8. Cấu trúc luận văn
1.3. Đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn trong trƣờng tiểu học
1.3.1. Khái quát về trường tiểu học
1.3.1.1. Mục tiêu giáo dục của trường tiểu học
Luật Giáo dục (2005) đã đặt cơ sở pháp lý để phát triển nền giáo dục Việt Nam một cách bền vững. Tại Điều 2, chƣơng I, Luật Giáo dục (2005) đã quy định mục tiêu giáo dục nhƣ sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [36, tr.1].
GDTH nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
học lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển bền vững và đạt trình độ tiên tiến” [19, tr.8].
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu phát triển GDTH cần đạt một số mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Nâng cao chất lƣợng GDTH và chống mù chữ.
- Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện ở cấp học bằng các giải pháp: + Chuẩn bị tốt các điều kiện cho học sinh học 2 buổi/ngày.
+ Thực hiện tốt các chƣơng trình, nội dung sách giáo khoa mới, đổi mới phƣơng pháp dạy và học, dạy đủ các môn bắt buộc và tự chọn.
+ Xây dựng và đăng ký đánh giá ngoài để công nhận trƣờng đạt kiểm định chất lƣợng và đạt chuẩn quốc gia.
+ Xây dựng các điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục, đào tạo học sinh về các mặt: đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơ bản.
1.3.1.2. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học
* Vị trí của trƣờng tiểu học
Tại Điều 2, chƣơng I, Điều lệ trƣờng tiểu học (2010) xác định: “Trƣờng tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tƣ cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng” [5, tr.1].
Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 26 của Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: “Giáo dục tiểu học đƣợc thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi” [36, tr.6].
Vậy, GDTH là cấp học nền tảng cho hệ thống giáo dục quốc dân, GDTH không chỉ giữ vai trò nền móng cho GDPT mà còn cho cả sự hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của trƣờng tiểu học
Trƣờng tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc quy định tại Điều 3, chƣơng I của Điều lệ trƣờng tiểu học:
- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lƣợng theo mục tiêu, chƣơng trình GDPT cấp tiểu học do Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT ban hành.
- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trƣờng, thực hiện PCGD và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chƣơng trình GDTH theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh trong nhà trƣờng và trẻ em trong địa bàn trƣờng đƣợc phân công phụ trách.
- Xây dựng, phát triển nhà trƣờng theo các quy định của Bộ GD&ĐT và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phƣơng.
- Thực hiện kiểm định chất lƣợng giáo dục.
- Quản lí cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Quản lí, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.
- Tổ chức cho CBQL, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.3.1.3. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng trường tiểu học
* Vị trí, vai trò của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học
Tại khoản 1, Điều 54 của Luật Giáo dục (2005) nêu rõ: “Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trƣờng, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận”.
trực tiếp của cơ quan nhà nƣớc là Phòng GD&ĐT, thay mặt cơ quan nhà nƣớc điều hành, triển khai, chỉ đạo thực hiện mọi hoạt động của nhà trƣờng, đặc biệt là hoạt động chuyên môn để nâng cao hiệu quả giáo dục và đạt mục tiêu giáo dục trong trƣờng tiểu học.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học
Nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học đƣợc quy định tại khoản 5, Điều 20, Chƣơng II của Điều lệ trƣờng tiểu học:
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trƣờng; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trƣớc Hội đồng trƣờng và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các TCM, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trƣờng; bổ nhiệm tổ trƣởng, tổ phó;
- Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thƣởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định;
- Quản lý hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trƣờng;
- Quản lý học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng; tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trƣờng; quyết định khen thƣởng, kỉ luật, phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chƣơng trình tiểu học cho học sinh trong nhà trƣờng và các đối tƣợng khác trên địa bàn trƣờng phụ trách;
- Dự các lớp bồi dƣỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 02 tiết trong một tuần; đƣợc hƣởng chế độ phụ cấp và các chính sách ƣu đãi theo quy định;
- Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trƣờng hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục;
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lƣợng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trƣờng đối với cộng đồng.
1.3.2. Tổ chuyên môn trong trường tiểu học
1.3.2.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn
* Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn
TCM là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trƣờng tiểu học; là nơi trực tiếp quản lý, rèn luyện và bồi dƣỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, về phẩm chất, đạo đức nhà giáo...; thông qua các hoạt động của tổ, năng lực giảng dạy và chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên từng bƣớc đƣợc nâng cao. Trong trƣờng, các TCM có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trƣờng nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng, chƣơng trình giáo dục và các hoạt động giáo dục khác hƣớng tới mục tiêu giáo dục.
TCM là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trƣờng, trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.
TCM là đầu mối mà hiệu trƣởng dựa vào đó để quản lý các hoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của giáo viên. TCM có vai trò quan trọng trong việc giúp hiệu trƣởng điều hành các hoạt động sƣ phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ.
TCM là nơi để các thành viên trong tổ chia sẻ tâm tƣ, tình cảm và những khó khăn trong đời sống hàng ngày, kịp thời động viên, giúp đỡ nhau. Chính vì thế, TCM có vai trò tập hợp, đoàn kết các thành viên trong tổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.
* Nhiệm vụ của tổ chuyên môn
Theo quy định tại khoản 2, Điều 18, Điều lệ trƣờng tiểu học, TCM có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chƣơng trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
- Thực hiện bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trƣờng;
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trƣởng, tổ phó.
