Thực trạng về công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng về công tác quy hoạch, tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ

trưởng chuyên môn

- Việc quy hoạch đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về việc quy hoạch đội ngũ TTCM

Nội dung Đối

tƣợng

Mức độ (%)

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

Việc quy hoạch đội ngũ TTCM BGH 84,2 15,8 /

Kết quả khảo sát ở bảng 2.10 cho thấy: có 84,2% ý kiến cho rằng việc quy hoạch đội ngũ TTCM là rất cần thiết, 15,8% ý kiến đánh giá mức cần thiết. Tuy nhiên khi trao đổi với BGH, chúng tôi nhận thấy, việc quy hoạch TTCM trong thời gian qua ở các trƣờng tiểu học của thị xã An Nhơn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Do đó, khi có sự thay đổi về đội ngũ nhà giáo (luân chuyển công tác hay nghỉ hƣu) thì hiệu trƣởng vẫn gặp khó khăn khi tìm ngƣời thay thế TTCM. Vì vậy, hiệu trƣởng cần có kế hoạch quy hoạch đội ngũ TTCM kế cận với phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực về chuyên môn và quản lý để đáp ứng tốt nhu cầu về nhân sự trong tƣơng lai.

- Việc bổ nhiệm tổ trƣởng chuyên môn

Để đảm bảo công tác tuyển chọn và bổ nhiệm TTCM một cách chính xác, trƣớc hết phải xây dựng đƣợc tiêu chí chuẩn mực của ngƣời TTCM. Trên thực tế, hiện nay hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định chƣa xây dựng đƣợc tiêu chí chuẩn mực của ngƣời TTCM. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 10 tiêu chuẩn và dùng Phiếu hỏi ý kiến đó đối với BGH, TTCM và giáo viên, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: (Bảng 2.11)

+ Xếp ở mức độ ƣu tiên 1 là tiêu chí 6 với 63,2% BGH, 60,9% TTCM và 63% giáo viên tán thành. Có thể thấy, yêu cầu quan trọng nhất đối với ngƣời TTCM là phải có năng lực giảng dạy tốt, tích cực trong việc đổi mới PPDH.

+ Xếp ở mức ƣu tiên 2 là về trình độ chuyên môn (tiêu chuẩn 5) có 52,6% BGH, 56,5% TTCM và 60% giáo viên đồng tình, ngoài ra có ý kiến đề nghị xếp ở mức 1 (từ 18% - 23,9%). Điều này chứng tỏ TTCM phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm vững vàng, có thể xem đây là yếu tố quan trọng của ngƣời TTCM.

+ Xếp ở mức ƣu tiên 3 là năng lực quản lý tổ (tiêu chuẩn 7) với 52,6% BGH, 56,5% TTCM và 60% giáo viên. Ngoài ra còn một số ý kiến đề nghị xếp tiêu chuẩn này ở mức 1 (từ 20% - 26,3%) và mức 2 (từ 15,8% - 17,4%). Điều này chứng tỏ, để điều hành TCM đạt hiệu quả thì một trong những yêu cầu quan trọng đối với ngƣời TTCM là phải có năng lực quản lý các hoạt động của TCM.

Ngoài ba tiêu chuẩn cơ bản trên, các tiêu chuẩn còn lại đều đƣợc đánh giá là những phẩm chất và năng lực cần thiết của ngƣời TTCM để có thể điều hành các hoạt động của TCM thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lƣợng toàn diện trong nhà trƣờng.

Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về tiêu chuẩn cần chú ý khi bổ nhiệm TTCM

TT Nội dung tiêu chuẩn Đối

tƣợng Mức độ ƣu tiên (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Có phẩm chất chính trị tốt. BGH 15,8 42,1 21,1 15,8 5.3 TTCM 13,0 43,5 10,9 8,7 8,7 10,9 4,3 GV 15,0 46,0 18,0 9,0 7,0 2,0 3,0 2 Có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm cao trong công việc.

