Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng VHNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 118)

7. Kết cấu luận văn

3.2.5. Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng VHNT

a) Mục đích của biện pháp:

Kế hoạch xây dựng văn hóa của Nhà trƣờng đạt đƣợc mục tiêu và kết quả thành công hay không một phần lớn là do sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đã vạch sẵn và giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện các kế hoạch xây dựng VHNT. Biện pháp này nhằm tăng cƣờng sự chỉ đạo, nâng cao hiệu quả tác động ảnh hƣởng của chủ thể quản lý đến hành vi và thái độ, động lực các bộ phận, cá nhân trong nhà trƣờng.

b) Nội dung của biện pháp:

Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, nhà quản lý phải điều khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Đây là quá trình sử dụng quyền lực quản lý để tác động đến các đối tƣợng bị quản lý (con ngƣời, các bộ phận) một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ hƣớng vào đạt mục tiêu chung của hệ thống.

Công tác chỉ đạo hoạt động xây dựng VHNT thông qua việc kiểm soát quá trình thực thi kế hoạch, điều chỉnh các hoạt động, khuyến khích, động viên và đặc biệt là việc ra quyết định về việc thực hiện xây dựng VHNT của ngƣời lãnh đạo, quản lý nhà trƣờng.

c) Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp:

Để thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động xây dựng VHNT cần tiến hành theo các bƣớc sau:

- Bước 1: Ban hành các quyết định quản lý về xây dựng VHNT;

107 cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 3: Tiến hành giám sát và điều chỉnh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao của cá bộ phận và cá nhân;

- Bước 4: Thúc đẩy các hoạt động phát triển.

Để thực hiện hiệu quả biện pháp này, lãnh đạo Nhà trƣờng, tức ngƣời chỉ đạo, điều phối thực hiện kế hoạch cần theo dõi sát sao, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp giải quyết các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện. Khi cần thiết cán bộ lãnh đạo, quản lý phải trực tiếp thực hiện, mặc dù trong hoạt động quản lý, sự chỉ đạo, phối hợp vẫn là chủ yếu.

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả xây dựng VHNT

a) Mục đích của biện pháp:

Nhằm đảm bảo các nhiệm vụ xây dựng VHNT đƣợc thực hiện theo đúng mục tiêu, quy định đã đặt ra một cách hiệu quả nhất.

Việc tiến hành kiểm tra, đánh giá một cách thƣờng xuyên, kịp thời theo đúng kế hoạch sẽ giúp lãnh đạo Nhà trƣờng kịp thời phát hiện đƣợc những hạn chế, bất cập, những nội dung, tiêu chí xây dựng VHNT chƣa phù hợp, chƣa đƣợc thực hiện tốt để kịp thời có các biện pháp điều chỉnh. Đồng thời giúp phát hiện đƣợc các bộ phận, cá nhân thực hiện có hiệu quả để kịp thời động viên, khen thƣởng.

b) Nội dung của biện pháp

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả xây dựng văn hoá của Nhà trƣờng. Để thực hiện tốt mục đích, yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá xây dựng VHNT, lãnh đạo Nhà trƣờng, CBQL cần phải xác định chính xác mục đích, yêu cầu của hoạt động này.

Các khía cạnh yêu cầu nội dung kiểm tra, đánh giá gồm: Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT; kiểm tra việc phối hợp các bộ phận,

108

cá nhân trong tổ chức lực lƣợng xây dựng VHNT; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT; kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực trong thực hiện xây dựng VHNT; tổ chức báo cáo kết quả kiểm tra, rút kinh nghiệm trong thực hiện xây dựng văn hóa nhà trƣờng.

- Tăng cƣờng chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá xây dựng VHNT theo đúng kế hoạch đã đề ra, kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực trong thực hiện xây dựng VHNT; chỉ đạo báo cáo sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện xây dựng văn hóa nhà trƣờng.

c) Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp:

Quá trình triển khai nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá xây dựng VHNT đƣợc thực hiện theo các cách thức sau:

Lãnh đạo Nhà trƣờng ra quyết định xây dựng các nội dung, tiêu chí đánh giá xây dựng VHNT. Các nội dung, tiêu chí đánh giá này phải dựa trên những giá trị vật chất và tinh thần đã có của VHNT cũng nhƣ mục tiêu xây dựng, bổ sung những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới của VHNT.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến các phòng ban, bộ môn, các đoàn thể, cán bộ, GV và SV trong nhà trƣờng để họ hiểu rõ tầm quan trọng, các nội dung, tiêu chí kiểm tra, đánh giá xây dựng VHNT, biết rõ đƣợc giá trị văn hóa nào cần đƣợc kế thừa phát huy, những giá trị văn hóa nào đã và đang đƣợc xây dựng mới; từ đó tự kiểm tra hoạt động của mình trong xây dựng VHNT.

Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục theo đúng kế hoạch đã định; cần thực hiện một cách chủ động, linh hoạt phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tiễn của Nhà trƣờng. Hoạt động kiểm tra, đánh giá không làm cản trở hoạt động đào tạo cũng nhƣ xây dựng VHNT.

Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ cần tiến hành trong nội bộ của Nhà trƣờng mà còn kiểm tra, đánh giá hiệu quả của sự phối hợp giữa nhà trƣờng với chính quyền địa phƣơng, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp trong việc xây

109

dựng VHNT. Vì sự phối hợp, hỗ trợ của các lực lƣợng bên ngoài nhà trƣờng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc xây dựng VHNT.

Để thực hiện biện pháp này một cách có hiệu quả, đòi hỏi phải xây dựng đƣợc một bộ tiêu chí rõ ràng, cụ thể cả về mặt định lƣợng và định tính để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng VHNT.

3.2.7. Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT

a) Mục đích của biện pháp:

Biện pháp này nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất, tạo môi trƣờng làm việc hiệu quả của hoạt động xây dựng VHNT. Bởi lẽ, VHNT Nhà trƣờng chỉ có thể đƣợc xây dựng và duy trì trên cơ sở có sự đảm bảo ở mức độ nhất định về cơ sở vật chất cũng nhƣ trang thiết bị điều kiện làm việc cho cán bộ, GV và điều kiện học tập của SV. Mặt khác, kết quả khảo sát thực trạng cũng cho thấy hệ thống cơ sở vật chất, phƣơng tiện thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập của GV và SV, điều kiện phòng làm việc, giảng đƣờng, phòng thực hành… phần nào đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập hiện nay; tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, cần đầu tƣ nhằm đáp ứng xây dựng các giá trị văn hóa Nhà trƣờng.

b) Nội dung của biện pháp:

- Thứ nhất, đầu tƣ cho việc cải tạo và nâng cấp trụ sở làm việc, hệ thống giảng đƣờng, ký túc xá, phòng nghỉ giữa giờ, phòng làm việc cho GV, các khu hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí của cán bộ, GV và SV.

- Thứ hai, đầu tƣ mua sắm các phƣơng tiện, thiết bị đồng bộ, hiện đại phục vụ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, hoạt động giảng dạy và học tập.

- Thứ ba, đầu tƣ chỉnh sửa hình ảnh kiến trúc, cảnh quan môi trƣờng nhƣ khẩu hiệu, bảng hiệu, sơ đồ chỉ dẫn, cảnh quan, cây xanh, hoa kiểng,

110

thảm cỏ… tạo cảnh quan sáng – xanh – sạch – đẹp.

- Thứ tƣ, tổ chức thanh lý những đồ dùng, thiết bị dạy học có chất lƣợng kém, không còn đảm bảo cho hoạt động đào tạo tại Nhà trƣờng.

c) Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo Nhà trƣờng chỉ đạo bộ phận, cá nhân liên quan rà soát, xác định những tiêu chuẩn về trang thiết bị và điều kiện làm việc cho từng chức danh cán bộ, viên chức để có kế hoạch trang bị cho phù hợp, tăng tiện ích, tránh lãng phí.

Các phòng ban chức năng, bộ môn dựa trên kế hoạch đầu tƣ, mua sắm đã đƣợc phê duyệt tiến hành việc xây dựng, cải tạo, mua sắm cơ sở vật chất và các trang thiết bị theo quy định.

Việc đầu tƣ chỉnh sửa, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo cần bảo đảm yêu cầu chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại, tránh sự chắp vá, manh mún trong kiến trúc của Nhà trƣờng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp quản lý xây dựng VHNT đƣợc luận văn đề xuất trên đây có mối quan hệ chặt chẽ, đƣợc thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ. Trong đó mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung, cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện riêng biệt, vì vậy chúng có tính tƣơng đối độc lập. Tuy nhiên chúng không tách biệt nhau mà nằm trong một hệ thống, có mối quan hệ tác động, hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp quản lý này không thể tách rời từng biện pháp mà cần sử dụng chúng một cách đồng bộ để phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế của mỗi biện pháp, đồng thời làm cho mỗi biện pháp trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung.

Trong 7 biện pháp đƣợc đề xuất thì biện pháp “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, NV và SV về tầm quan trọng của việc xây dựng VHNT” có ý nghĩa tiền đề, tạo nền tảng nhận thức đúng đắn để tiến hành thực hiện tốt các

111

hoạt động xây dựng VHNT. Biện pháp “Thiết kế các nội dung, tiêu chí xây dựng văn hóa nhà trường” có tác dụng vạch rõ nội dung, tiêu chí cụ thể trong hoạt động xây dựng VHNT. Đây là biện pháp quan trọng, bởi vì chỉ khi xác định đƣợc các nội dung, tiêu chí của những giá trị văn hóa cần đƣợc xây dựng trong nhà trƣờng, thì mới hoạch định đƣợc rõ ràng nội dung kế hoạch tiến hành xây dựng một cách cụ thể, phù hợp.

