Thiết kế các nội dung, tiêu chí xây dựng VHNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 110 - 116)

7. Kết cấu luận văn

3.2.3. Thiết kế các nội dung, tiêu chí xây dựng VHNT

a) Mục đích của biện pháp:

VHNT là một tổng thể bao gồm các chuẩn mực, giá trị thể hiện ở nhiều nội dung, yếu tố cấu thành của tổ chức. Vì vậy để xây dựng VHNT cần phải

99

xác định, thiết kế các nội dung, tiêu chí phù hợp. Đây là những vấn đề cốt lõi của xây dựng VHNT. Biện pháp này nhằm xây dựng một số nội dung, tiêu chí cơ bản về các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT làm cơ sở để xây dựng VHNT tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định.

b) Nội dung của biện pháp:

Xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định gồm nội dung xây dựng các giá trị vật chất (6 tiêu chí) và nội dung xây dựng các giá trị tinh thần (8 tiêu chí) với các chỉ số cụ thể của mỗi tiêu chí xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định.

* Nội dung xây dựng các giá trị vật chất của VHNT tại Trường CĐYT Bình Định, gồm các tiêu chí sau:

1)Logo, biểu tượng của Nhà trường

- Logo, biểu tƣợng của Nhà trƣờng phải đẹp, màu sắc trang nhã;

- Các hình ảnh đƣợc trình bày trên logo, biểu tƣợng phải phù hợp, phản ánh đƣợc sứ mạnh, tầm nhìn của Nhà trƣờng;

- Logo, biểu tƣợng mang ý nghĩa cao, ý chí cam kết của các thành viên trong tổ chức và mục đích phát triển của Trƣờng CĐYT Bình Định;

- Logo, biểu tƣợng phải phản ánh đƣợc mục tiêu giáo dục và đào tạo của Nhà trƣờng. Đó là đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên y tế phục vụ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân ở địa phƣơng và các tỉnh lân cận trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.

2)Khẩu hiệu, bảng hiệu, sơ đồ chỉ dẫn của Nhà trường

- Khẩu hiệu phải phản ánh đƣợc triết lý giáo dục của Nhà trƣờng;

- Khẩu hiệu phải phản ánh đƣợc đặc trƣng nghề nghiệp đào tạo đội ngũ nhân viên y tế của Nhà trƣờng;

- Bảng hiệu, sơ đồ chỉ dẫn phải thực hiện tốt chức năng chỉ dẫn, hƣớng dẫn cho cán bộ, GV, NV, ngƣời học và khách đến làm việc với Nhà trƣờng;

100

- Bảng hiệu, sơ đồ chỉ dẫn phải thực hiện tốt chức năng thẩm mỹ, làm cho khuôn viên của Nhà trƣờng trang nghiêm, đẹp hơn;

3) Kiến trúc của Nhà trường

- Kiến trúc của các tòa nhà trong khuôn viên Trƣờng CĐYT Bình Định cần tạo đƣợc sự thống nhất, đồng bộ trong kiến trúc của Nhà trƣờng, thuận tiện cho việc sử dụng của lãnh đạo nhà trƣờng, của GV, nhân viên và SV;

- Kiến trúc của các tòa nhà phải thể hiện ý nghĩa và giá trị thẩm mỹ, phán ánh đƣợc những nét riêng của nhà trƣờng và mối liên hệ của công trình đến khung cảnh tự nhiên văn hóa xã hội xung quanh.

- Các phòng làm việc, giảng đƣờng, phòng thực hành, thí nghiệm phải đƣợc sắp xếp, bài trí với màu sắc, cách trang trí một cách phù hợp.

4)Phương tiện, trang thiết bị của Nhà trường

- Các phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập phải hiện đại, có chất lƣợng tốt;

- Các phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập, nghiên cứu phải sử dụng thuận tiện, thiết thực, hiệu quả cho GV và SV.

- Các trang thiết bị phục vụ đào tạo phải đƣợc thƣờng xuyên bảo trì bảo dƣỡng, thay thế để bảo đảm chất lƣợng sử dụng tốt, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của Nhà trƣờng.

5)Không gian, cảnh quan của Nhà trường

- Không gian, cảnh quan của Nhà trƣờng phải thoáng mát, rộng rãi, có tính thẩm mỹ, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho cán bộ, GV và SV;

- Không gian, cảnh quan của Nhà trƣờng phải có cây xanh, hoa, cây cảnh và phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tạo sự thân thiện, gần gũi, gắn bó với nhà trƣờng;

101

6) Trang phục của SV, GV trong nhà trường

- Trang phục của cán bộ, GV phải nghiêm túc, lịch sự, đẹp, thể hiện tính văn hóa cao;

- Đồng phục của SV cần đảm bảo yêu cầu lịch sự, trang nhã.

* Nội dung xây dựng các giá trị tinh thần của VHNT tại Trường Cao đẳng Y tế Bình Định, gồm các tiêu chí sau:

1) Sứ mệnh và tầm nhìn của Nhà trường

- Sứ mệnh của Nhà trƣờng phải đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế, bổ sung cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế, phục vụ sức khỏe của nhân dân ở địa phƣơng và các tỉnh lân cận;

- Sứ mệnh và tầm nhìn phải phù hợp mục tiêu đào tạo, với vai trò, chức năng của Nhà trƣờng theo quy định, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của nhà trƣờng và phù hợp điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng;

- Tầm nhìn của Nhà trƣờng phải giúp hình dung đƣợc thành quả của sự phát triển trong tƣơng lai 10 năm, 20 năm hoặc 30 năm tới; đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trƣờng trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế;

- Sứ mệnh, tầm nhìn đƣợc cụ thể hóa ở các chiến lƣợc, kế hoạch hoạt động, giúp các thành viên trong nhà trƣờng thấy đƣợc trách nhiệm riêng mình.