BGH 26,3 47,4 15,8 10,5 TTCM 17,4 45,7 26,1 10,9 GV 10,0 60,0 20,0 6,0 4,0 3 Lối sống, tác phong. BGH 10,5 36,8 21,1 15,8 10,5 5,3 TTCM 37,0 13,0 26,1 23,9 GV 5,0 10,0 5,0 40,0 20,0 10,0 7,0 3,0

4 Thâm niên giảng dạy. BGH 15,8 15,8 57,9 10,5

TTCM 4,3 10,9 10,9 6,5 60,9 6,5 GV 5,0 10,0 15,0 5,0 10,0 45,0 10,0 5 Có trình độ chuyên môn vững vàng. BGH 21,1 52,6 21,1 5,2 TTCM 23,9 56,5 15,2 4,4 GV 18,0 60,0 15,0 5,0 2,0

6 Có năng lực giảng dạy tốt, tích cực trong việc đổi mới PPDH. BGH 63,2 21,1 10,5 5,3 TTCM 60,9 19,6 17,4 2,1 GV 63,0 23,0 10,0 4,0 7 Có năng lực quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn. BGH 26,3 15,8 52,6 5,3 TTCM 21,7 17,4 56,5 4,4 GV 20,0 16,0 60,0 4,0 8 Có tinh thần đoàn kết, đƣợc đồng nghiệp tín nhiệm. BGH 10,5 5,3 5,3 10,5 52,6 10,5 5,3 TTCM 6,5 8,7 4,3 13,0 10,9 52,2 2,2 2,2 GV 5,0 10,0 5,0 10,0 55,0 10,0 5,0

9 Có năng lực giao tiếp sƣ phạm, năng lực xử lý tình huống. BGH 10,5 57,9 5,3 15,8 10,5 TTCM 10,9 4,3 43,5 17,4 10,9 13,0 GV 5,0 7,0 10,0 52,0 8,0 10,0 8,0 10 Có sức khỏe. BGH 10,5 21,0 21,0 47,5 TTCM 13,0 26,1 15,2 45,7 GV 5,0 10,0 5,0 10,0 20,0 50,0

Qua kết quả trƣng cầu ý kiến, có thể thấy: những tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với ngƣời TTCM là: có năng lực giảng dạy tốt, tích cực trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy; có trình độ chuyên môn vững vàng, là giáo viên cốt cán của tổ; có năng lực quản lý các hoạt động của TCM. Tuy nhiên, hầu hết TTCM ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn ít đƣợc bồi dƣỡng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý. Phần lớn trong số họ đều trƣởng thành từ thực tế, qua thâm niên giảng dạy và kinh nghiệm của bản thân.

- Hình thức bổ nhiệm tổ trƣởng chuyên môn

Việc bổ nhiệm TTCM là do hiệu trƣởng các trƣờng quyết định. Tuy nhiên, cách thức bổ nhiệm TTCM ở các trƣờng có khác nhau. Để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này, chúng tôi đã trƣng cầu ý kiến về các hình thức bổ nhiệm TTCM, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về hình thức bổ nhiệm TTCM

TT Hình thức bổ nhiệm BGH TTCM GV

SL % SL % SL %

1 Hiệu trƣởng chỉ định tổ trƣởng. 3 15,7 7 15,2 28 28,0

2 GV trong tổ bỏ phiếu tín nhiệm, HT ra quyết định công nhận.

12 63,2 31 67,4 50 50,0

3 Liên tịch nhà trƣờng thống nhất, HT ra quyết định công nhận.

4 21,1 8 17,4 22 22,0

4 Chi ủy, BGH trao đổi ra quyết định. / / / / / /

Thực trạng khảo sát cho thấy, hiện nay ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định tồn tại 03 hình thức bổ nhiệm TTCM. Trong đó, có 63,2% BGH, 67,4% TTCM và 50% giáo viên đánh giá đã sử dụng hình thức giáo viên trong tổ bỏ phiếu tín nhiệm, hiệu trƣởng ra quyết định công nhận. Đây cũng là hình thức bổ nhiệm TTCM đƣợc các trƣờng sử dụng nhiều nhất. Hình thức này hoàn toàn phù hợp với Điều lệ trƣờng tiểu học, đồng thời phản ánh đƣợc tính dân chủ ở tại cơ sở, chắc chắn sẽ nhận đƣợc sự đồng

