Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng tại công ty cổ phần giày bình định (Trang 26 - 27)

6. Kết cấu của đề tài

1.1.2.4. Đánh giá rủi ro

Việc thường xuyên đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát sẽ giúp người quản lý đưa ra được các giải pháp kịp thời, hiệu quả điều chỉnh, củng cố kiểm soát nội bộ của đơn vị một cách thích hợp.

Nhận biết và phân tích các rủi ro liên quan đến mục tiêu kinh doanh của Công ty. Không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý, bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động đều bị các rủi ro xuất hiện từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài tác động:

Các yếu tố bên trong: Sự quản lý thiếu minh bạch, không coi trọng đạo đức nghề nghiệp. Chất lượng cán bộ thấp, sự cố hỏng hóc của hệ thống máy tính, của trang thiết bị, hạ tầng cơ sở. Tổ chức và cở sở hạ tầng không thay đổi kịp với sự thay đổi, mở rộng của sản xuất. Chi phí cho quản lý và trả lương cao, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát thích hợp, do xa Công ty mẹ hoặc do thiếu quan tâm...

Các yếu tố bên ngoài: Thay đổi công nghệ làm thay đổi quy trình vận hành; thay đổi thói quen của người tiêu dùng làm các sản phẩm và dịch vụ hiện hành bị lỗi thời; xuất hiện yếu tố cạnh tranh không mong muốn tác động đến giá cả và thị phần; sự ban hànhcủa một đạo luật hay chính sách mới, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức...

Để tránh bị thiệt hại do các tác động nêu trên, tổ chức cần thường xuyên: xác định rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn, phân tích ảnh hưởng của chúng kể cả tần suất xuất hiện và xác định các biện pháp để quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng.

Đánh giá rủi ro là việc xác định và phân tích rủi ro có liên quan đến quá trình hướng đến mục tiêu của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc xác định cách thức, biện pháp xử lý và hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng tại công ty cổ phần giày bình định (Trang 26 - 27)