1.3.2.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn trong trường tiểu học
* Vị trí, vai trò của tổ trƣởng chuyên môn
Trong bộ máy tổ chức của nhà trƣờng, TTCM có vị trí và vai trò hết sức quan trọng: là ngƣời giúp hiệu trƣởng trực tiếp điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch của nhà trƣờng và các hoạt động của TCM, là cầu nối giữa hiệu trƣởng và giáo viên; là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất về chất lƣợng giảng dạy và lao động sƣ phạm của giáo viên trong phạm vi các môn học của TCM đƣợc phân công; tham mƣu cho hiệu trƣởng trong việc phân công lao động sƣ phạm, sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên hợp lý để phát huy khả năng của họ; TTCM còn là ngƣời trực tiếp theo dõi, đánh giá phẩm chất, năng lực của tổ viên.
Ngoài ra, TTCM đóng vai trò là chỗ dựa tin cậy về chuyên môn; là trung tâm đoàn kết, tập hợp các thành viên trong tổ để xây dựng TCM thành một tập thể lao động tích cực.
* Nhiệm vụ của tổ trƣởng chuyên môn TTCM có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM theo năm, học kỳ, tháng, tuần nhằm thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chƣơng trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trƣờng.
thực hiện kế hoạch cá nhân (soạn giảng, dạy chuyên đề, đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tƣ 22/2016 của Bộ GD&ĐT ...).
- Tổ chức tốt nền nếp sinh hoạt TCM hàng tuần theo hƣớng nghiên cứu bài học để giáo viên trong tổ có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá; ứng dụng công nghệ thông tin; dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng; biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục học sinh; rèn luyện trau dồi nghiệp vụ, cập nhật thông tin giáo dục mới, nâng cao tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ.
- Nắm thực lực của giáo viên trong tổ để có kế hoạch bồi dƣỡng, sử dụng và phân công công việc một cách hợp lý; xây dựng, phát hiện những nhân tố mới, tạo động cơ, khuyến khích các thành viên tích cực tham gia các hoạt động của nhà trƣờng, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
- Điều hành các hoạt động của tổ nhƣ: tổ chức các cuộc họp tổ theo định kỳ quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lƣu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo với hiệu trƣởng theo quy định.
- Quản lý và kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên; phân tích, đánh giá chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên trong tổ; chủ trì, đánh giá, xếp loại giáo viên trong tổ theo chuẩn nghề nghiệp.
- Đề xuất, tham mƣu với BGH về việc khen thƣởng, kỷ luật giáo viên trong tổ; xây dựng mối quan hệ với các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trƣờng.
1.3.3. Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong trường tiểu học
1.3.3.1. Về cơ cấu
Mục tiêu là để tạo ra sự đồng bộ và cân đối, đƣợc thể hiện ở các mặt: độ tuổi, giới tính, trình độ. Cơ cấu TTCM phải là những giáo viên có trình độ nổi trội so với những giáo viên khác cùng môn trong tổ, hoặc là những giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín. Ngoài ra còn cần hết sức chú ý tới cơ cấu của bộ
môn, quy mô trƣờng, lớp (về mặt môn học), xu hƣớng của xã hội về ngành nghề trong tƣơng lai, qua đó có sự quy hoạch hợp lý về mặt cơ cấu với đội ngũ TTCM.
1.3.3.2. Về số lượng
Về số lƣợng TCM, các trƣờng sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để sắp xếp, thành lập sao cho hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trƣờng.
Điều lệ trƣờng tiểu học quy định: “Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thƣ viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trƣởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó” [5, tr.2]. Do vậy, số lƣợng TTCM cũng phải gắn chặt với cơ cấu TCM.
1.3.3.3. Về phẩm chất chính trị, đạo đức
TTCM cũng là giáo viên nên phải đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của nhà giáo đƣợc quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên ban hành theo Thông tƣ số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Đây đƣợc coi là cơ sở để các nhà giáo nổ lực rèn luyện phù hợp với nghề dạy học đƣợc xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo. Do đó, TTCM phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
* Về phẩm chất chính trị
- Hiểu biết sâu rộng và thực hiện nghiêm túc chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc; đặc biệt là lĩnh vực giáo dục.
- Có bản lĩnh, lập trƣờng, quan điểm chính trị vững vàng trƣớc tác động tiêu cực của môi trƣờng; thực hiện công bằng giáo dục, …
- Có ý thức chấp hành tổ chức, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy và công tác.
* Phẩm chất đạo đức
- Ngƣời TTCM phải luôn tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng để trở thành một nhà sƣ phạm mẫu mực; là tấm gƣơng đối với tập thể sƣ phạm.
- Có phong cách lãnh đạo dân chủ; công bằng, trung thực trong lối sống, trong báo cáo với cấp trên và đánh giá cấp dƣới.
- Gần gũi, gắn bó, biết lắng nghe, thấu hiểu và đồng cảm với từng thành viên trong tập thể. Có uy tín, đƣợc đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và mọi ngƣời tôn trọng.
- Tiên phong trong việc thực hiện các cuộc vận động lớn do Đảng và ngành khởi xƣớng nhƣ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gƣơng đạo đức, tự học và sáng tạo” cùng với phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Có ý thức thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, có thái độ tích cực đối với cái mới, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện sai trái, tiêu cực, bảo vệ lẽ phải.
1.3.3.4. Về trình độ, năng lực
* Về trình độ
Trình độ là “mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng đƣợc xác định hoặc đánh giá theo chuẩn nhất định nào đó”.
Trình độ của đội ngũ TTCM đƣợc quy định cụ thể căn cứ vào từng bậc học, cấp học. Trình độ đƣợc thể hiện ở hai mặt cơ bản, đó là: chuyên môn và