7. Kết cấu luận văn
1.4. Lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng cao đẳng
1.4.1. Các chức năng của quản lý xây dựng VHNT ở trường cao đẳng
Cũng nhƣ quản lý nói chung, bản chất của quá trình quản lý giáo dục đƣợc thể hiện ở các chức năng quản lý. Các chức năng quản lý giáo dục là những hình thái biểu hiện sự tác động có chủ đích, có định hƣớng của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý để đạt mục đích đã định. Nhiều nghiên cứu đã đi đến một kết luận thống nhất về 4 chức năng QLGD, đó là: chức năng kế hoạch hóa, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, chức năng kiểm tra.
Để thực hiện các chức năng đó, hoạt động quản lý bao gồm các hoạt động chính theo một chu trình: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, điều phối và kiểm tra và đánh giá.
Trong luận văn, hoạt động quản lý đƣợc tiếp cận theo khía cạnh sau:
1.4.1.1. Lập kế hoạch trong quản lý
Lập kế hoạch hóa trong quản lý giúp hoạch định các công việc cần thực hiện một cách chủ động và khoa học để đạt kết quả tốt. Lập kế hoạch bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chƣơng trình hành động, xác định từng bƣớc đi, những điều kiện, phƣơng tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý và bị quản lý trong nhà trƣờng. Vì vậy, khi lập kế hoạch cần thực hiện theo các bƣớc: Nhận thức đầy đủ về yêu cầu của công việc cần thực hiện; phân tích trạng thái xuất phát của đối tƣợng quản lý; xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch; xây dựng sơ đồ kế hoạch chung cho việc lập kế hoạch.
40
cách thức tổ chức cần tiến hành để đạt mục tiêu đó. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức nhà trƣờng cao đẳng, trong kế hoạch cần sắp xếp một cách hợp lý và khoa học những hoạt động cần triển khai giúp cho tổ chức, các bộ phận và thành viên nắm rõ đƣợc các nhiệm vụ của mình, thời gian, phƣơng pháp và phƣơng tiện để thực hiện nhiệm vụ đó. Cụ thể là cần xác định trƣớc các mục tiêu cần đạt đƣợc của tổ chức (Nhà trƣờng, đơn vị cần phải làm gì?), dự kiến các nguồn lực cần thiết (Ai làm? Vật lực, tài lực lấy ở đâu?) và các biện pháp (Cách làm nhƣ thế nào?) để thực hiện có hiệu quả và đạt đƣợc các mục tiêu đó.
1.4.1.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch
Chức năng tổ chức của quản lý là thiết kế cơ cấu, phƣơng thức và quyền hạn hoạt động của các bộ phận (Cơ quan) quản lý sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Đây là chức năng phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành và sức mạnh của tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của quản lý.
Sau khi lập kế hoạch, để tổ chức thực hiện, nhà quản lý cần phổ biến kế hoạch tới ngƣời thực hiện và phối hợp thực hiện. Bởi, trong quá trình tham gia xây dựng, thực hiện kế hoạch, các bộ phận, cá nhân có trách nhiệm thực hiện kế hoạch có thể không nắm vững đƣợc hết nội dung của kế hoạch, những hoạt động mà họ phải tiến hành, quyền hành trao cho họ và các mối quan hệ phối hợp với các cá nhân, bộ phận khác trong thực hiện. Điều đó dễ làm cho tiến độ thực hiện bị chậm trễ, thậm chí kế hoạch có thể bị thất bại.
Không chỉ sắp xếp, bố trí hợp lý con ngƣời (nhân lực) cho việc thực hiện kế hoạch, mà một yêu cầu tối quan trọng là nhà quản lý cần bố trí kịp thời, đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất, đồng thời phân bổ kinh phí hợp lý để thực hiện thành công, hiệu quả kế hoạch đƣợc đề ra.
1.4.1.3. Chỉ đạo, điều phối thực hiện kế hoạch
41
khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tƣợng bị quản lý (con ngƣời, các bộ phận) có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hƣớng vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống.
