Lý luận về văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 31)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Lý luận về văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng cao đẳng

1.3.1. Tầm quan trọng của việc xây dựng VHNT ở trường cao đẳng

1.3.1.1. Vai trò của văn hóa nhà trường

Văn hoá có ý nghĩa và tầm quan trọng lớn đối với một tổ chức, nó quyết định sự trƣờng tồn của tổ chức đó. Văn hóa càng có ý nghĩa và tầm

20

đặc thù của nhà trƣờng, hơn bất kỳ một tổ chức nào. VHNT với những chuẩn mực và giá trị vật chất và tinh thần có ảnh hƣởng đến tất cả mọi góc cạnh của đời sống nhà trƣờng.

Văn hóa nhà trƣờng giúp xác định và xây dựng cam kết của nhà trƣờng đối với các giá trị cốt lõi. VHNT quyết định đến việc các thành viên trong nhà trƣờng cùng tập trung vào mục tiêu chung, cam kết và nỗ lực cho mục tiêu đó. VHNT giúp các thành viên xác định và xây dựng cam kết của mỗi cá nhân và của nhà trƣờng đối với các giá trị cốt lõi. Một nhà trƣờng có nền tảng văn hóa tích cực sẽ góp phần quan trọng cải thiện hiệu quả làm việc trong nhà trƣờng.

Văn hoá nhà trƣờng tạo động lực, hiệu quả làm việc. Khi nhà trƣờng tạo đƣợc một nền tảng môi trƣờng văn hóa mà ở đó nuôi dƣỡng sự nỗ lực làm việc, cam kết với những giá trị đến cuối cùng,các thành viên trong nhà trƣờng sẽ thấy rõ mục tiêu, định hƣớng, bản chất công việc mình làm, có thêm động lực để làm việc chăm chỉ, cải tiến, ủng hộ sự thay đổi, tích cực cải thiện hiệu quả và năng suất làm việc trong nhà trƣờng.

Văn hóa nhà trƣờng hạn chế tiêu cực và xung đột. Văn hóa nhà trƣờng giúp các thành viên tổ chức thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hƣớng và hành động.

1.3.1.2. VHNT đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở trường cao đẳng

VHNT có tác động rất lớn đến chất lƣợng giáo dục, đào tạo trong nhà trƣờng thông qua những ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến ngƣời dạy và ngƣời học. Vì vậy, nói đến ảnh hƣởng của VHNT đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo ở trƣờng cao đẳng là nói đến ảnh hƣởng, tác động cụ thể của VHNT đến ngƣời học, đến GV và mối quan hệ của CBQL, GV và SV trong nhà trƣờng.

21

trƣờng bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trƣờng bên trong. Một tổ chức nhà trƣờng có nền văn hóa tích cực, lành mạnh sẽ hội tụ đƣợc cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHNT sẽ giúp cho nhà trƣờng thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.

Vì vậy, để VHNT của trƣờng cao đẳng góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo trong nhà trƣờng thì cần phải làm cho nó trở nên tích cực, mạnh mẽ thông qua tất cả các mối liên kết trong nhà trƣờng: Tầm nhìn, mục tiêu và giá trị của nhà trƣờng tập trung vào việc giảng dạy và học tập của GV và SV; vai trò lãnh đạo của cán bộ, GV đƣợc phát huy và liên tục cải thiện; CBQL, GV cùng chia sẻ trách nhiệm về kết quả của SV; tin tƣởng vào tiềm năng của GV và SV để khuyến khích họ học hỏi và phát triển; nâng cao hiệu quả công việc và cải tiến thƣờng xuyên để tạo nên chất lƣợng; các thành viên trong nhà trƣờng luôn có ý thức chung về sự kết nối giữa các cá nhân, ý thức đƣợc chia sẻ rộng rãi về sự tôn trọng và chăm sóc cho mọi ngƣời...

1.3.1.3. Ảnh hưởng của VHNT đối với CBQL, GV và SV ở trường cao đẳng - Ảnh hƣởng của VHNT đến hiệu trƣởng và CBQL nhà trƣờng:

Trong nhà trƣờng, hiệu trƣởng vừa là ngƣời quản lý vừa là ngƣời lãnh đạo; tức là ngƣời hiệu trƣởng phải đảm nhận đồng thời hai chức năng lãnh đạo và quản lý vốn luôn song hành với nhau. Vì vậy, hiệu trƣởng là ngƣời có vai trò quyết định, chi phối sự phát triển VHNT. Nói cách khác, hiệu trƣởng là ngƣời có vai trò ảnh hƣởng đến VHNT; tuy nhiên trong mối liên hệ ngƣợc, Văn hóa nhà trƣờng giúp hiệu trƣởng trƣớc hết phải là ngƣời lãnh đạo gƣơng mẫu, luôn là tấm gƣơng cho GV, nhân viên, ngƣời học.

