Khái quát tình hình giáo dục của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 50 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

2.2.2.1. Tình hình phát triển giáo dục của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Cùng với sự phát triển KT-XH của thị xã, ngành GD&ĐT An Nhơn đã có những bƣớc phát triển toàn diện. Quy mô, mạng lƣới trƣờng, lớp và cơ sở vật chất phát triển nhanh theo hƣớng kiên cố hóa, chuẩn hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu học tập của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân.

Hiện nay, toàn thị xã có 17 trƣờng Mẫu giáo, Mầm non, 28 trƣờng tiểu học, 15 trƣờng THCS, 06 trƣờng THPT và 01 Trung tâm GDNN-GDTX.

Năm học 2019-2020, Phòng GD&ĐT thị xã An Nhơn có 60 trƣờng trực thuộc: 17 trƣờng Mẫu giáo, Mầm non, 28 trƣờng tiểu học, 15 trƣờng THCS; có 34 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tƣ thục. Trong đó:

- Bậc Mầm non: Tổng số trẻ ra lớp: 5832/11418 cháu, tỷ lệ 50,8% với 214 nhóm, lớp; có 06/17 trƣờng đƣợc công nhận trƣờng đạt chuẩn quốc gia và công nhận các mức độ về kiểm định chất lƣợng giáo dục.

- Bậc tiểu học: Số học sinh ra lớp 13781/13781 em, tỷ lệ 100%; duy trì 13779/13781 em đạt 99,9% với 462 lớp; có 20/28 trƣờng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với 10047 em/356 lớp; có 23/28 trƣờng đƣợc công nhận trƣờng đạt chuẩn quốc gia, 08 trƣờng đƣợc Sở GD&ĐT đánh giá ngoài và công nhận các mức độ về kiểm định chất lƣợng giáo dục.

- Bậc THCS: Số học sinh ra lớp 11339/11339 em, tỷ lệ 100%; duy trì 11271/11339 em đạt 99,4% với 310 lớp; có 02/15 trƣờng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với 1354 em/34 lớp; có 14/15 trƣờng đƣợc công nhận trƣờng đạt

chuẩn quốc gia và 07 trƣờng đƣợc Sở GD&ĐT đánh giá ngoài và công nhận các mức độ về kiểm định chất lƣợng giáo dục.

(Theo Báo cáo sơ kết học kỳ 1 năm học 2019 - 2020, Phòng GD&ĐT)

Thị xã An Nhơn là đơn vị có 15/15 xã, phƣờng duy trì đạt chuẩn PCGD Mầm non cho trẻ 5 tuổi, PCGD tiểu học mức độ 3, PCGD THCS mức độ 2 và xóa mù chữ mức độ 2 trong toàn tỉnh và đang phấn đấu PCGD THPT. Công tác xã hội hóa giáo dục đƣợc chú trọng, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ngày càng đƣợc tăng cƣờng, đảm bảo điều kiện thiết yếu phục vụ công tác dạy và học. Chất lƣợng GD&ĐT có nhiều tiến bộ; công tác QLGD không ngừng đƣợc đổi mới; công bằng xã hội trong giáo dục dần đƣợc cải thiện; nền nếp, kỷ cƣơng trong trƣờng học đƣợc duy trì theo hƣớng thân thiện, tích cực. Đội ngũ CBQL, giáo viên trong toàn ngành có trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn chiếm tỷ lệ cao, cụ thể: bậc Mầm non: 65,5%, tiểu học: 92,7%, THCS: 90,1%. Chất lƣợng đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên ngày càng đƣợc nâng cao cả về chất lƣợng và số lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Bảng 2.2. Thống kê số lƣợng CBQL, giáo viên, nhân viên của 03 bậc học (tháng 12/2019) Bậc học Tổng số CBQL, GV, NV Trong đó Nữ Ghi chú CBQL GV NV Mầm non 402 26 342 34 401 Tiểu học 752 45 624 83 507 THCS 568 23 477 68 321 Tổng 1722 94 1443 185 1229

Bên cạnh một số kết quả đạt đƣợc, ngành GD&ĐT thị xã An Nhơn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tuy đƣợc ƣu tiên đầu tƣ bổ sung hằng năm nhƣng nhìn chung vẫn còn một số mặt chƣa đáp

ứng yêu cầu. Việc xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trƣờng đạt kiểm định chất lƣợng giáo dục còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan: quy cách phòng học không đúng chuẩn do xây dựng từ lâu, thiếu các phòng chức năng, nhà đa năng, nhà hiệu bộ, sân chơi, bãi tập ...

Chất lƣợng và hiệu quả giáo dục toàn diện chƣa đồng đều giữa các xã, phƣờng và còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Số giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi chƣa nhiều.

Phƣơng pháp dạy và học chƣa đổi mới mạnh mẽ còn nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, ít phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh; chƣa chú trọng đúng mức việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục hƣớng nghiệp còn nặng về hình thức, thiếu điều kiện để thực hành.

Số lƣợng CBQL giáo dục ở các đơn vị trƣờng học chƣa đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trƣờng tiểu học; công tác quản lý trong giáo dục còn bộc lộ một số hạn chế. Một số CBQL trƣờng học chƣa phát huy hết năng lực điều hành và tổ chức hoạt động, tính chủ động, sáng tạo chƣa cao. Công tác kiểm tra giáo dục chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Việc tổ chức và quản lý dạy thêm, học thêm ngoài nhà trƣờng chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ khiến dƣ luận trong nhân dân chƣa thực sự đồng tình.

