Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 84)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: biện pháp quản lý, đề xuất phải sát thực tiễn giáo dục, QLGD và phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế giáo dục tại cơ sở đó là các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bƣớc tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao, đƣợc áp dụng rộng rãi và tiếp tục đƣợc hoàn thiện trong quá trình thực hiện.

Tính khả thi còn đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý đội ngũ TTCM các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định trở thành hiện thực và có hiệu quả cao trong các khâu, các chức năng quản lý.

3.3. Các biện pháp quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

3.3.1. Quy hoạch, tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

3.3.1.1. Mục đích và ý nghĩa

Đây là biện pháp quan trọng trong việc lựa chọn đƣợc TTCM đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn, có năng lực và nghiệp vụ về QLGD. Đây cũng là điều kiện đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng hoạt động của đội ngũ TTCM và chất lƣợng giáo dục trong trƣờng tiểu học.

Một số trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã đội ngũ TTCM có xu hƣớng già hóa, nhiều TTCM sắp về hƣu, biện pháp này sẽ giúp các trƣờng đảm bảo đƣợc số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu TTCM; giúp các trƣờng thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, địa phƣơng và của ngành.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ TTCM là cơ sở để quy hoạch và bổ nhiệm đội ngũ TTCM. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá mới thấy đƣợc ƣu điểm và hạn chế của đội ngũ TTCM để có sự phân loại, từ đó làm cơ sở để thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, bồi dƣỡng và bổ nhiệm đội ngũ TTCM.

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học. cần phải: Căn cứ vào Thông tƣ số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT, Thông tƣ ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tƣ số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT, Thông tƣ ban hành quy định chuẩn hiệu trƣởng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tƣ số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT, Thông tƣ ban hành quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thƣờng xuyên để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính toàn diện; đánh giá cả mặt định lƣợng và định tính; đánh giá về số lƣợng, chất lƣợng; đánh giá về hiệu quả thực hiện các công việc của đội ngũ TTCM.

Để khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ TTCM, hiệu trƣởng cần tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn nhƣ: lấy ý kiến đánh giá của giáo viên trong tổ, ý kiến của các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng, tự đánh giá của bản thân TTCM, kết quả kiểm tra, đánh giá của hiệu trƣởng ...

Việc đánh giá cần tiến hành bằng nhiều hình thức nhƣ: đánh giá theo giai đoạn thi đua trong năm, đánh giá viên chức cuối năm, đánh giá thông qua phiếu tín nhiệm ...

Việc khảo sát, đánh giá TTCM phải tiến hành có hệ thống, thu thập thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. Đánh giá phải đảm bảo tính trung thực, khách quan.

b. Xây dựng quy hoạch đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Hiệu trƣởng lập kế hoạch quy hoạch đội ngũ TTCM cần căn cứ vào đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc; Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, các văn bản hƣớng dẫn của UBND thị xã và của Phòng GD&ĐT An Nhơn. Quy hoạch đội ngũ TTCM thể hiện tầm nhìn của hiệu trƣởng trong công tác tổ chức.

Trong công tác quy hoạch đội ngũ TTCM, hiệu trƣởng cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Muốn lập quy hoạch đội ngũ TTCM đúng và có tính khả thi, hiệu trƣởng cần dự báo đƣợc quy mô phát triển, sự biến động về số lƣợng học sinh, đội ngũ giáo viên nhà trƣờng trong thời điểm hiện tại và tƣơng lai (từ 5 - 10 năm). Điều quan trọng là phải xây dựng đội ngũ kế cận cho số lƣợng TTCM cần thay thế. Tiếp tục bồi dƣỡng cho TTCM đang đảm nhiệm chức vụ; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ TTCM của nhà trƣờng.

- Trên cơ sở quy hoạch, hiệu trƣởng cần chú ý phát hiện, bồi dƣỡng và tạo nguồn TTCM, cần lƣu ý về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, độ tuổi, sức khỏe .... Khi quy hoạch, có thể phân thành các nhóm sau:

+ Những giáo viên có triển vọng làm tốt công tác chuyên môn.

+ Những giáo viên có triển vọng nhƣng cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý.

+ Những TTCM đã làm tốt công việc hiện nay, cần tiếp tục bố trí.

+ Những TTCM sa sút về phẩm chất, trì trệ, bảo thủ yếu kém về quản lý cần phải thay thế.