Để hình thành, duy trì và phát triển VHNT, ngƣời hiệu trƣởng phải thông qua hàng trăm hoạt động tƣơng tác hàng ngày với cán bộ, GV, ngƣời học, phụ huynh và cộng đồng. Trƣớc những biến động trong và ngoài nhà

22

trƣờng hiệu trƣởng phải trở nên linh hoạt và tích cực. Hiệu trƣởng luôn chú ý đến nhu cầu của các thành viên trong nhà trƣờng, phải biết lắng nghe và thấu hiểu, nuôi dƣỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau trong nhà trƣờng.

Ngoài ra, VHNT còn ảnh hƣởng đến đội ngũ quản lý là trƣởng phòng ban, trƣởng bộ môn. Đây là đội ngũ thực hiện sự phân cấp quản lý của hiệu trƣởng trƣờng cao đẳng. Đối với đội ngũ CBQL này thì VHNT tạo nên một môi trƣờng thuận lợi để họ trực tiếp quản lý và thực hiện các quyết định của hiệu trƣởng. Đồng thời, VHNT cũng quy định các chuẩn mực đạo đức, giao tiếp - ứng xử mà ngƣời CBQL cần thực hiện. Chính vì thế, VHNT sẽ là khung tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động quản lý của CBQL trong nhà trƣờng.

- Ảnh hƣởng của VHNT đến GV:

VHNT tích cực, lành mạnh sẽ tác động rất lớn đến GV, thể hiện ở nhiều phƣơng diện. VHNT khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các GV, bảo đảm cho sự hợp tác vì mục tiêu chung: GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải; sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; tích cực trao đổi phƣơng pháp và kỹ năng giảng dạy; tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp và sự quan tâm đến công việc của nhau giữa các cán bộ, GV, nhân viên trong tập thể sƣ phạm; cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trƣờng để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Tuy nhiên, cũng có khi trong VHNT tồn tại những yếu tố độc hại hoặc những yếu tố theo thời gian không còn phù hợp, trở thành sự cản trở đối với hiệu quả hoạt động của nhà trƣờng. Đó là khi GV bị phân tán, mục tiêu phục vụ ngƣời học bị thay thế bởi các mục tiêu khác, những cái không phải là giá trị và suy nghĩ tiêu cực tồn tại trong nhà trƣờng.

23

Đối với ngƣời học, VHNT tích cực, lành mạnh sẽ ảnh hƣởng tích cực đến việc học và phát triển nhân cách. VHNT tích cực tạo ra một môi trƣờng học tập có lợi nhất, kích thích đƣợc sự chủ động, tạo động lực cho ngƣời học, khiến ngƣời học thực sự hứng thú và nỗ lực để đạt đƣợc kết quả học tập tốt nhất. Ngƣời học đƣợc tôn trọng, đƣợc thừa nhận và thấy mình có giá trị; từ đó sẽ thoải mái, vui vẻ, ham học; thấy rõ trách nhiệm của mình; biết tích cực khám phá, trải nghiệm và tích cực tƣơng tác với GV, nhóm bạn và nỗ lực để đạt đƣợc thành tích học tập tốt nhất.

VHNT tích cực, lành mạnh tạo ra môi trƣờng thân thiện cho ngƣời học, khiến cho ngƣời học gắn bó với trƣờng, lớp, thích thú với việc đến trƣờng; khuyến khích ngƣời học phát biểu, bày tỏ quan điểm cá nhân. VHNT tích cực bảo đảm an toàn cho ngƣời học; cởi mở và chấp nhận các nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau của ngƣời học; xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.

Tuy nhiên, cũng có khi trong VHNT tồn tại các yếu tố độc hại, lạc hậu nếu không đƣợc cải thiện sẽ ảnh hƣởng xấu đến ngƣời học. Trong một môi trƣờng nhà trƣờng nặng về truyền thụ, giáo điều, áp đặt, HS, SV sẽ trở nên thụ động, thiếu sự tự tin vào bản thân.