Trong chỉ đạo, điều phối thực hiện, ngƣời quản lý cần phối hợp nhịp nhàng các thành viên trong tổ chức để nỗ lực đạt đƣợc mục tiêu chung thông qua các loại hình phối hợp nhƣ: phối hợp dọc, phối hợp ngang, phối hợp theo mạng lƣới giữa các cá nhân, tổ chức trong triển khai thực hiện kế hoạch.
1.4.1.4. Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý. Không có kiểm tra sẽ không có quản lý. Mục đích của kiểm tra, đánh giá là xem xét hoạt động của cá nhân, bộ phận có phù hợp với nhiệm vụ hay không và tìm ra ƣu, nhƣợc điểm, nguyên nhân để phát huy và điều chỉnh. Qua kiểm tra ngƣời quản lý cũng thấy đƣợc sự phù hợp giữa thực tế và thời gian, phát hiện nhân tố mới, những vấn đề đặt ra.
Kiểm tra đánh giá là hoạt động quản lý đối với sản phẩm đầu ra trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch. Hoạt động này đƣợc tiến hành bằng cách đo lƣờng kết quả hoạt động trong và sau khi đã thực hiện xong kế hoạch và so sánh với các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Những ƣu, nhƣợc điểm và nguyên nhân đƣợc rút ra từ việc kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho nhà quản lý kịp thời điều chỉnh và phát huy, là bài học kinh nghiệm để tiếp tục một chu trình quản lý ở những nội dung mới hơn.
1.4.2. Nội dung quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng
Dựa trên tiếp cận văn hóa tổ chức và tiếp cận chức năng quản lý, luận văn xác định các nội dung quản lý xây dựng VHNT của trƣờng cao đẳng nhƣ:
1.4.2.1. Lập kế hoạch xây dựng VHNT ở trường cao đẳng
42 các khía cạnh cụ thể sau:
* Lập kế hoạch xây dựng các giá trị vật chất của trƣờng cao đẳng, bao gồm các hoạt động:
- Loại bỏ hoặc chỉnh sửa các giá trị vật chất không phù hợp với văn hóa của trƣờng cao đẳng hiện nay;
- Xây dựng mới và phát huy các giá trị vật chất phù hợp với VHNT ở trƣờng cao đẳng.
Các giá trị vật chất cần xây dựng gồm: Logo, biểu tƣợng; khẩu hiệu; bảng hiệu, sơ đồ chỉ dẫn; kiến trúc tòa nhà; không gian, cảnh quan của trƣờng cao đẳng; phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.
* Lập kế hoạch xây dựng các giá trị tinh thần của trƣờng cao đẳng, bao gồm các hoạt động:
- Loại bỏ hoặc chỉnh sửa các giá trị tinh thần không phù hợp với văn hóa của trƣờng cao đẳng hiện nay;
- Xây dựng mới và phát huy các giá trị tinh thần phù hợp với VHNT ở trƣờng cao đẳng.
Các giá trị tinh thần cần xây dựng là: Sứ mệnh, tầm nhìn; phƣơng châm làm việc; quy trình, thủ tục làm việc; các nghi lễ, nghi thức; niềm tin và kỳ vọng của các thành viên; những giá trị cốt lõi; văn hóa lãnh đạo, quản lý; văn hóa giao tiếp - ứng xử của lãnh đạo, giảng viên, nhân viên và ngƣời học.
1.4.2.2. Tổ chức thực hiện xây dựng VHNT ở trường cao đẳng
Việc tổ chức thực hiện xây dựng VHNT ở các trƣờng cao đẳng tập trung vào việc loại bỏ hoặc chỉnh sửa các giá trị vật chất và tinh thần không phù hợp với văn hóa của trƣờng cao đẳng hiện nay; xây dựng mới và phát huy các giá trị vật chất và tinh thần phù hợp với VHNT ở trƣờng cao đẳng.