2) Phương châm làm việc của Nhà trường

- Phƣơng châm làm việc của Nhà trƣờng phải phù hợp với yêu cầu hoạt động đào tạo nguồn nhân lực y tế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay;

- Phƣơng châm làm việc của Nhà trƣờng phải thể hiện tinh thần trách nhiệm, chuyên nghiệp và thân thiện đối với cán bộ, GV và SV;

- Phƣơng châm làm việc cần thể hiện đƣợc tinh thần cống hiến, khách quan, công bằng trong quản lý; tinh thần tôn trọng, tận tâm, tận tụy vì ngƣời học; tinh thần, thái độ học tập trung thực, nghiêm túc, sáng tạo.

102

3)Quy trình và thủ tục làm việc của Nhà trường

- Quy trình và thủ tục làm việc của Nhà trƣờng không đƣợc tạo nên sự phiền hà, khó khăn cho GV, SV và khách đến làm việc với nhà trƣờng;

- Quy trình và thủ tục làm việc của Nhà trƣờng đơn giản, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện với mọi ngƣời trong và ngoài nhà trƣờng.

4) Các nghi lễ, nghi thức

- Các nghi lễ, nghi thức tổ chức, thực hiện các buổi họp, hội nghị, lễ hội, các sự kiện, các hoạt động nhƣ chào cờ, hát quốc ca, trao danh thiếp, cách chào hỏi, trang phục... thể hiện sự trang nghiêm, lịch sự, hợp lý;

- Các nghi lễ, nghi thức của Nhà trƣờng đƣợc thực hiện phải tiết kiệm thời gian, kinh phí mà đạt đƣợc hiệu quả cao.

5)Niềm tin và sự kỳ vọng của các thành viên trong nhà trường

- Niềm tin và sự kỳ vọng của các thành viên trong nhà trƣờng phải phù hợp với yêu cầu của hoạt động đào tạo, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế;

- Niềm tin, sự kỳ vọng của các thành viên nhà trƣờng phải thể hiện đƣợc tinh thần chủ động, sáng tạo trong hoạt động, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ;

- Niềm tin và sự kỳ vọng của các thành viên thể hiện ở sự trông đợi không chỉ cho lợi ích của cá nhân mà còn cho lợi ích tổ chức, làm nền tảng cho các giá trị và suy nghĩ, hành động của các thành viên trong nhà trƣờng.

6) Hệ giá trị của Nhà trường

- Những giá trị đƣợc duy trì và vun đắp, tạo dựng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển nhà trƣờng cần kế thừa và phát huy;

- Hệ giá trị của Nhà trƣờng cần đề cao các giá trị nhân văn, tình yêu thƣơng, hƣớng vào con ngƣời, tính cộng đồng trách nhiệm, sự trung thực trong thực thi nhiệm vụ, công việc;

103

- Hệ giá trị của Nhà trƣờng cần hƣớng đến các chuẩn mực: mô phạm, sự đổi mới, sự sáng tạo, tính hiệu quả, chất lƣợng đào tạo.

7)Văn hóa lãnh đạo, quản lý và phong cách làm việc của Nhà trường

- Văn hóa lãnh đạo, quản lý và phong cách làm việc của Nhà trƣờng phải thể hiện tinh thần phấn đấu xây dựng nhà trƣờng ổn định và phát triển bền vững;

- Văn hóa lãnh đạo, quản lý phải thể hiện phẩm chất đạo đức và phong cách, năng lực lãnh đạo, quản lý tốt trong môi trƣờng mô phạm, sử dụng quyền lực hợp lý, hiệu quả;

- Phong cách làm việc của Nhà trƣờng cần thể hiện thái độ tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao, sự tận tụy, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao;

- Phong cách làm việc của Nhà trƣờng theo quy định, chuẩn mực của Nhà trƣờng đề ra, thể hiện tính chuyên nghiệp và hiệu quả.

8)Giao tiếp, ứng xử trong nhà trường

- Giao tiếp - ứng xử giữa thầy, cô giáo với ngƣời học thể hiện sự quan tâm, tôn trọng, biết động viên, khuyến khích, biểu dƣơng, phát huy ngƣời học, thể hiện tấm gƣơng mẫu mực;

- Giao tiếp - ứng xử giữa lãnh đạo nhà trƣờng với cán bộ, GV thể hiện sự cởi mở, tôn trọng, lịch sự; biết lắng nghe, động viên khích lệ cấp dƣới;

- Giao tiếp - ứng xử giữa ngƣời học với thầy, cô giáo thể hiện sự kính trọng, tự giác trách nhiệm; biết phát huy những ƣu điểm, khắc phục những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ;

- Giao tiếp - ứng xử giữa các đồng nghiệp, SV với nhau thể hiện sự tôn trọng, cởi mở, thẳng thắn, thân thiện; biết chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

c) Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo Nhà trƣờng phải dựa trên các tiêu chuẩn chung trên đây để triển khai thành các hoạt động, yêu cầu cụ thể trong chu trình quản lý từ lập

104

kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng VHNT.

Trong khi hoạch định kế hoạch cần đƣa vào các nội dung, tiêu chí cụ thể, vạch rõ mục tiêu cần đạt và giải pháp thực hiện;

Lãnh đạo Nhà trƣờng phải tổ chức, chỉ đạo thực hiện xây dựng các nội dung, tiêu chí theo một trình tự chặt chẽ, nghiêm túc và có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 110 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)