Mục tiêu khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 107)

8. Cấu trúc luận văn

3.5.1. Mục tiêu khảo nghiệm

Nhằm lấy ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các biện pháp đã đƣợc đề xuất.

3.5.2. Đối tượng, nội dung và phương pháp khảo nghiệm

tôi đã sử dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học trong quá trình tiến hành khảo sát. Cụ thể chúng tôi đã tiến hành trƣng cầu ý kiến của 19 CBQL, 46 TTCM và 100 giáo viên của 10 trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Nội dung khảo nghiệm tập trung vào các vấn đề sau: - Chú trọng công tác quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ TTCM.

- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và bồi dƣỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ TTCM.

- Quản lý các hoạt động của đội ngũ TTCM.

- Tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ của TTCM. - Đổi mới công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá đội ngũ TTCM.

3.5.3. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Biện

pháp

Tính cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết

SL % SL % SL % SL % 3.3.1 142 86,1 23 13,9 / / / / 3.3.2 140 84,8 25 15,2 / / / / 3.3.3 148 89,7 17 10,3 / / / / 3.3.4 138 83,6 27 16,4 / / / / 3.3.5 135 81,8 30 18,2 / / / / Biện pháp Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

SL % SL % SL % SL % 3.3.1 146 88,5 19 11,5 / / / / 3.3.2 135 81,8 30 18,2 / / / / 3.3.3 145 87,8 20 12,2 / / / / 3.3.4 132 80,0 33 20,0 / / / / 3.3.5 137 83,0 28 17,0 / / / /

Từ kết quả khảo nghiệm trên, chúng tôi nhận thấy:

- Về tính cần thiết: Các biện pháp mà tác giả đề xuất đều đƣợc đồng tình cao và cho rằng rất cần thiết (từ 81,8% đến 89,7%), cần thiết (từ 10,3% đến 18,2%), không có biện pháp nào là không cần thiết.

- Về tính khả thi: Nhìn chung các biện pháp đề xuất đều đƣợc đánh giá là rất khả thi (từ 80% đến 88,5%), khả thi (từ 11,5% đến 20%), không có biện pháp nào là không khả thi. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng để thực hiện các biện pháp trên sẽ gặp phải một số khó khăn. Riêng đối với biện pháp 4, việc tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ để TTCM thực hiện nhiệm vụ không phải dễ thực hiện, bởi vì, những vấn đề này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan.

Nhƣ vậy, với kết quả khảo nghiệm trên đây chứng tỏ rằng các biện pháp đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao. Một số biện pháp có khó khăn khi thực hiện, nhƣng nếu ngƣời CBQL biết kết hợp hài hòa, đồng bộ các biện pháp và các điều kiện hỗ trợ khi thực hiện biện pháp đƣợc đáp ứng đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thành công các biện pháp. Đây cũng là việc làm khó khăn, lâu dài và thƣờng xuyên để TTCM thực sự là CBQL giỏi trƣớc yêu cầu đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục.

Kết luận chƣơng 3

Từ những quan điểm phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc; trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý TTCM của hiệu trƣởng, đó là: Chú trọng công tác quy hoạch, bổ nhiệm đội ngũ TTCM; Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và bồi dƣỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ TTCM; Tăng cƣờng chỉ đạo, quản lý các hoạt động chuyên môn của TTCM; Đổi mới công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá đội ngũ TTCM. Chúng tôi cũng đƣa ra một số điều kiện hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ của TTCM. Kết quả khảo nghiệm cho phép đánh giá các biện pháp này có mức độ cần thiết và tính khả thi cao. Có thể xem đây là tài liệu tham khảo cho lãnh đạo các trƣờng tiểu học vận dụng vào công tác quản lý của mình nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ TTCM nhà trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý đội ngũ TTCM là một trong những nhiệm vụ cơ bản và quan trọng của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục, đáp ứng yêu cầu của đổi mới GDPT, sự phát triển KT-XH trong thời kỳ CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt đƣợc kết quả cụ thể nhƣ sau:

1.1. Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công tác quản lý, QLGD, quản lý nhà trƣờng; công tác quản lý của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học, đồng thời xác định đƣợc yêu cầu của trƣờng tiểu học trong bối cảnh đổi mới GDPT hiện nay. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ các nội dung quản lý đội ngũ TTCM, từ đó xác định rõ vai trò của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học trong việc nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ này. Đó chính là những định hƣớng cho việc khảo sát thực trạng và đề ra các biện pháp quản lý.