Nội dung tổ chức thực hiện xây dựng VHNT ở trƣờng cao đẳng chủ yếu thể hiện qua một số hoạt động sau đây:
43
+ Thông báo kế hoạch tới các cá nhân, tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa nhà trƣờng.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị, bộ phận, cá nhân trong nhà trƣờng tham gia xây dựng VHNT.
+ Xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia xây dựng VHNT. + Tổ chức bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ xây dựng VHNT cho các đơn vị, bộ phận, cá nhân trong nhà trƣờng.
+ Chỉ đạo giải quyết các tình huống phát sinh trong thực hiện...
1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện xây dựng VHNT ở trường cao đẳng
Việc chỉ đạo thực hiện xây dựng VHNT ở trƣờng cao đẳng tập trung vào việc loại bỏ hoặc chỉnh sửa các giá trị vật chất và tinh thần không phù hợp với văn hóa của trƣờng cao đẳng hiện nay; xây dựng mới và phát huy các giá trị vật chất và tinh thần phù hợp với VHNT ở trƣờng cao đẳng.
Hệ thống các cấp lãnh đạo trƣờng cao đẳng từ hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng đến các phòng, bộ môn đều cần có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất vì lợi ích chung và vì sự nghiệp xây dựng văn hóa của nhà trƣờng cao đẳng.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, nhà quản lý phải có tâm, có tầm, am tƣờng chuyên môn, có kỹ năng lãnh đạo, quản lý; luôn theo dõi kịp thời để lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết hiệu quả công việc, các tình huống phát sinh.
Công tác chỉ đạo hoạt động xây dựng VHNT ở trƣờng cao đẳng thông qua việc kiểm soát quá trình thực thi kế hoạch, điều chỉnh các hoạt động, khuyến khích, động viên và đặc biệt là việc ra quyết định về việc thực hiện xây dựng VHNT của ngƣời lãnh đạo, quản lý trƣờng cao đẳng.
1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng VHNT ở trường cao đẳng
Trong công tác quản lý xây dựng VHNT ở trƣờng cao đẳng, khâu kiểm tra, đánh giá đƣợc coi là khâu quan trọng để thực hiện có hiệu quả và thành công các kế hoạch xây dựng VHNT đã đƣợc hoạch định. Không kiểm tra,
44
đánh giá coi nhƣ không quản lý. Kết quả kiểm tra, đánh giá sẽ là tiền đề cho sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sát sao của các cấp lãnh đạo trƣờng cao đẳng trong xây dựng VHNT; là cơ sở cho sự điều chỉnh, tiếp tục hoạch định các kế hoạch phát triển văn hóa nhà trƣờng và là căn cứ pháp lý để giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong quá trình xây dựng VHNT. Thực hiện tốt khâu này sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả và thành công các kế hoạch xây dựng VHNT ở trƣờng cao đẳng.
Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT ở trƣờng cao đẳng tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động loại bỏ hoặc chỉnh sửa các giá trị vật chất và tinh thần không phù hợp với văn hóa của trƣờng cao đẳng hiện nay; xây dựng mới và phát huy các giá trị vật chất và tinh thần phù hợp với văn hóa nhà trƣờng ở trƣờng cao đẳng.
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng
1.4.3.1. Các yếu tố khách quan
a) Các quy định của Nhà nước, của Bộ chủ quản, của địa phương
Giáo dục và đào tạo đƣợc Đảng và Nhà nƣớc coi là quốc sách hàng đầu. Vì vậy trong những năm qua Đảng, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách về giáo dục và đào tạo. Trong đó trực tiếp hoặc gián tiếp đều liên quan, ảnh hƣởng đến xây dựng VHNT và quản lý xây dựng VHNT. Có thể dẫn ra một số văn bản quan trọng sau đây:
Luật Giáo dục 2019 (Luật số: 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019) có nhiều điều quy định tạo điều kiện để xây dựng con ngƣời văn hóa trong nhà trƣờng. Trong đó chỉ rõ: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con ngƣời Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp;…”.