thuận của các thành viên trong tổ. Hiệu trƣởng ra quyết định bổ nhiệm trên cơ sở số phiếu tín nhiệm của giáo viên sẽ xây dựng uy tín cho TTCM, tạo niềm tin và sự hợp tác của các thành viên trong tổ giúp TCM hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn 15,7% hiệu trƣởng bổ nhiệm TTCM bằng hình thức chỉ định. Qua trao đổi với TTCM và giáo viên, chúng tôi còn băn khoăn: nếu việc bổ nhiệm TTCM xuất phát từ sự chủ quan và tình cảm cá nhân của hiệu trƣởng thì liệu việc bổ nhiệm này có mang lại hiệu quả không? Có 21,1% hiệu trƣởng bổ nhiệm TTCM bằng hình thức liên tịch nhà trƣờng thống nhất, hình thức này tuy có sự bàn bạc giữa các thành viên BGH nhà trƣờng nhƣng vẫn mang tính chủ quan và chƣa phải là hình thức phù hợp nhất.

2.4.2. Thực trạng chỉ đạo hoạt động của đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Để đánh giá đúng thực trạng hoạt động của đội ngũ TTCM tại các trƣờng tiểu học trên đại bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi tiến hành điều tra việc chỉ đạo hoạt động của TTCM. Kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát hình thức chỉ đạo hoạt động TTCM

TT Hình thức chỉ đạo hoạt động TTCM BGH TTCM

SL % SL %

1 Ban giám hiệu quản lý. 7 36,8 15 32,6

2 Hiệu trƣởng trực tiếp quản lý. / / / /

3 Giao hẳn cho phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn. / / / /

4 Giao cho phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn (nhƣng có kiểm tra).

12 63,2 31 67,4

Kết quả khảo sát cho thấy: hầu hết ở các trƣờng, công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động của TTCM đều đƣợc hiệu trƣởng giao cho PHT đảm nhiệm nhƣng có sự kiểm tra của hiệu trƣởng. Ở hình thức này có 63,2% BGH và 67,4% TTCM ý kiến đồng thuận. Trao đổi với BGH, TTCM và một số giáo viên, tất cả đều cho rằng để công việc chuyên môn đạt hiệu quả nên giao công tác chỉ đạo hoạt động TCM cho PHT, hiệu trƣởng theo dõi, kiểm tra và thông qua PHT để nắm bắt tình hình hoạt động

của TTCM và có quyết định quản lý về hoạt động của TCM sao cho phù hợp với thực tiễn của nhà trƣờng. Hình thức BGH quản lý có 32,6% - 36,8% ý kiến đánh giá đã thực hiện. Hình thức này có ƣu điểm là công tác chuyên môn đƣợc nhiều ngƣời chăm lo. Ở một số trƣờng, BGH đã có sự phân chia cho mỗi thành viên quản lý một nhóm khối lớp, làm nhƣ vậy công tác quản lý chuyên môn sẽ sâu sát hơn.

Theo chúng tôi, có nhiều hình thức quản lý, chỉ đạo hoạt động của TTCM và TCM, hiệu trƣởng cần lựa chọn hình thức phù hợp nhất với sự phân công nhiệm vụ đầu năm học và sự phân cấp trong quản lý hiện nay thì chất lƣợng quản lý, chỉ đạo hoạt động của TTCM sẽ đạt hiệu quả cao.