1.2. Qua việc khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học, luận văn đã khái quát bức tranh GD&ĐT của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định nói chung và GDTH nói riêng. Từ đó, luận văn nêu bật đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn và bất cập trong việc quản lý đội ngũ TTCM của hiệu trƣởng ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

1.3. Việc đổi mới chƣơng trình GDPT đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với hoạt động quản lý của nhà trƣờng, trong đó có việc quản lý đội ngũ TTCM và hoạt động sƣ phạm của giáo viên. Điều đó đòi hỏi ngƣời hiệu trƣởng phải có những biện pháp quản lý tƣơng ứng nhằm “đổi mới sự quản lý” để “quản lý sự đổi mới”. Từ những cơ sở lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng nêu trên, tác giả đã đề xuất 05 biện pháp quản lý đội ngũ TTCM của hiệu trƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học và giáo dục ở các trƣờng tiểu học trên địa

bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Các biện pháp mà tác giả đề xuất đƣợc xem là một hệ thống, mỗi biện pháp bao hàm những nội dung dung cụ thể. Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, ràng buộc, đan xen nhau tạo nên chỉnh thể thống nhất trong quá trình quản lý đội ngũ TTCM của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học. Thực hiện đồng bộ, linh hoạt và sáng tạo các biện pháp đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý của hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định và những vùng có điều kiện tƣơng tự, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay.

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định đƣợc giả thuyết khoa học của đề tài.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Ủy ban nhân dân thị xã An Nhơn

Có kế hoạch đầu tƣ thêm cho các trƣờng về cơ sở vật chất, các phòng chức năng, thiết bị dạy học hiện đại theo hƣớng đồng bộ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH, trƣờng đạt chuẩn quốc gia hiện nay.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo An Nhơn

- Có chế độ, chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện cho CBQL, TTCM theo học các lớp bồi dƣỡng và đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và các năng lực khác.

- Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động TCM cho đội ngũ TTCM ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã.

2.3. Đối với hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

- Động viên, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí để TTCM học tập, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị. Mạnh dạn bố trí những giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất, năng lực vào vị trí TTCM.

nghiệm với các đơn vị trong và ngoài thị xã, nhất là kinh nghiệm quản lý đội ngũ TTCM trong trƣờng tiểu học.

- Quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc cho đội ngũ TTCM.

2.4. Đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiêu học trên địa bàn thị xã An Nhơn

- Tăng cƣờng đổi mới nhận thức của bản thân về tính cấp thiết của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ TTCM cấp tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

- Tăng cƣờng hoạt động tự học, tự bồi dƣỡng; thƣờng xuyên trau dồi phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý; không ngừng hoàn thiện nhân cách để chỉ đạo ngày càng tốt hơn hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục ở trƣờng tiểu học.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40- CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý Giáo dục, Hà Nội.

[2] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục - Trƣờng

Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

[3] Bộ GD&ĐT (2008), Quy định về đạo đức nhà giáo (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 10/4/2008 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội.

[4] Bộ GD&ĐT (2009), Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tƣ số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội.

[5] Bộ GD&ĐT (2010), Điều lệ trường tiểu học, Hà Nội.

[6] Bộ GD&ĐT (2012), Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường phổ

thông (Ban hành kèm theo Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT ngày

20/01/2012 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội.

[7] Bộ GD&ĐT (2014), Quy định đánh giá học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo thông tƣ số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội.

[8] Bộ GD&ĐT (2016), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học Ban hành kèm theo thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (Ban hành kèm theo

thông tƣ số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội.

[9] Bộ GD&ĐT (2018), Quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo thông tƣ số 14/2018/TT-BGDĐT ngày

[10] Bộ GD&ĐT (2018), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo thông tƣ số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội.