45
xác định mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực “có năng lực hành nghề tƣơng ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trƣờng làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế;…”. Mục tiêu này đã góp phần vào đào tạo ngƣời học thành ngƣời có tri thức, văn hóa. Đặc biệt, Luật này nhấn mạnh văn hóa giao tiếp - ứng xử của nhà giáo và ngƣời học trong nhà trƣờng.
Trong Thông tư Quy định về Điều lệ trường cao đẳng (Văn bản hợp nhất 1308/VBHN-BLĐTBXH ngày 05 tháng 4 năm 2019) cũng trực tiếp hay gián tiếp quy định rõ văn hóa lãnh đạo, giao tiếp - ứng xử, môi trƣờng sƣ phạm trong nhà trƣờng cao đẳng thông qua các quy định về chức năng, nhiệm vụ của hiệu trƣởng, của nhà giáo và ngƣời học, xây dựng cơ sở nhà trƣờng…
Quyết định số 1042/QĐ-LĐTBXH ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025” nhằm “Tăng cƣờng xây dựng văn hóa ứng xử trong trƣờng học; nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con ngƣời Việt Nam: yêu nƣớc, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”.
Một số văn bản dẫn ra trên đây là cơ sở pháp lý quan trọng để lãnh đạo các nhà trƣờng cao đẳng triển khai xây dựng VHNT tại trƣờng của mình.
Cùng với chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thì sự quan tâm chỉ đạo, các chủ trƣơng của Bộ chủ quản, của UBND tỉnh và các sở ban ngành địa phƣơng cũng là những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến quản lý xây dựng VHNT của trƣờng cao đẳng.
b) Cơ sở vật chất của nhà trường
Việc xây dựng VHNT, nhất là các giá trị vật chất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng nhƣ nơi làm việc, giảng đƣờng, cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị, đồ dùng dạy học, không gian tự học, khu sinh
46
hoạt, vui chơi giải trí của SV,... Nếu không có những điều kiện cơ sở vật chất này thì cũng không thể xây dựng đƣợc văn hóa nhà trƣờng.
Khi xây dựng đƣợc các giá trị vật chất của nhà trƣờng phù hợp, khang trang thì việc xây dựng các giá trị tinh thần của VHNT cũng thuận lợi vì chính các giá trị vật chất sẽ tạo ra môi trƣờng cảnh quan sƣ phạm lành mạnh, tác động, ảnh hƣởng đến ý thức trách nhiệm làm việc và học tập cũng nhƣ hành vi ứng xử tích cực của CBQL, GV và ngƣời học trong nhà trƣờng. Trái lại, khi cơ sở vật chất của nhà trƣờng nghèo nàn, khó khăn thì việc xây dựng những giá trị của nhà trƣờng gặp nhiều hạn chế, đặc biệt là xây dựng các giá trị vật chất của VHNT.
c) Nguồn lực tài chính và các yếu tố khác:
Nguồn lực tài chính cũng là yếu tố quan trọng đối với việc xây dựng VHNT của trƣờng cao đẳng. Khi nguồn lực tài chính dồi dào thì nhà trƣờng có điều kiện đầu tƣ xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, từ đó tạo thuận lợi để xây dựng các giá trị vật chất của VHNT. Trái lại, nguồn lực tài chính hạn chế thì nhà trƣờng sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng những giá trị vật chất của VHNT.
Sự phối hợp của các lực lƣợng xã hội, địa phƣơng cũng là nhân tố không kém phần quan trọng đối với việc xây dựng VHNT của trƣờng cao đẳng. Một môi trƣờng xã hội trên địa bàn nhà trƣờng tọa lạc ổn định, lành mạnh, xây dựng văn hóa ở các khu dân cƣ đƣợc đẩy mạnh, ít có những biểu hiện về tệ nạn xã hội sẽ là môi trƣờng tốt, thuận lợi cho việc xây dựng VHNT. Mặt khác, khi nhà trƣờng tạo đƣợc sự phối hợp, hỗ trợ của các lực lƣợng xã hội, một cách tích cực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng VHNT.
1.4.3.2. Các yếu tố chủ quan
a) Ảnh hưởng củanhà lãnh đạo, quản lý trường cao đẳng