7. Kết cấu luận văn
2.1.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tiến hành khảo sát thực trạng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định từ năm 2017 đến nay (giai đoạn trƣờng đƣợc sự quản lý nhà nƣớc thuộc Bộ Lao Động - Thƣơng Binh và Xã hội), để tìm hiểu về đánh giá của CBQL, GV, NV và SV về thực trạng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT, về thực trạng xây dựng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định; đánh giá của CBQL và GV, NV về thực trạng quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định; về các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định.
Qua đó để nắm rõ thực trạng các giá trị văn hóa và xây dựng các giá trị VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định; đặc biệt để thấy rõ thực trạng quản lý xây dựng VHNT cũng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định để trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định cho phù hợp, khả thi.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tiến hành khảo sát trên đối tƣợng nghiên cứu là CBQL, GV, NV và SV của Trƣờng CĐYT Bình Định. Tổng số đối tƣợng tham gia khảo sát gồm: 279 ngƣời. Cụ thể nhƣ sau:
Đối tƣợng là CBQL, GV và nhân viên làm việc tại các phòng, bộ môn thuộc Trƣờng CĐYT Bình Định gồm: 96 ngƣời. Trong đó: 21 CBQL; 75 GV, nhân viên của trƣờng.
50
Đối tƣợng là SV của Trƣờng gồm: 183 ngƣời. Trong đó: 115 SV Khối Cao đẳng Dƣợc; 68 SV Khối Cao đẳng Điều dƣỡng.
2.1.3. Thời gian và địa bàn nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Luận văn tiến hành thiết kế phiếu hỏi, khảo sát thực trạng từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021; thiết kế phiếu hỏi, khảo sát các biện pháp đề xuất từ tháng 2 - 3 năm 2021.
- Địa bàn nghiên cứu: Luận văn tiến hành điều tra, khảo sát tại Trƣờng CĐYT Bình Định gồm 2 cơ sở: Cơ sở chính tại số 130 Đƣờng Trần Hƣng Đạo, Phƣờng Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn; Cơ sở phụ tại số 06 Đƣờng Nguyễn Huệ, phƣờng Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát CBQL, GV (Phụ lục 1A) và ngƣời học (Phụ lục 1B) về thực trạng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT, về thực trạng xây dựng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT, luận văn tập trung các nội dung sau:
+ Đánh giá về thực trạng biểu hiện các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định.
+ Đánh giá thực trạng xây dựng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định ở hai nội dung: (1) Chỉnh sửa, xây dựng các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới; (2) Kế thừa và phát huy các giá trị vật chất và tinh thần còn phù hợp với sự phát triển của Nhà trƣờng.
- Khảo sát CBQL và GV (Phụ lục 2) về thực trạng quản lý VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định, luận văn tập trung vào các nội dung sau: Lập kế hoạch xây dựng VHNT; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo, điều phối thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng VHNT; Cung ứng điều kiện cơ sở vật chất xây dựng VHNT; Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý xây dựng VHNT.
- Ngoài ra, luận văn còn tiến hành khảo sát CBQL, GV (Phụ lục 3A) và ngƣời học (Phụ lục 3B) về mức độ nhận thức xây dựng VHNT tại Trƣờng
51
CĐYT Bình Định với các nội dung sau: Nhận thức về mục tiêu, tầm quan trọng của xây dựng VHNT cao đẳng; nhận thức về ảnh hƣởng của VHNT đến chất lƣợng giáo dục và đào tạo, đến GV và ngƣời học, đến mối quan hệ giữa ngƣời dạy và ngƣời học của Nhà trƣờng; nhận thức về những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới của Nhà trƣờng, về các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà Nhà trƣờng cần duy trì và phát huy; nhận thức về các phƣơng pháp, hình thức xây dựng VHNT; nhận thức về vai trò của lãnh đạo Nhà trƣờng trong việc xây dựng VHNT, về tầm quan trọng của việc phối hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng để xây dựng VHNT.
2.1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập phần lớn số liệu trong nghiên cứu thực tiễn của đề tài luận văn. Xác lập 05 phiếu điều tra nhƣ sau:
Phiếu 1A dành cho CBQL, GV và Phiếu 1B dành cho ngƣời học với nội dung khảo sát về thực trạng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT, về thực trạng xây dựng các giá trị vật chất và tinh thần của VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định.
Phiếu 2 dành cho CBQL và GV với nội dung khảo sát về thực trạng quản lý xây dựng VHNT tạiTrƣờng CĐYT Bình Định.
Phiếu 3A dành cho CBQL, GV và Phiếu 3B dành cho ngƣời học với nội dung khảo sát về mức độ nhận thức xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xử lý số liệu bằng thống kê toán học sau khi thu thập các phiếu hỏi. Dựa trên kết quả xử lý các số liệu, chúng tôi sẽ
52
rút ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng giá trị vật chất và tinh thần của VHNT, về thực trạng xây dựng và quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định.