(Theo Báo cáo tổng kết năm học 2018 - 2019, Phòng GD&ĐT) 2.2.2.2. Khái quát về giáo dục tiểu học thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

Cùng với sự phát triển chung của GD&ĐT thị xã, GDTH của thị xã An Nhơn ngày càng giữ vững và phát triển trên tất cả các mặt, chuyển biến tích cực cả về số lƣợng và chất lƣợng; thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng.

* Về quy mô trƣờng, lớp

sinh; có 20/28 trƣờng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày với 10047 em/356 lớp, 08/28 trƣờng có lớp tổ chức học 2 buổi/ngày với 3732 em/106 lớp. Toàn bậc học có tỷ lệ huy động học sinh vào lớp 1 đạt 100%.

* Về chất lƣợng giáo dục

Phòng GD&ĐT thị xã An Nhơn rất chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh phù hợp với lứa tuổi, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học và đổi mới trong công tác quản lý. Đẩy mạnh việc đổi mới PPDH, ứng dụng PPDH (mô hình trƣờng học mới VNEN, Bàn tay nặn bột, dạy học Mỹ thuật theo phƣơng pháp Đan Mạch ...), các kỹ thuật dạy học mới theo hƣớng lấy học sinh làm trung tâm; đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tƣ 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT; thực hiện Đề án chƣơng trình tiếng Anh mới 4 tiết/tuần đối với 100% học sinh học từ lớp 3 đến lớp 5 và khuyến khích các trƣờng có điều kiện tổ chức cho học sinh lớp 1, 2 làm quen với tiếng Anh; triển khai thƣờng xuyên việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học; tăng cƣờng tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo qua các sân chơi, câu lạc bộ ... để bổ sung kiến thức và tăng cƣờng kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh phát triển toàn diện.

Ngoài công tác nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chất lƣợng mũi nhọn và năng khiếu đƣợc các trƣờng chú ý quan tâm. Từ năm học 2016-2017 đến 2018-2019, GDTH thị xã An Nhơn đã đạt đƣợc nhiều thành tích trong các kỳ thi, hội thi do Sở GD&ĐT tổ chức: giải Nhất toàn đoàn hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi; giải Ba toàn đoàn hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, giải Nhì toàn đoàn hội thi Tiếng hát giáo viên ngành giáo dục; giải Nhì toàn đoàn hội thi Đồ dùng dạy học tự làm, giải Ba toàn đoàn hội thi Viết chữ đẹp dành cho giáo viên và học sinh....

* Công tác đội ngũ

Tổng số CBQL, giáo viên toàn cấp tiểu học: 669 ngƣời. Giáo viên trực tiếp đứng lớp: 624 ngƣời, 100% đạt chuẩn và trên chuẩn 92,7%, trong đó: trình độ thạc sĩ 0,16%, Đại học 76%, Cao đẳng 16,7%, Trung cấp 7,3%. Có 75,6% CBQL đƣợc bồi dƣỡng lớp QLGD; 100% CBQL, 19,8% TTCM có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học loại xuất sắc và khá trên 78%, chuẩn CBQL loại xuất sắc và khá 83%. Chất lƣợng giáo dục luôn đƣợc duy trì và đáp ứng cơ bản đƣợc yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. (Bảng 2.3)

Bảng 2.3. Thống kê số lƣợng đội ngũ CBQL, giáo viên năm học 2019 - 2020

(Nguồn: Phòng GD&ĐT An Nhơn)

CBQL, GV Tổng số Trình độ QLGD LLCT TC ĐH Th.sĩ Bồi dƣỡng Th.sĩ TC Cao cấp CBQL 45 0 0 45 0 34 0 45 0 TTCM 116 0 10 106 0 8 0 23 0 GV 508 45 94 368 01 0 0 0 0 Tổng 669 45 104 519 01 42 0 68 0

Đội ngũ CBQL, giáo viên có lập trƣờng tƣ tƣởng ổn định, chấp hành tốt sự phân công của lãnh đạo các cấp, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Tuy nhiên khi đánh giá về tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019 của Phòng GD&ĐT An Nhơn nêu rõ: Năng lực thực sự của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH. Số lƣợng CBQL và giáo viên có trình độ sau đại học còn thấp. Một bộ phận cán bộ, giáo viên còn chạy theo thành tích, chƣa làm hết trách nhiệm trong công tác dạy học, còn dễ dãi trong đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc thực hiện đổi mới PPDH của một số giáo viên còn hạn chế, sử dụng thiết bị dạy học và hoạt động tự làm đồ

dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin chƣa đồng đều giữa các trƣờng [32, tr.8].

* Cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học

Trong những năm qua, UBND thị xã An Nhơn đã quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển giáo dục của thị xã. 100% các trƣờng tiểu học đã đƣợc kiên cố hóa, không có phòng học tạm bợ. Hiện có 410 phòng/462 lớp để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trang bị tối thiểu thiết bị dạy học, chú trọng các thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay.

Phong trào tự làm đồ dùng dạy học và tổ chức thi sáng tạo trong dạy học ở các trƣờng tiểu học tiếp tục đƣợc duy trì. 100% thƣ viện trƣờng học đƣợc công nhận thƣ viện đạt chuẩn 01; 100% các trƣờng tiểu học đƣợc trang bị phòng máy vi tính có kết nối mạng internet phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

* Công tác quản lý

Đội ngũ nhà giáo và CBQL đã nhận thức đúng đắn vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, thực hiện công tác quản lý trên mọi phƣơng diện: quản lý nguồn tài chính, nguồn lực con ngƣời, cơ sở vật chất, tham mƣu với các cấp để có đƣợc sự hỗ trợ của xã hội. Công tác thanh, kiểm tra trong nhà trƣờng đƣợc thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình đã tác động tích cực và tạo động lực để đội ngũ giáo viên làm tốt nhiệm vụ đƣợc phân công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)