cho HS lớp 9 là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường (TBC đạt 90,7%); GV chủ nhiệm và bộ môn (TBC đạt 9,3%). Qua đó cho thấy hầu hết các trường phân công cho lãnh đạo nhà trường kiêm nhiệm, có phân công cho GV dạy chỉ diễn ra một vài trường. Các lực lượng giảng dạy chưa được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn. Vì vậy cần tạo điều kiện cho các lực lượng này tham gia bồi dưỡng, tập huấn về GDHN (ưu tiên hơn cho GV làm công tác chủ nhiệm). Đồng thời đề xuất các cấp chính quyền trong việc đào tạo, bồi dưỡng GV theo chuẩn quy định để nhà trường có đủ lực lượng đúng theo yêu cầu giảng dạy HĐ GDHN cho học sinh trong tình hình mới hiện nay.

* Thực trạng quản lý các lực lượng GDHN trong nhà trường

Về mặt lý luận, lực lượng tham gia HĐ GDHN ở trường THCS phải đảm bảo các thành phần trong cấu trúc của hệ thống GDHN (xem sơ đồ 2.1); đồng thời thể hiện mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các bộ phận trong nhà trường và ngoài xã hội.

Sơ đồ 2.1. Các thành phần trong cấu trúc của hệ thống GDHN

Khảo sát thực tế cho thấy khi quyết định thành lập và phân công ban hướng nghiệp ở các trường, Hiệu trưởng thường giao cho một đồng chí Phó hiệu trưởng làm công tác trưởng ban cùng với các thành viên còn lại gồm đại diện GV chủ nhiệm, GV bộ môn, các đoàn thể,...Tuy nhiên sự phối hợp trong công tác để thực hiện chức năng nhiệm vụ của ban HN chưa đảm bảo, chưa hoàn thành 3 nhiệm vụ cơ bản đã đặt ra:

Thứ nhất, chưa làm thay đổi nhận thức của GV, HS,...về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung chính của việc tổ chức HĐ GDHN.

Thứ hai, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội tham gia vào HĐ GDHN. Do đó, HĐ GDHN diễn ra rất khô khan, không sát thực tiễn (chỉ giới thiệu qua tranh ảnh, sách báo, video clip,..), HS ít có cơ hội tiếp cận với cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo, môi trường lao động thực tế,..

Thứ ba, chưa thực hiện tốt khâu kiểm tra, đánh giá công việc đã giao cho các thành viên trên cơ sở khoa học làm việc của ban và nhiệm vụ đã phân công để kịp thời điều chỉnh, khắc phục những tồn tại hay phát huy những ưu điểm, những hoạt động nổi bật trong quá trình tổ chức các HĐ GDHN.

Hiệu trưởng

Giáo viên chủ nhiệm

Ban hướng nghiệp nhà trường

Giáo viên bộ môn Tổ chức đoàn thanh niên Ban đại diện phụ huynh Tổ chức xã hội Thư viện nhà trường Y Tế nhà trường Trung tâm kỹ thuật TH- HN Cơ sở sản xuất

Bảng 2.23. Công tác phối hợp với các đoàn thể, XH về công tác GDHN Mức độ

Nội dung Không thực hiện Ít thực hiện

Thực

hiện Thường xuyên

Công tác phối hợp với các tổ chức đoàn thể, XH trong GDHN 89/170 (52,35%) 62/170 (36,47%) 15/170 (08,82%) 04/170 (02,35%)

Kết quả điều tra cũng minh chứng được công tác phối hợp với tổ chức đoàn thể, xã hội để đẩy mạnh HĐ GDHN là không thường xuyên (52,35% ý kiến đánh giá không thực hiện; 36,47% ý kiến đánh giá ít thực hiện; 08,82% ý kiến đánh giá thực hiện và 02,35% ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên).

Bảng 2.24. Sự tham gia của các tổ chức XH ở địa phương về công tác GDHN Mức độ

Nội dung Không hiệu quả Hiệu quả chưa cao Hiệu quả Rất hiệu quả

Sự tham gia của các tổ chức XH ở địa phương về công tác GDHN 109/170 (64,12%) 57/170 (33,53%) 04/170 (02,35%) 00/170 (0%)

Khi hỏi CBQL, GV về sự tham gia của các tổ chức xã hội ở địa phương như Đoàn thanh niên, Hội CMHS, các tổ chức khác ngoài nhà trường,.. và các doanh nghiệp đối với HĐ GDHN ở trường có 64,12% ý kiến đánh giá không hiệu quả; 33,53% ý kiến đánh giá hiệu quả không cao; 02,35% ý kiến đánh giá là hiệu quả, không có ý kiến nào đánh giá là rất hiệu quả.

Tóm lại, việc quản lý sự phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa nhà trường và các tổ chức liên quan ngoài xã hội trong HĐ GDHN cho HS còn rất hạn chế, không có kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Do đó, đòi hỏi lãnh đạo các nhà trường phải nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm, những hạn chế yếu kém để từ đó có điều chỉnh phù hợp trong hoạt động quản lý của mình nhằm đưa HĐ GDHN đạt được hiệu quả cao nhất.

2.4.5. Thực trạng về quản lý các điều kiện phục vụ giáo dục hướng nghiệp

Các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định CSVC được trang bị tương đối đủ cho học tập các môn văn hóa. Bộ môn công nghệ lớp 8,9, các trường trang bị để HS thực hành khá đầy đủ. Nhà trường có các

phòng thực hành bộ môn phục vụ cho giảng dạy thực hành, nhưng chủ yếu ưu tiên để giảng dạy môn Vật lý, Hóa học, Sinh học; môn công nghệ 8,9 chưa được ưu tiên, một số trường thiếu phòng học thì cho HS thực hành tại lớp.

Ngoài ra, ngân sách chi cho các HĐ GDHN như hội thảo, tham quan cơ sở sản xuất, chuẩn bị tài liệu hướng nghiệp cho HS… không có nên không thể tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp nêu trên được, điều này được thể hiện qua phỏng vấn kế toán của 10 trường THCS khảo sát như sau:

Với câu hỏi: Anh (chị) vui lòng cho biết kinh phí dành cho HĐ GDHN như thế nào? Chúng tôi thu được kết quả không có kinh phí dành cho HĐ GDHN chiếm tỷ lệ là 100% số người được hỏi. Vì nguồn kinh phí cấp cho bậc học THCS ngày càng eo hẹp nên các trường chỉ đủ giải quyết thừa giờ, và các hoạt động phục vụ chuyên môn khác.

Như vậy, thực tế cho thấy các điều kiện CSVC, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho công tác GDHN chưa được đảm bảo, chủ yếu mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 76)