Thang đo của các câu hỏi đƣợc thiết kế tƣơng ứng với 5 mức độ: Rất phù hợp/ Tốt; Phù hợp/Khá; Khá phù hợp/Trung bình; Ít phù hợp/Yếu; Không phù hợp/Kém. Mức độ thấp nhất đƣợc tính bằng 1 điểm; mức độ cao nhất đƣợc tính bằng 5 điểm. Điểm càng cao mức độ phù hợp, đáp ứng yêu cầu hoặc mức độ thực hiện càng cao.
Số liệu khảo sát đƣợc phân tích dựa trên bộ câu hỏi gồm có 5 mức độ; dựa theo thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát với giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8. Trên cơ sở đó phân tích số liệu với ý nghĩa các mức nhƣ sau:
1.00 – 1.80: Không phù hợp/Kém…
1.81 – 2.60: Ít phù hợp/Yếu…
2.61 – 3.40: Khá phù hợp/Trung bình…
3.41 – 4.20: Phù hợp/Khá…
4.21 – 5.00: Rất phù hợp/ Tốt…
2.2. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định
2.2.1. Khái quát quá trình phát triển và vị trí, chức năng của Trường Cao đẳng Y tế Bình Định
2.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Trƣờng CĐYT Bình Định hiện nay là Trƣờng Trung học Y tế Bình Định. Năm 1990, sau khi tỉnh Nghĩa Bình đƣợc tách thành hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, UBND tỉnh Bình Định đã ra Quyết định số 67/QĐ-UB ngày 08/2/1990 thành lập Trƣờng Y tế Bình Định. Trƣờng không có cơ sở riêng mà nằm trong khuôn viên của Sở Y tế Bình Định. Ngay sau khi mới thành lập, Trƣờng đã tổ chức khai giảng và đào tạo khóa học đầu tiên với
53
gần 200 Y tá, Hộ sinh sơ học. Một năm sau, UBND tỉnh Bình Định đã ra Quyết định số 221/QĐ-UB ngày 05/3/1991 thành lập Trƣờng Trung học Y tế Bình Định trên cơ sở Trƣờng Y tế Bình Định.
Năm 1992, để đáp ứng quy mô đào tạo bắt đầu tăng lên, Nhà trƣờng đƣợc tiếp nhận cơ sở mới, nguyên là Viện Điều dƣỡng tỉnh Bình Định. Trong thời gian ngắn, Nhà trƣờng đã tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh để cải tạo, sửa chữa thành một ngôi trƣờng tƣơng đối khang trang, sạch đẹp phục vụ cho công tác đào tạo.
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 9 (khóa XVI) của Tỉnh ủy Bình Định “về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” đặt ra mục tiêu “…nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lƣợng giống nòi, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống, chất lƣợng nguồn nhân lực,… đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” đã mở ra hƣớng đi mới cho Nhà trƣờng trong việc đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực y tế.
Thực hiện giải pháp sắp xếp lại mạng lƣới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, ngày 09/11/2007 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 7175/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Trƣờng CĐYT Bình Định trên cơ sở Trƣờng Trung học Y tế Bình Định. Quyết định thành lập Trƣờng CĐYT Bình Định có ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn đối với cán bộ, GV và SV nhà trƣờng, là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vƣơn lên không ngừng của nhà trƣờng, cũng là nguyện vọng tha thiết của các thế hệ thầy trò của nhà trƣờng, của nhân dân Bình Định nói chung của nhà trƣờng đào tạo ngành Y dƣợc có trình độ Cao đẳng cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận.
Việc thành lập Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định đƣợc xem nhƣ là cơ hội của nhà trƣờng từng bƣớc nâng cấp và mở rộng cơ sơ vật chất, tăng cƣờng nhân lực đội ngũ nhà giáo, bổ sung trang thiết bị dạy học, phát triển hoàn
54
chỉnh chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV và CBQL.
Những năm gần đây, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo và phát triển bền vững, Nhà trƣờng luôn chú trọng nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV đủ về số lƣợng, mạnh về trình độ chuyên môn và giỏi về kỹ năng sƣ phạm. GV thƣờng xuyên đƣợc cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đội ngũ GV cơ hữu, Trƣờng còn có một lực lƣợng GV kiêm nhiệm có năng lực về chuyên môn nghiệp vụ của nhiều Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Tổng công ty Dƣợc và trang thiết bị Y tế tham gia công tác đào tạo.
Nhà trƣờng cũng quan tâm đúng mức việc xây dựng kế hoạch, chƣơng trình đào tạo, khuyến khích GV đổi mới phƣơng pháp dạy học, thƣờng xuyên cập nhật và bổ sung kiến thức mới vào nội dung giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, coi đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo và hội nhập quốc tế.