- Ảnh hƣởng của văn hóa nhà trƣờng đến mối quan hệ giữa GV và ngƣời học trong nhà trƣờng:

Trong môi trƣờng VHNT tích cực, mối quan hệ giữa GV và ngƣời học là mối quan hệ hợp tác, khuyến khích, GV và ngƣời học tƣơng tác tích cực lẫn nhau, đem đến ảnh hƣởng tích cực đến kết quả giáo dục và đào tạo. GV tôn trọng ngƣời học; đặt ra các chuẩn mực hành vi cho ngƣời học, các mong đợi cao và rõ ràng với ngƣời học; khuyến khích tính tích cực của ngƣời học; GV và ngƣời học hiểu biết và có sự cảm thông với nhau, luôn ở trong bầu không khí hợp tác.

24

Trái lại, một bầu không khí tiêu cực trong mối quan hệ giữa GV và SV sẽ ảnh hƣởng xấu đến kết quả giáo dục toàn diện. Đó có thể là sự áp đặt, thiếu tôn trọng, sự công bằng GV với ngƣời học khiến họ mặc cảm, thụ động.

1.3.2. Các yếu tố cấu thành của văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng

1.3.2.1. Các mô hình cấu thành văn hóa tổ chức

Nghiên cứu các mô hình cấu thành VHNT của trƣờng cao đẳng, luận văn tiếp cận theo các mô hình cấu thành văn hóa tổ chức sau:

Thứ nhất, mô hình tảng băng (hai tầng bậc): Mô hình này đƣợc đƣa ra bởi Frank Gonzales (1978). Theo ông, văn hóa tổ chức giống nhƣ một tảng băng, có văn hóa biểu hiện ở bề mặt và văn hóa ở chiều sâu. Trong đó, bề mặt văn hóa là những thành tố dễ nhìn thấy, dễ quan sát đƣợc và dễ thay đổi. Bề sâu của văn hóa là các giá trị, niềm tin và các ý nghĩ của con ngƣời mà chúng ta khó quan sát đƣợc hoặc khó thay đổi.

Theo đó, tƣơng tự văn hóa tổ chức, VHNT giống nhƣ một tảng băng, có phần nổi (văn hóa biểu hiện ở bề mặt) và phần chìm (văn hóa ở chiều sâu). Phần nổi bao gồm các thành tố: Tầm nhìn, chính sách, mục đích, mục tiêu; khung cảnh, cách bài trí lớp học; logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tƣợng; đồng phục, các nghi thức, nghi lễ; các hoạt động văn hoá, học tập của trƣờng… Phần chìm bao gồm các thành tố: Nhu cầu, cảm xúc, mong muốn cá nhân; quyền lực và cách thức ảnh hƣởng; thƣơng hiệu, các giá trị; các ngầm định…

Thứ hai, mô hình cấu trúc 3 tầng bậc/lớp do Edgar H. Schein (2004) đƣa ra và đƣợc áp dụng vào VHNT. Theo mô hình này, văn hóa tổ chức bao gồm nhiều thành phần của một thể thống nhất tƣơng ứng với ba tầng bậc/lớp:

- Tầng thứ nhất (lớp bề mặt): những quá trình và cấu trúc hữu hình - có thể quan sát đƣợc (cách ăn mặc, bảng hiệu, khẩu hiệu, lễ hội, tập quán, thói quen…)

- Tầng thứ hai (lớp bề sâu): hệ thống giá trị đƣợc tuyên bố (các chiến lƣợc, mục tiêu, triết lý, giá trị cốt lõi, quy tắc ứng xử, các cam kết, quy định...)

25

- Tầng thứ ba (lớp sâu nhất): những ngầm định cơ bản - những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên và ngầm định).

Trong hai mô hình này, mô hình 3 cấp độ của văn hóa tổ chức đƣợc áp dụng vào VHNT phản ánh chặt chẽ và đầy đủ hơn về cấu trúc của VHNT. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh ở đây là những ngầm định cơ bản - tầng thứ ba (lớp sâu nhất) trong cấu trúc văn hóa. Theo Schein, tầng ngầm định cơ bản (bề sâu) chính là những giả định ban đầu, đƣợc hỗ trợ bởi một linh cảm hay một giá trị nào đó, đƣợc sử dụng liên tục khi giải quyết một vấn đề, dần dần trở thành hiện thực. Tầng ngầm định cơ bản (bề sâu) này quyết định đến cách giải quyết, nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề của tổ chức, nó chi phối việc lựa chọn phƣơng án nào, giá trị nào. Tầng ngầm định cơ bản (bề sâu) có mối quan hệ chặt chẽ, chi phối đến hai tầng còn lại là những yếu tố hữu hình và những giá trị đƣợc thể hiện.

