Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 62 - 64)

7. Kết cấu luận văn

2.1.4. Nội dung nghiên cứu

- Khảo sát CBQL, GV (Phụ lục 1A) và ngƣời học (Phụ lục 1B) về thực trạng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT, về thực trạng xây dựng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT, luận văn tập trung các nội dung sau:

+ Đánh giá về thực trạng biểu hiện các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định.

+ Đánh giá thực trạng xây dựng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định ở hai nội dung: (1) Chỉnh sửa, xây dựng các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới; (2) Kế thừa và phát huy các giá trị vật chất và tinh thần còn phù hợp với sự phát triển của Nhà trƣờng.

- Khảo sát CBQL và GV (Phụ lục 2) về thực trạng quản lý VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định, luận văn tập trung vào các nội dung sau: Lập kế hoạch xây dựng VHNT; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo, điều phối thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng VHNT; Cung ứng điều kiện cơ sở vật chất xây dựng VHNT; Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý xây dựng VHNT.

- Ngoài ra, luận văn còn tiến hành khảo sát CBQL, GV (Phụ lục 3A) và ngƣời học (Phụ lục 3B) về mức độ nhận thức xây dựng VHNT tại Trƣờng

51

CĐYT Bình Định với các nội dung sau: Nhận thức về mục tiêu, tầm quan trọng của xây dựng VHNT cao đẳng; nhận thức về ảnh hƣởng của VHNT đến chất lƣợng giáo dục và đào tạo, đến GV và ngƣời học, đến mối quan hệ giữa ngƣời dạy và ngƣời học của Nhà trƣờng; nhận thức về những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới của Nhà trƣờng, về các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà Nhà trƣờng cần duy trì và phát huy; nhận thức về các phƣơng pháp, hình thức xây dựng VHNT; nhận thức về vai trò của lãnh đạo Nhà trƣờng trong việc xây dựng VHNT, về tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng để xây dựng VHNT.

2.1.5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập phần lớn số liệu trong nghiên cứu thực tiễn của đề tài luận văn. Xác lập 05 phiếu điều tra nhƣ sau:

Phiếu 1A dành cho CBQL, GV và Phiếu 1B dành cho ngƣời học với nội dung khảo sát về thực trạng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT, về thực trạng xây dựng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định.

Phiếu 2 dành cho CBQL và GV với nội dung khảo sát về thực trạng quản lý xây dựng VHNT tạiTrƣờng CĐYT Bình Định.

Phiếu 3A dành cho CBQL, GV và Phiếu 3B dành cho ngƣời học với nội dung khảo sát về mức độ nhận thức xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định.

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xử lý số liệu bằng thống kê toán học sau khi thu thập các phiếu hỏi. Dựa trên kết quả xử lý các số liệu, chúng tôi sẽ

52

rút ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng giá trị vật chất và tinh thần của VHNT, về thực trạng xây dựng và quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định.

Thang đo của các câu hỏi đƣợc thiết kế tƣơng ứng với 5 mức độ: Rất phù hợp/ Tốt; Phù hợp/Khá; Khá phù hợp/Trung bình; Ít phù hợp/Yếu; Không phù hợp/Kém. Mức độ thấp nhất đƣợc tính bằng 1 điểm; mức độ cao nhất đƣợc tính bằng 5 điểm. Điểm càng cao mức độ phù hợp, đáp ứng yêu cầu hoặc mức độ thực hiện càng cao.

Số liệu khảo sát đƣợc phân tích dựa trên bộ câu hỏi gồm có 5 mức độ; dựa theo thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát với giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8. Trên cơ sở đó phân tích số liệu với ý nghĩa các mức nhƣ sau:

1.00 – 1.80: Không phù hợp/Kém

1.81 – 2.60: Ít phù hợp/Yếu

2.61 – 3.40: Khá phù hợp/Trung bình

3.41 – 4.20: Phù hợp/Khá

4.21 – 5.00: Rất phù hợp/ Tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)