Nhà trƣờng cũng chú trọng phân bổ nguồn kinh phí khá lớn cho việc đầu tƣ cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, mô hình thực tập cũng nhƣ trang bị các phƣơng tiện giảng dạy hiện đại nhƣ Overhead, Projecter, máy vi tính..., từng bƣớc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và đào tạo.
Cơ sở thực tập, thực hành cho SV cũng đƣợc Nhà trƣờng chú trọng, đến nay Nhà trƣờng đã kết nối đƣợc một hệ thống cơ sở thực tập, thực hành gồm các Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện Quân y 13, Tổng công ty Dƣợc - Trang thiết bị Y tế cho đến các bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện đa khoa tuyến huyện, các trạm y tế cơ sở, kể cả các huyện miền núi. Đặc biệt, với Quy chế phối hợp Viện - Trƣờng giữa Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định và Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tạo một điều kiện hết sức thuận lợi cho SV thực tập, nhờ đó chất lƣợng đào tạo nghề nghiệp ngày càng nâng cao và phát triển.
55
2.2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
- Địa vị pháp lý của Trường Cao đẳng Y tế Bình Định
Trƣờng CĐYT Bình Định là trƣờng công lập nằm trong hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong cả nƣớc. Trƣờng CĐYT Bình Định trực thuộc UBND tỉnh Bình Định, chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục - đào tạo của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và sự quản lý các cơ quan khác theo quy định của pháp luật. Nhà trƣờng có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trƣờng CĐYT Bình Định là đơn vị sự nghiệp có thu, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
- Chức năng, nhiệm vụcủa Trường Cao đẳng Y tế Bình Định
Chức năng, nhiệm vụ của Trƣờng CĐYT Bình Định thực hiện theo “Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ của trƣờng cao đẳng” tại Điều lệ trƣờng cao đẳng; đồng thời thực hiện theo “Quy chế tổ chức và hoạt động Trƣờng CĐYT Bình Định” (Ban hành kèm theo Quyết định số 540/QĐ- UBND ngày 29/9/2008 của UBND tỉnh Bình Định). Cụ thể, tại “Điều 3. Nhiệm vụ” của Quy chế quy định nhƣ sau:
1. Đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn của các chuyên ngành về lĩnh vực y, dƣợc có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khỏe, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, thích ứng với yêu cầu công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo điều kiện cho ngƣời học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trƣờng lao động;
2. Đào tạo và cấp các văn bằng, chứng chỉ khác theo nhu cầu xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực và ngành nghề đào tạo của trƣờng theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc;
56
3. Nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y học, dƣợc học theo quy định của pháp luật;
4. Xây dựng đội ngũ GV của trƣờng đủ về số lƣợng, đạt tiêu chuẩn về chất lƣợng, cân đối về cơ cấu trình độ, chuyên môn, tuổi và giới; Chăm lo đời sống tinh thần, vật chất của GV, cán bộ, nhân viên của trƣờng;
5. Tổ chức tuyển sinh và quản lý ngƣời học theo quy định pháp luật hiện hành;
6. Phối hợp với gia đình SV, tổ chức, cá nhân trong hoạt động đào tạo; 7. Phát hiện và bồi dƣỡng nhân tài trong đội ngũ ngƣời học và GV; 8. Tổ chức cho GV, cán bộ, nhân viên và ngƣời học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội;
9. Quản lý và sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.
- Hiện nay Nhà trƣờng đã đang thực hiện nhiệm vụ: Đào tạo nguồn nhân lực ở trình độ cao đẳng và các trình độ khác thấp hơn của các chuyên ngành về y, dƣợc (Điều dƣỡng, Dƣợc sĩ, Hộ sinh, Dân số y tế, Kỹ thuật viên y học, Y sĩ, Y học cổ truyền và phục hồi chức năng….). Đào tạo nghề (Dƣợc tá, Điều dƣỡng sơ cấp, Dân số y tế….). Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức và kỷ năng mới về chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức ngành Y tế trong cả nƣớc.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên của Trường Cao đẳng Y tế Bình Định Cao đẳng Y tế Bình Định
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Cao đẳng Y tế Bình Định
Theo Thông tư quy định về Điều lệ trường cao đẳng tại khoản 1 Điều 9 Chƣơng II (1308/VBHN-BLĐTBXH ngày 05/4/2019 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội), cơ cấu tổ chức của trƣờng cao đẳng gồm:
57
a) Hội đồng trƣờng đối với trƣờng cao đẳng công lập, hội đồng quản trị đối với trƣờng cao đẳng tƣ thục;
b) Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng;
c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ; d) Các khoa, bộ môn;
đ) Các hội đồng tƣ vấn;