- Dựa vào quy hoạch, hiệu trƣởng cần có các biện pháp bồi dƣỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên trong quy hoạch có cơ hội, điều kiện để phát triển, đáp ứng yêu cầu của ngƣời TTCM khi đƣợc bổ nhiệm.

c. Tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Căn cứ Thông tƣ số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GD&ĐT, Thông tƣ ban hành Điều lệ trƣờng tiểu học và Thông tƣ số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/08/2018 của Bộ GD&ĐT, Thông tƣ ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và tình hình thực tế của đơn vị, hiệu trƣởng xem xét, tuyển chọn và bổ nhiệm chức danh TTCM dựa vào các tiêu chuẩn sau:

- TTCM phải có phẩm chất tốt:

+ Bản thân và gia đình luôn chấp hành tốt đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; thực hiện tốt các quy định của địa phƣơng, của Ngành và của nhà trƣờng; có lối sống lành mạnh, quan hệ tốt với mọi ngƣời xung quanh và địa phƣơng nơi cƣ trú.

+ Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thái độ phục vụ tận tình, biết chia sẻ với học sinh, đồng nghiệp, đƣợc phụ huynh, học sinh tin yêu, bạn bè đồng nghiệp quý mến.

- TTCM phải có năng lực chuyên môn vững vàng:

Năng lực chuyên môn thể hiện rõ qua kinh nghiệm giảng dạy, qua chất lƣợng giảng dạy và giáo dục học sinh, qua kết quả các kỳ thi mà giáo viên tham dự nhƣ: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi thiết bị, đồ dùng dạy học tự làm, thi viết chữ đẹp ... và tinh thần tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 khẳng định: “Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giảng viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sƣ phạm” [22, tr.8] và Luật Giáo dục 2019 quy định: “Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông” [38, tr.29]. Đây là điều kiện tiên quyết để trong thời gian tới hiệu trƣởng tạo điều kiện cho đội ngũ TTCM đi học nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ.

- TTCM phải có tố chất của một “thủ lĩnh”:

Nhiệm vụ của TTCM là giúp hiệu trƣởng điều hành các hoạt động chuyên môn và trực tiếp quản lý các thành viên trong tổ theo quy định. Do đó, TTCM cần phải có tố chất của một ngƣời “thủ lĩnh”. Đó là:

+ Có năng lực chuyên môn vững vàng, nắm bắt đƣợc yêu cầu đổi mới trong dạy học hiện nay để bồi dƣỡng thêm chuyên môn cho các thành viên trong tổ.

+ Biết xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, tổ chức triển khai thực hiện và điều chỉnh, rút kinh nghiệm từ các vấn đề có liên quan đến chuyên môn.

+ Biết lắng nghe, chia sẻ và có khả năng tập hợp các thành viên tạo nên sức mạnh đoàn kết, cùng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Gƣơng mẫu, khách quan, công bằng trong đánh giá và đề xuất khen thƣởng giáo viên trong tổ.

Khi đã xác định số lƣợng TTCM trong nhà trƣờng, xây dựng các chuẩn mực về phẩm chất, năng lực, hiệu trƣởng thực hiện bổ nhiệm TTCM theo đúng quy định. Việc bổ nhiệm TTCM cần tiến hành một cách thận trọng, dân chủ, khách quan, khoa học, chính xác đảm bảo nguyên tắc đúng ngƣời, đúng việc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Theo chúng tôi, việc bổ nhiệm TTCM cần tiến hành theo trình tự sau:

- Đƣa ra trao đổi, tham khảo ý kiến trong BGH. Đây là cơ sở mang tính dân chủ, khách quan để hiệu trƣởng lựa chọn ngƣời có đầy đủ năng lực, phẩm chất bố trí vào vị trí TTCM.

- Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm trong TCM. - Hiệu trƣởng ra quyết định bổ nhiệm.

3.3.1.3. Lưu ý khi thực hiện

triển khai thực hiện kế hoạch, đánh giá nguồn quy hoạch và TTCM mới bổ nhiệm làm cơ sở để rút kinh nghiệm hoặc có phƣơng án bổ sung kế hoạch một cách kịp thời, hợp lý nhằm nâng cao chất lƣợng quy hoạch, chất lƣợng đội ngũ TTCM và chất lƣợng quản lý trong nhà trƣờng.

Quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm phải đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công bằng và đƣợc sự đồng thuận của giáo viên, hội đồng sƣ phạm và các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng.

3.3.2. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và lập kế hoạch bồi dưỡng phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho dưỡng phẩm chất, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

3.3.2.1. Mục đích và ý nghĩa

Trong trƣờng tiểu học, việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ TTCM là hết sức cần thiết. Có nhận thức đúng về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của mình thì TTCM mới hoàn thành tốt công tác quản lý hoạt động của TCM để chất lƣợng, hiệu quả của quá trình dạy và học mới đạt kết quả tốt.