2.4.3. Công tác giám sát kiểm tra, đánh giá đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

- Các hình thức kiểm tra, đánh giá tổ trƣởng chuyên môn của hiệu trƣởng

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát công tác kiểm tra của hiệu trƣởng đối với hoạt động của TTCM

TT Hình thức kiểm tra BGH TTCM GV

SL % SL % SL %

1 Lập kế hoạch theo dõi, kiểm tra. 7 36,8 12 26,1 35 35,0

2 Kiểm tra định kỳ. / / 6 13,0 / /

3 Kiểm tra đột xuất. / / 5 10,9 / /

4 Kết hợp cả hai hình thức trên. 12 63,2 23 50,0 65 65,0

5 Không kiểm tra vì tin vào TTCM. / / / / / /

Có 63,2% BGH lựa chọn hình thức kết hợp kiểm tra định kỳ và đột xuất vì hình thức kiểm tra này giúp hiệu trƣởng thu nhận đƣợc những thông tin và kịp thời có biện pháp uốn nắn, điều chỉnh giúp TTCM tránh sai sót. Có 50% ý kiến của TTCM và 65% ý kiến giáo viên cũng đồng ý hình thức kiểm tra này. Điều này chứng tỏ đây là hình thức phù hợp đƣợc cả ba đối tƣợng lựa chọn với số ý kiến đồng thuận cao. Bên cạnh đó, có 10,9% ý kiến TTCM chọn hình thức kiểm tra đột xuất và 13% ý kiến TTCM chọn hình thức kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, cả ba đối tƣợng đều có điểm chung là lựa chọn hình thức lập kế hoạch theo dõi, kiểm tra với

số ý kiến từ 26,1% - 36,8%.

- Hình thức thông báo kết quả kiểm tra

Bảng 2.15. Kết quả khảo sát về hình thức thông báo kết quả kiểm tra TTCM

TT Hình thức thông báo BGH TTCM

SL % SL %

1 Trong cuộc họp liên tịch. 3 15,8 6 13,1

2 Trong Hội đồng sƣ phạm. 10 52,6 10 21,7

3 Gặp riêng từng TTCM. 6 31,6 30 65,2

4 Hình thức khác. / / / /

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy: có 13,1% - 15,8% ý kiến chọn cách thông qua trong cuộc họp liên tịch; có 21,7% - 52,6% ý kiến chọn cách thông qua trong cuộc họp hội đồng sƣ phạm và 31,6% - 65,2% ý kiến chọn cách gặp riêng từng TTCM (trong đó 65,2% TTCM chọn cách này). Theo chúng tôi, việc kiểm tra là việc làm cần thiết trong quá trình quản lý. Thông qua kiểm tra, điều quan trọng là giúp TTCM thấy đƣợc những ƣu điểm để phát huy, thấy những hạn chế để khắc phục. Do đó, tùy theo hình thức kiểm tra mà hiệu trƣởng chọn cách thông báo kết quả kiểm tra kết quả cho phù hợp. Nếu kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trƣờng, sau khi trực tiếp góp ý, rút kinh nghiệm với TTCM thì hiệu trƣởng phải thông báo kết quả kiểm tra trƣớc Hội đồng giáo dục, điều này thể hiện sự công khai, dân chủ trong công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ. Nếu có vấn đề gì cần kiểm tra đột xuất thì hiệu trƣởng có thể gặp riêng TTCM để trao đổi, rút kinh nghiệm trực tiếp.

