Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên:

Một số hiệu trƣởng chƣa đƣợc đào tạo nghiệp vụ QLGD mà chỉ đƣợc tham gia bồi dƣỡng lớp QLGD ngắn hạn (3 tháng) nên công tác bồi dƣỡng năng lực quản lý cho đội ngũ TTCM chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Đội ngũ TTCM chƣa đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ QLGD thƣờng xuyên nên năng lực quản lý tổ chƣa khoa học, chƣa bài bản. Ngoài công tác chuyên môn, TTCM còn phải kiêm nhiệm thêm một số chức vụ khác trong nhà trƣờng nên hoạt động TCM chƣa hiệu quả. Tuổi đời của một số TTCM cao nên thiếu sự năng động, sáng tạo, ngại đổi mới.

Sự chỉ đạo của hiệu trƣởng về công tác chuyên môn đối với TCM chƣa sâu, chƣa toàn diện. Hiệu trƣởng ít tham dự các cuộc họp với TCM và dự giờ giáo viên mà hầu hết đều giao cho PHT phụ trách chuyên môn. Nội dung chỉ đạo hoạt động chuyên môn đối với TTCM của một số hiệu trƣởng còn chung chung, chƣa cụ thể. Công tác kiểm tra của BGH còn ít, chƣa thúc đẩy các hoạt động của TCM.

Các điều kiện phục vụ cho hoạt động của TCM nhƣ: cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài chính ... chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

Những hạn chế trên đây đã làm ảnh hƣởng đến công tác của đội ngũ TTCM , đồng thời ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Do đó, ngƣời hiệu trƣởng cần nghiên cứu, xem xét để xác định đƣợc những thuận lợi cơ bản, những hạn chế, tồn tại, từ đó đề ra biện pháp phù hợp với thực tế của nhà trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục, từng bƣớc đáp ứng những yêu cầu đổi mới hiện nay.

Kết luận chƣơng 2

Sự nghiệp GD&ĐT thị xã An Nhơn đang trên đà phát triển trong đó có bậc học tiểu học. Tuy nhiên sự phát triển nhanh về mặt số lƣợng chƣa thực sự đồng bộ với việc đảm bảo tốt chất lƣợng giáo dục. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng giảng dạy và giáo dục, các nhà quản lý cần phải có tầm chiến lƣợc lâu dài, có những biện pháp phù hợp và có tính khả thi về nhiều mặt, trong đó có vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và CBQL. Trong nhà trƣờng tiểu học, ngƣời quản lý TCM phải là những ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý vững vàng để đảm đƣơng nhiệm vụ tổ chức, điều hành TCM của mình. Hiệu trƣởng là ngƣời có vị trí cao nhất trong nhà trƣờng, là ngƣời chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi mặt của đơn vị. Trình độ và năng lực quản lý của hiệu trƣởng quyết định đến sự phát triển toàn diện của một nhà trƣờng. Hiệu trƣởng có trách nhiệm lớn trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ TTCM vững mạnh để đội ngũ này có thể quản lý TCM hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ

TỔ TRƢỞNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƢỞNG Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN

THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 77 - 79)