TTCM là ngƣời trực tiếp quản lý TCM, là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc hiệu trƣởng về hƣớng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo quy định, góp phần đƣa nhà trƣờng đạt các mục tiêu theo kế hoạch đề ra.

Trƣớc yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay, đòi hỏi đội ngũ TTCM các trƣờng phải có phẩm chất, trình độ, năng lực và nghiệp vụ quản lý tốt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục trong thời kỳ mới.

Phẩm chất, năng lực là hai thành tố vô vùng quan trọng để tạo nên uy tín của con ngƣời. Do vậy, bồi dƣỡng nâng cao phẩm chất, năng lực cho đội ngũ TTCM là nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trƣởng trong việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Công tác này cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, có kế

hoạch, lộ trình cụ thể. Thực hiện tốt biện pháp này là điều kiện cơ bản để xây dựng đƣợc một đội ngũ TTCM vững mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của TTCM.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ cho đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Ngƣời TTCM cần phải biết rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và những quyền hạn cần thiết mới có thể điều hành tốt công việc của tổ, dáp ứng đƣợc yêu cầu giáo dục của nhà trƣờng, của địa phƣơng và của ngành.

Để tăng cƣờng nhận thức về vấn đề này, hiệu trƣởng cần tổ chức các buổi chuyên đề thảo luận, nghiên cứu về Điều lệ trƣờng tiểu học, Luật Giáo dục và các văn bản chỉ đạo của các cấp cho tất cả các thành viên trong nhà trƣờng nhằm đem lại hiệu quả và sự thống nhất cao trong việc phối hợp và thực thi nhiệm vụ năm học của TCM theo đúng kế hoạch.

Khuyến khích tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu thông qua các kênh thông tin khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn, trách nhiệm của mình khi tham gia vào quá trình đánh giá, phản hồi của đội ngũ TTCM, để từ đó phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý tổ.

b. Bồi dƣỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Bồi dƣỡng về tƣ tƣởng chính trị nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan, phƣơng pháp luận khoa học của ngƣời quản lý.

Bồi dƣỡng lòng yêu nghề và yêu thƣơng con ngƣời, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ: luôn gắn bó, tâm huyết với nghề và có ý thức phấn đấu vƣơn lên.

Tăng cƣờng công tác tự học, tự bồi dƣỡng là yêu cầu rất cần thiết cho mỗi giáo viên và CBQL; nội dung tự học, tự bồi dƣỡng phải thiết thực, có chất lƣợng, có mục đích cụ thể; rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, tác

phong, nâng cao trình độ, năng lực quản lý; có hiểu biết pháp luật, vận dụng có hiệu quả vào công việc của mình. Để công việc này có kết quả cao, hiệu trƣởng phải thực sự là ngƣời đi đầu, tiên phong trong việc tự học, tự bồi dƣỡng, thực sự là tấm gƣơng chuẩn mực cho tập thể giáo viên noi theo.

Việc bồi dƣỡng phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ TTCM phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục. Cần có sự quan tâm lãnh đạo của chi bộ nhà trƣờng và sự phối hợp với các cấp, ngành có liên quan nhƣ: Đảng ủy địa phƣơng, Phòng GD&ĐT, Trung tâm bồi dƣỡng chính trị ...

c. Bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Trình độ chuyên môn của TTCM không những khẳng định khả năng về chuyên môn của bản thân họ mà còn có ảnh hƣởng đến việc quản lý TCM, bởi vì TTCM phải là cốt cán chuyên môn của tổ, là chỗ dựa tin cậy về chuyên môn của giáo viên trong tổ.

Để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ TTCM, hiệu trƣởng cần phải thực hiện một số biện pháp sau:

- Hiệu trƣởng cùng các TTCM dự giờ dạy trên lớp, sau đó chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao tay nghề cho giáo viên và thƣờng xuyên kiểm tra các hoạt động khác của TTCM, đóng góp ý kiến bổ sung giúp cho TTCM làm tốt hơn công tác quản lý, điều hành TCM.

- Tổ chức cho TTCM, giáo viên giao lƣu, học tập kinh nghiệm với các trƣờng bạn qua các buổi hội thảo chuyên đề, thao giảng cụm để bồi dƣỡng thêm kiến thức về nghiệp vụ tổ chức và điều hành sinh hoạt TCM theo hƣớng nghiên cứu bài học và dạy học theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

- Tổ chức các chuyên đề, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trƣờng để phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ TTCM và giáo viên.

- Cử TTCM tham gia bồi dƣỡng các chuyên đề hàng năm do Sở và Phòng GD&ĐT tổ chức.

- Phân công bồi dƣỡng học sinh năng khiếu, viết chuyên đề, viết sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 84)