- Thực trạng công tác phân công giảng dạy cho giáo viên

Bảng 2.16. Kết quả khảo sát các hình thức phân công giảng dạy cho giáo viên

TT Nội dung BGH TTCM GV

SL % SL % SL %

1 HT trực tiếp phân công. 5 26,3 8 17,4 25 25,0

2 HT trao đổi với TTCM và quyết định. 14 73,7 38 82,6 75 75,0

3 Giao cho TTCM. / / / / / /

Qua kết quả ở khảo sát ở bảng 2.16 thấy: có 73,7% BGH, 82,6% TTCM và 75% giáo viên cho rằng khi phân công chuyên môn, hiệu trƣởng trao đổi với TTCM trƣớc khi có quyết định cuối cùng. Bởi vì, TTCM là ngƣời quản lý chuyên môn trực tiếp của giáo viên nên là ngƣời hiểu rõ năng lực của từng thành viên trong tổ nhất. Vì vậy, những ý kiến của TTCM với hiệu trƣởng trong phân công chuyên môn sẽ là những ý kiến sát thực, hữu ích nhất. Có nhƣ vậy ngƣời hiệu trƣởng mới thực sự tạo ra bầu không khí dân chủ, đoàn kết trong đội ngũ; tôn trọng ý kiến đóng góp về vấn đề chuyên môn, phát huy vai trò của ngƣời TTCM trong việc điều hành các hoạt động của TCM.

Việc phân công chuyên môn cho giáo viên đầu năm học có tầm quan trọng trong việc phát huy năng lực, sở trƣờng từng ngƣời, đảm bảo khách quan, dân chủ, đồng thời đáp ứng đƣợc nguyện vọng và hoàn cảnh của từng giáo viên. Hiệu trƣởng cần quán triệt tốt với TTCM những yêu cầu đặt ra của nhà trƣờng trong phân công chuyên môn cho phù hợp.

2.4.4. Công tác bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của hiệu trưởng

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.17, chúng tôi nhận thấy: các nội dung biện pháp 1,3 đƣợc các trƣờng thực hiện nhiều nhất với số ý kiến từ 54,3% - 84,2%. Các hình thức này dễ thực hiện, đƣợc tổ chức bồi dƣỡng thƣờng xuyên theo định kỳ trong hè và suốt cả năm học. Bên cạnh đó, biện pháp cử đi bồi dƣỡng chính trị, nghiệp vụ QLGD chỉ có 22% - 26,3% ý kiến thực hiện vì số lƣợng giáo viên đƣợc cử đi học tập, bồi dƣỡng nghiệp vụ rất hạn chế theo chỉ tiêu chung của ngành. Biện pháp cử đi đào tạo trình độ cao hơn cũng chỉ có 11% - 15,8% ý kiến thực hiện bởi lẽ việc làm này tốn rất nhiều kinh phí không thuộc quyền quyết định của nhà trƣờng. Việc nâng cao trình độ trên chuẩn chủ yếu do cá nhân tự đăng ký học theo hệ đào tạo tại chức, từ xa ... Biện pháp tổ chức cho TTCM tham quan thực tế giáo dục có 18% - 32,6% ý kiến thực hiện. Theo chúng tôi, việc tham quan thực tế và giao lƣu giữa các

trƣờng bạn là rất bổ ích, giúp cho TTCM cũng nhƣ giáo viên có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, học tập lẫn nhau về công tác quản lý cũng nhƣ đổi mới PPDH. Việc tham quan thực tế giáo dục cũng gặp khó khăn trong vấn đề kinh phí hoạt động. Vì vậy nhiều đơn vị trƣờng không có khả năng để tổ chức.

Bảng 2.17. Kết quả khảo sát về các biện pháp bồi dƣỡng đội ngũ TTCM

TT Nội dung biện pháp BGH TTCM GV

SL % SL % SL %

1 Bồi dƣỡng TTCM qua các đợt bồi dƣỡng của

Sở, Phòng GD&ĐT. 16 84,2 36 78,3 70 70,0

2 Cử đi đào tạo trình độ cao hơn. 3 15,8 7 15,2 11 11,0

3 TTCM tự bồi dƣỡng trình độ chuyên môn. 14 73,7 25 54,3 68 68,0

4 Cử đi bồi dƣỡng chính trị, nghiệp vụ QLGD. 5 26,3 11 23,9 22 22,0

5 Tổ chức cho TTCM tham quan thực tế giáo dục. 6 31,6 15 32,6 18 18,0

Đặc thù của bậc tiểu học là TTCM phải là ngƣời nắm vững nội dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học của tất cả các môn học, các khối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 63)