1.3.2.2. Các yếu tố cấu thành của văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng

Do VHNT là tập hợp tất cả những yếu tố làm nên đặc trƣng riêng biệt của nhà trƣờng này so với nhà trƣờng khác và so với các tổ chức khác cho nên các biểu hiện của văn hóa nhà trƣờng đặc biệt phong phú. Tuy nhiên, theo Kent D. Peterson và Terrence E. Deal, khi tìm hiểu về VHNT, các biểu hiện cụ thể thƣờng đƣợc đề cập đến là:

- Sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trƣờng;

- Các chuẩn mực, giá trị, niềm tin trong nhà trƣờng; - Các truyền thống, nghi thức, nghi lễ của nhà trƣờng;

- Lịch sử và những câu chuyện đƣợc lƣu truyền của nhà trƣờng; - Con ngƣời và các mối quan hệ trong nhà trƣờng;

- Kiến trúc, hiện vật và các biểu tƣợng của nhà trƣờng.

26

Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2014) xác định những biểu hiện cụ thể của VHNT thành hai tầng bậc (các yếu tố bề nổi và các yếu tố bề sâu).

Theo cách tiếp cận văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần đƣợc sáng tạo, tích lũy trong lịch sử nhờ hoạt động thực tiễn của con ngƣời trong các cộng đồng xã hội, có thể nói đến các thành tố cấu thành VHNT ở trƣờng cao đẳng gồm yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần.

* Các giá trị vật chất của VHNT ở trƣờng cao đẳng:

1) Logo, biểu tượng của nhà trường

Logo, biểu tƣợng của trƣờng cao đẳng phải có tính thẩm mĩ, màu sắc trang nhã, các đƣờng nét, hình ảnh đƣợc trình bày trên logo, biểu tƣợng phải phù hợp, phản ánh đƣợc sứ mạng và mục đích phát triển của nhà trƣờng. Logo, biểu tƣợng của trƣờng cao đẳng mang ý nghĩa biểu tƣợng cao, thể hiện ý chí cam kết của các thành viên trong tổ chức nhà trƣờng.

Logo, biểu tƣợng của trƣờng cao đẳng phải phản ánh đƣợc tầm nhìn, mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng. Đó là tổ chức đào tạo theo chức năng của một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhằm mục tiêu đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tƣơng ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, thích ứng với môi trƣờng làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

2) Khẩu hiệu, bảng hiệu, sơ đồ chỉ dẫn

Khẩu hiệu của trƣờng cao đẳng phải phản ánh triết lý giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng. Đó là đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tƣơng ứng với trình độ đào tạo phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Sử dụng hệ thống khẩu hiệu trong trƣờng cao đẳng cần phải phù hợp với đặc thù đào tạo ngành nghề;

27

đẳng. Nó giúp cho GV, SV, cũng nhƣ khách đến làm việc với nhà trƣờng biết đƣợc vị trí các phòng làm việc, nơi hội họp, giảng đƣờng, các phòng thực hành, sinh hoạt khoa học, nơi vui chơi giải trí, văn nghệ, thể dục thể thao.

3) Kiến trúc của nhà trường

Kiến trúc của các tòa nhà trong khuôn viên trƣờng cao đẳng phải đảm bảo hai chức năng:

Thứ nhất, nó thuận tiện cho sử dụng của lãnh đạo, GV, SV. Các phòng làm việc, các giảng đƣờng, các phòng chức năng khác phải rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo về ánh sáng.

Thứ hai, nó phải có ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ, phán ánh đƣợc những nét riêng của trƣờng và mối liên hệ của công trình đến khung cảnh tự nhiên văn hóa xã hội xung quanh. Nó phải đƣợc sử dụng màu sắc, trang trí một cách phù hợp. Điều này phải đƣợc thể hiện thống nhất, đồng bộ trong kiến trúc của nhà trƣờng.

4) Phương tiện, trang thiết bị

Phƣơng tiện, trang thiết bị dạy học là những đối tƣợng vật chất đƣợc sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)