Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 122 - 124)

7. Kết cấu luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý xây dựng VHNT đƣợc luận văn đề xuất trên đây có mối quan hệ chặt chẽ, đƣợc thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ. Trong đó mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung, cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện riêng biệt, vì vậy chúng có tính tƣơng đối độc lập. Tuy nhiên chúng không tách biệt nhau mà nằm trong một hệ thống, có mối quan hệ tác động, hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp quản lý này không thể tách rời từng biện pháp mà cần sử dụng chúng một cách đồng bộ để phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế của mỗi biện pháp, đồng thời làm cho mỗi biện pháp trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung.

Trong 7 biện pháp đƣợc đề xuất thì biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV và SV về tầm quan trọng của việc xây dựng VHNT” có ý nghĩa tiền đề, tạo nền tảng nhận thức đúng đắn để tiến hành thực hiện tốt các

111

hoạt động xây dựng VHNT. Biện pháp “Thiết kế các nội dung, tiêu chí xây dựng văn hóa nhà trường” có tác dụng vạch rõ nội dung, tiêu chí cụ thể trong hoạt động xây dựng VHNT. Đây là biện pháp quan trọng, bởi vì chỉ khi xác định đƣợc các nội dung, tiêu chí của những giá trị văn hóa cần đƣợc xây dựng trong nhà trƣờng, thì mới hoạch định đƣợc rõ ràng nội dung kế hoạch tiến hành xây dựng một cách cụ thể, phù hợp.

Biện pháp “Hoạch định kế hoạch xây dựng VHNT phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển nhà trường” là biện pháp có tính định hƣớng, tạo cơ sở để thực hiện các biện pháp khác trong việc quản lý xây dựng VHNT, bảo đảm tính khoa học và thực tiễn của hoạt động xây dựng VHNT. Đây coi là hoạt động cụ thể đầu tiên sau khi có nhận thức đúng và các nội dung xây dựng VHNT.

Các biện pháp “Tổ chức, huy động các nguồn lực xây dựng văn hóa nhà trường” và “Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường” là các biện pháp nhằm tổ chức, phân công, phân nhiệm cho từng bộ phận, cá nhân phù hợp với chức năng nhiệm vụ, năng lực, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời chỉ đạo, điều phối để mỗi bộ phận, cá nhân phát huy tốt vai trò của mình. Bên cạnh còn giúp ngƣời CBQL thực hiện tốt vai trò, chức năng chia sẻ quyền lực và trách nhiệm cho các bộ phận, thành viên trong tổ chức.

Biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả xây dựng VHNT” nhằm thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá phù hợp; qua đó động viên, biểu dƣơng và phát huy nhân tố tích cực, điều chỉnh kịp thời các yếu tố phát sinh ngoài kế hoạch; đồng thời sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cho các bƣớc tiếp theo trong quá trình hoạt động xây dựng VHNT.

Biện pháp “Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT” là biện pháp hỗ trợ về các điều kiện cơ sở vật

112

chất cần thiết, tạo môi trƣờng thuận lợi để tiến hành xây dựng VHNT đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Tóm lại, các biện pháp đề xuất trên đây đƣợc tiếp cận theo một chu trình quản lý từ khâu chuẩn bị các điều kiện cho đến lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động xây dựng VHNT. Để tăng hiệu quả trong công tác quản lý, cần đặc biệt chú ý đến sự sử dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp trong sự tƣơng tác qua lại nhƣ một hệ thống nhằm đạt mục tiêu, hiệu quả quản lý xây dựng VHNT, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện tại Trƣờng CĐYT Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)