[11] Bộ GD&ĐT (2018), Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học (Ban hành kèm

theo Thông tƣ số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trƣởng Bộ GD& ĐT), Hà Nội.

[12] Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm

theo Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội.

[13] Bộ GD&ĐT (2019), Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm

non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (Ban hành

kèm theo Thông tƣ số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT), Hà Nội.

[14] Bộ GD&ĐT (2018), Công văn số 3868/BGDĐT-GDTH ngày 28/8/2018

của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2018-2019, Hà Nội.

[15] Bộ GD&ĐT (2019), Công văn số 3869/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2019

của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2019-2020, Hà Nội.

[16] Nguyễn Phúc Châu (2004), Quản lý bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự

trong nhà trường - tập bài giảng, Hà Nội.

[17] Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, Nxb Đại học sƣ phạm. [18] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về

quản lý, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19] Chính phủ (2012), Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục

2011-2020” (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ).

[20] Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lý học quản lý, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội.

[21] Đảng bộ tỉnh Bình Định (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

Bình Định lần thứ XIX.

[22] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW 2 khóa VIII

về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

[23] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[24] Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[25] Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Trần Thị Minh Hằng (2011), Chuyên đề những

vấn đề chung về quản lý tổ trưởng chuyên môn.

[26] Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

[27] Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[28] Nguyễn Kỳ, Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề của lý luận quản lý giáo dục, Tủ sách Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục Trung ƣơng I.

[29] Phạm Thị Thu Khuê, Quản lý và phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong trường tiểu học, tạp chí Giáo dục Thủ đô số 18+19 - 5,6/2015.

[30]Thái Văn Lành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Nxb Đại học Huế.

[31] Phòng GD&ĐT thị xã An Nhơn (2018), Báo cáo tổng kết năm học 2017-

2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2018-2019.

[32] Phòng GD&ĐT thị xã An Nhơn (2019), Báo cáo tổng kết năm học 2018-

2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2019-2020.

[33] Phòng GD&ĐT thị xã An Nhơn (2020), Báo cáo sơ kết học kỳ I, năm học 2019-2020.

[34] Phòng GD&ĐT thị xã An Nhơn (2018), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học năm học 2018-2019.

[35] Phòng GD&ĐT thị xã An Nhơn (2019), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học năm học 2019-2020.

[36] Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Lao

động - Xã hội, Hà Nội.

[37] Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2014), Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII). [38] Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2019), Luật Giáo dục.

[39] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Học viện Quản lý giáo dục.

[40] Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý

giáo dục, Trƣờng Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

[41] Nguyễn Gia Quý (2010), Bài giảng lý luận quản lý giáo dục và quản lý

nhà trường, Trƣờng Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

[42] Từ điển Giáo dục học (2001), Nxb Từ điển Bách khoa.

[43] Thị ủy An Nhơn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã An Nhơn lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015-2020.

[44] Thị ủy An Nhơn, Chương trình hành động số 15-CTHĐ/TU ngày 18/01/2016 của Thị ủy An Nhơn về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015-2020.

[45] Ủy ban nhân dân thị xã An Nhơn (2016), Đề án phát triển Giáo dục và Đào tạo thị xã An Nhơn giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.

[46] Ủy ban nhân dân thị xã An Nhơn (2016), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm từ 2016 – 2020 của thị xã An Nhơn.

PHỤ LỤC Số

hiệu Tên phụ lục Trang

1 Phiếu trƣng cầu ý kiến về công tác quản lý đội ngũ TTCM dành cho BGH các trƣờng TH.

PL-1

2 Phiếu trƣng cầu ý kiến về công tác quản lý đội ngũ TTCM dành cho TTCM các trƣờng TH.

PL-9

3 Phiếu trƣng cầu ý kiến về công tác quản lý đội ngũ TTCM dành cho GV các trƣờng TH.

PL-17

4 Phiếu hỏi ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp dành cho BGH, TTCM và GV các trƣờng TH.

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho BGH các trƣờng Tiểu học)

Để giúp chúng tôi tìm hiểu thực trạng công tác quản lý đội ngũ TTCM của Hiệu trƣởng các trƣờng Tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 107)