Biện pháp “Hoạch định kế hoạch xây dựng VHNT phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển nhà trường” là biện pháp có tính định hƣớng, tạo cơ sở để thực hiện các biện pháp khác trong việc quản lý xây dựng VHNT, bảo đảm tính khoa học và thực tiễn của hoạt động xây dựng VHNT. Đây coi là hoạt động cụ thể đầu tiên sau khi có nhận thức đúng và các nội dung xây dựng VHNT.

Các biện pháp “Tổ chức, huy động các nguồn lực xây dựng văn hóa nhà trường” và “Nâng cao hiệu quả chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường” là các biện pháp nhằm tổ chức, phân công, phân nhiệm cho từng bộ phận, cá nhân phù hợp với chức năng nhiệm vụ, năng lực, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; đồng thời chỉ đạo, điều phối để mỗi bộ phận, cá nhân phát huy tốt vai trò của mình. Bên cạnh còn giúp ngƣời CBQL thực hiện tốt vai trò, chức năng chia sẻ quyền lực và trách nhiệm cho các bộ phận, thành viên trong tổ chức.

Biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả xây dựng VHNT” nhằm thực hiện quy trình kiểm tra, đánh giá phù hợp; qua đó động viên, biểu dƣơng và phát huy nhân tố tích cực, điều chỉnh kịp thời các yếu tố phát sinh ngoài kế hoạch; đồng thời sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cho các bƣớc tiếp theo trong quá trình hoạt động xây dựng VHNT.

Biện pháp “Bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, môi trường thuận lợi cho hoạt động xây dựng VHNT” là biện pháp hỗ trợ về các điều kiện cơ sở vật

112

chất cần thiết, tạo môi trƣờng thuận lợi để tiến hành xây dựng VHNT đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Tóm lại, các biện pháp đề xuất trên đây đƣợc tiếp cận theo một chu trình quản lý từ khâu chuẩn bị các điều kiện cho đến lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động xây dựng VHNT. Để tăng hiệu quả trong công tác quản lý, cần đặc biệt chú ý đến sự sử dụng phối hợp đồng bộ các biện pháp trong sự tƣơng tác qua lại nhƣ một hệ thống nhằm đạt mục tiêu, hiệu quả quản lý xây dựng VHNT, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo toàn diện tại Trƣờng CĐYT Bình Định.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định. Để đánh giá đƣợc chất lƣợng và tính thực tiễn của các biện pháp đƣợc đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này. Từ kết quả khảo nghiệm, chúng tôi sẽ xem xét những biện pháp có tính khả thi cao nhất để kiến nghị lãnh đạo Nhà trƣờng đƣa vào thử nghiệm trong thực tiễn.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm tính cần thiết của 7 biện pháp quản lý xây dựng văn hóa nhà trƣờng tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định thông qua đánh giá của CBQL và GV của Nhà trƣờng.

Khảo nghiệm tính khả thi của 7 biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định thông qua đánh giá CBQL và GV của Nhà trƣờng.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Để khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đƣợc đề xuất, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây:

113

1) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Mục đích: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm xin ý kiến đánh giá về thực trạng mức độ cần thiết và khả thi của 7 biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định thông qua đánh giá của CBQL và GV của Nhà trƣờng.

- Nội dung: Thiết kế 1 mẫu phiếu gồm có các câu hỏi tìm hiểu đánh giá của CBQL, GV của Nhà trƣờng về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 7 biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định.

- Công cụ đo: Phiếu điều tra dành cho CBQL và GV. Chi tiết xin xem phụ lục 4A và 4B.

- Thang đánh giá: Chúng tôi thiết kế thang đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất theo 4 mức, cụ thể nhƣ sau: Tƣơng ứng với mỗi mệnh đề là 4 phƣơng án lựa chọn, gồm: “không cần thiết/ không khả thi”; “ít cần thiết/ ít khả thi”; “cần thiết/ khả thi” và “rất cần thiết/ rất khả thi”. Với mỗi mệnh đề, đối tƣợng khảo sát chỉ đƣợc phép lựa chọn một trong 4 phƣơng án đó. Điểm mức cao nhất là 4 và thấp nhất là 1. Tính điểm trung bình cộng của mức độ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi đối với từng biện pháp. Xếp thứ bậc các biện pháp theo mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Dựa vào kết quả xử lý số liệu, đƣa ra những nhận định về ý kiến đánh giá của các đối tƣợng khảo sát. Điểm trung bình càng cao mức độ cần thiết và khả thi càng cao.

2) Đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi tiến hành khảo nghiệm trên 96 đối tƣợng, gồm: 21 cán bộ lãnh đạo, quản lý là hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, các trƣởng phó phòng, trƣởng phó bộ môn, và 75 giảng viên, nhân viên phục vụ của Trƣờng Cao đẳng Y tế Bình Định.

114

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

- Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Qua phiếu trƣng cầu ý kiến của 96 CBQL và giảng về tính cần thiết của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại trường cao đẳng y tế bình định (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)