7. Kết cấu luận văn
3.2.2. Hoạch định kế hoạch xây dựng VHNT phù hợp với mục tiêu,
lược phát triển nhà trường
a) Mục đích của biện pháp:
97
tiêu, điều kiện của Nhà trƣờng giúp chủ thể quản lý và các đối tƣợng tham gia thực hiện kế hoạch chủ động về thời gian, nguồn lực, chủ động trong việc tổ chức, triển khai và có cơ sở để đánh giá hoạt động đƣa ra.
Biện pháp này cũng nhằm đảm bảo cho hoạt động xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định theo một quy trình khoa học, chặt chẽ; đồng thời nhằm định hƣớng, kiểm soát tốt hơn các hoạt động xây dựng VHNT.
Biện pháp này giúp kế hoạch hóa nội dung, biện pháp cụ thể gắn với trách nhiệm và quyền hạn từng cá nhân, bộ phận trong nhà trƣờng.
b) Nội dung của biện pháp:
Lập kế hoạch xây dựng VHNT đáp ứng mục tiêu phát triển nhà trƣờng trƣớc mắt và lâu dài; vì vậy phải căn cứ vào sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và sự phát triển của Nhà trƣờng để xây dựng những nội dung, giá trị văn hóa phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Nhà trƣờng cũng nhƣ yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế.
Lập kế hoạch là khâu mang có tính chất đặt cơ sở, nền tảng cho các hoạt động quản lý tiếp theo của lãnh đạo nhà trƣờng; vì vậy việc hoạch định kế hoạch xây dựng VHNT cần phải đạt đƣợc hiệu quả cao hơn nữa so với thực trạng lập kế hoạch quản lý xây dựng VHNT tại Trƣờng CĐYT Bình Định, mới chỉ đƣợc đánh giá đạt mức trung bình nhƣ kết quả khảo sát.
c) Cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện biện pháp:
Trƣớc hết chỉ đạo các tổ chức, bộ phận tiến hành khảo sát thực trạng VHNT, rà soát lại các giá trị vật chất (nhƣ Logo, biểu tƣợng; khẩu hiệu; bảng hiệu, sơ đồ chỉ dẫn, phòng ốc làm việc, giảng đƣờng, thƣ viện, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ làm việc, giảng dạy và học tập, cảnh quan khuôn viên trƣờng…) và các giá trị tinh thần nhƣ (tầm nhìn, mục tiêu, quy trình, tác phong làm việc, phong cách lãnh đạo, quan hệ giao tiếp trong nội bộ và bên
98
ngoài trƣờng…) thu thập thông tin nhu cầu các thành viên trong nhà trƣờng về những giá trị cần chỉnh sửa, phát huy, những giá trị cần loại bỏ, xây dựng mới, qua đó làm căn cứ để lập kế hoạch xây dựng VHNT.
Căn cứ vào sứ mạng, tầm nhìn và chiến lƣợc phát triển của Nhà trƣờng để hoạch định mục tiêu của kế hoạch xây dựng VHNT. Mục tiêu của kế hoạch đƣợc xác định phải phản ánh sứ mạng, tầm nhìn, mục tiêu phát triển của trƣờng, đồng thời hƣớng tới phát huy các giá trị phù hợp đã có và xây dựng những giá trị văn hóa mới phù hợp mục tiêu phát triển trƣờng trong tƣơng lai.
Bản kế hoạch cần đƣợc thiết kế cụ thể, rõ ràng đối với từng nội dung công việc nhƣng cần có tính linh động, phù hợp và đảm bảo tính thống nhất và xuyên suốt trong quá trình tổ chức, chỉ đạo, điều phối thực hiện kế hoạch. Quá trình triển khai cần điều chỉnh những nội dung đã hoạch định trong bản kế hoạch cho phù hợp với điều kiện môi trƣờng bên trong, bên ngoài nhà trƣờng luôn thay đổi.
Để đạt đƣợc mục tiêu, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT cần phải tổ chức thông qua hầu hết các thành viên, bộ phận có liên quan đến vấn đề xây dựng VHNT. Điều này nhằm bảo đảm cho bản kế hoạch triển khai đúng định hƣớng, tránh đƣợc sự sai lệch mục tiêu kế hoạch.
Thiết lập kênh thông tin ngƣợc cũng là một điều kiện giúp quá trình hoạch định kế hoạch có thêm thông tin về từng hoạt động trong nhà trƣờng.
Để thực hiện biện pháp này đòi hỏi sự đồng thuận cao trong lãnh đạo chính quyền, cấp ủy, đoàn thể, các phòng ban, bộ môn của Nhà trƣờng. Đồng thời cần có sự đồng thuận cao và những hành động tích cực, thiết thực để xây dựng VHNT của tất cả các CBQL, GV, NV và SV trong nhà trƣờng.