Định hƣớng đề xuất các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Định hƣớng đề xuất các biện pháp quản lý

3.1.1. Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển Giáo dục và Đào tạo

Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực đã từng đƣợc khẳng định trong các Văn kiện Đại hội Đảng trƣớc đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI, khẳng định đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đƣờng đƣa đất nƣớc tiến lên phía trƣớc, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.

Trong Văn kiện Đại hội XII, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trƣớc, Đảng ta đƣa ra đƣờng lối đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đƣờng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nƣớc nhà “dạy ngƣời, dạy chữ, dạy nghề”.

Trong “Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020” nêu rõ: “Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” [19, tr.3].

Vì sao phải đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và phát triển nguồn nhân lực? Các Văn kiện của Đảng đã chỉ rõ chất lƣợng, hiệu quả GD&ĐT

còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống GD&ĐT thiếu liên thông giữa các trình độ và các phƣơng thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trƣờng lao động; chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phƣơng pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu và thiếu thực chất. Quản lý GD&ĐT có mặt còn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục bất cập về chất lƣợng, số lƣợng và cơ cấu. Đầu tƣ cho GD&ĐT chƣa hiệu quả. Chính sách cơ chế tài chính cho GD&ĐT chƣa phù hợp. Cơ sở vật chất - kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định chất lƣợng giáo dục. Nhà giáo không chỉ đơn thuần là ngƣời chia sẻ kiến thức và kỹ năng mà còn là ngƣời góp phần nuôi dƣỡng, phát triển tâm hồn, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Kết luận tại Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI, Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Một trong những yêu cầu để bảo đảm thực hiện đổi mới hệ thống giáo dục là xây dựng đội ngũ nhà giáo”. Đánh giá về thực trạng đội ngũ nhà giáo, các nghiên cứu gần đây đều thống nhất ở một số nhận định nhƣ: Hầu hết các nhà giáo đều đạt chuẩn nghề nghiệp, nhƣng còn một bộ phận chƣa đạt yêu cầu về năng lực chuyên môn, nhất là năng lực sƣ phạm. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, nhất là thiếu hụt ở các vùng núi, vùng khó khăn; không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Trong thực tiễn giáo dục ở nhà trƣờng, các nhà giáo còn làm việc dựa trên kinh nghiệm, chƣa thật sự đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra, đánh giá; chƣa gắn kết hoạt động giảng dạy với thực tiễn đời sống; chƣa tổ chức tốt các hoạt động dạy học, giáo dục. Đáng chú ý, một bộ phận nhà giáo có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm

huyết với nghề, thậm chí có lối sống suy thoái về đạo đức, ảnh hƣởng xấu tới uy tín của nhà giáo trong xã hội ...

Do đó, có thể nói việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục phát triển vững mạnh có vai trò rất quan trọng, quyết định đến chất lƣợng giáo dục các cấp học, từ đó mới có đủ điều kiện giáo dục con ngƣời có nếp sống văn hóa, phẩm chất tốt đẹp, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản, toàn diện, mạnh mẽ về chất lƣợng GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.1.2. Chiến lược phát triển giáo dục của thị xã An Nhơn giai đoạn 2016-2020

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc và của Ngành giáo dục, Tỉnh ủy Bình Định có chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX: “Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin – Khoa học công nghệ”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã An Nhơn lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2015-2020); Chƣơng trình hành động số 15-CTHĐ/TU ngày 18/01/2016 của Thị ủy An Nhơn; Kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm từ 2016-2020 của thị xã An Nhơn; Đề án phát triển GD&ĐT thị xã An Nhơn giai đoạn 2016-2020 nêu rõ: “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Quan tâm đến xây dựng nguồn nhân lực mới có đủ năng lực tiếp cận và làm chủ khoa học kỹ thuật, có nếp sống phù hợp với văn hóa đô thị, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới; Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất các trƣờng học. Phấn đấu đến năm 2020 có 75% trƣờng đạt chuẩn quốc gia; Tăng cƣờng xây dựng văn hóa học đƣờng và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” [45, tr.7].

của Phòng GD&ĐT thị xã An Nhơn từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019- 2020.

Tất cả các Nghị quyết, văn bản trên đều là những định hƣớng phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc, của Ngành và địa phƣơng. Đó cũng là cơ sở xác lập các biện pháp để hiệu trƣởng quản lý tốt đội ngũ TTCM ở các trƣờng tiểu học.

3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn của hiệu trƣởng ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh của hiệu trƣởng ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các biện pháp quản lý đề xuất phải căn cứ trên hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, khoa học QLGD đã đƣợc thực tiễn chứng minh tính đúng đắn. Nó phải phản ánh khách quan quá trình quản lý của ngƣời hiệu trƣởng, phù hợp với các đối tƣợng và các quy luật của quá trình giáo dục.

Tính khoa học đƣợc thể hiện ở sự đồng bộ, quy trình hình thành chặt chẽ, các luận điểm phải lôgic, vững vàng và tính hiệu quả cao. Những vấn đề nghiên cứu lý luận đã trình bày ở chƣơng 1 chính là căn cứ khoa học nghiêm túc để hình thành các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ đƣợc đề xuất.

3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đây là một nguyên tắc rất quan trọng khi đề xuất các biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải kế thừa các biện pháp quản lý đã và đang thực hiện. Có thể kế thừa toàn bộ các biện pháp, có thể kế thừa những điểm hay, điểm tối ƣu của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn toàn bộ và tạo hệ thống mới hoàn toàn nhƣng không dựa trên thực tiễn, thực trạng biện pháp đã có.

Làm đƣợc và quán triệt đƣợc những điều này trong nguyên tắc kế thừa giúp cho các nhà quản lý có con mắt biện chứng khi nhìn nhận, giải quyết các

vấn đề quản lý, tránh đƣợc tình trạng siêu hình. Nhà quản lý biết phát huy vốn tri thức, kinh nghiệm đã có tiềm ẩn để góp phần giải quyết các vấn đề mà thực tiễn quản lý hoạt động dạy học đặt ra.

3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất việc quản lý của hiệu trƣởng đối với hoạt động của đội ngũ TTCM và phải nằm trong tổng thể hoạt động quản lý chung của nhà trƣờng. Các biện pháp quản lý không thể tách rời nhau mà phải gắn kết giữa biện pháp này với biện pháp khác thành một hệ thống nhằm đảm bảo sự toàn diện. Nếu không tuân thủ nguyên tắc này, các biện pháp quản lý đội ngũ TTCM sẽ khó thực hiện đƣợc một cách có hiệu quả.

3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý đề xuất phải xuất phát từ thực tiễn quản lý đội ngũ TTCM, từ những tồn tại, hạn chế trong quá trình quản lý, tránh đề xuất những biện pháp đúng mà xa với thực tiễn quản lý đội ngũ TTCM. Việc đề xuất các biện pháp phải nằm trong khuôn khổ và phù hợp với điều kiện thực tế cho phép của nhà trƣờng, của địa phƣơng. Đặc biệt, các biện pháp đề xuất cần đảm bảo tính dân chủ, thống nhất cao trong tập thể sƣ phạm, phát huy khả năng sáng tạo của mỗi CBQL, giáo viên, phát huy nội lực của tập thể, tạo động lực phát triển nhà trƣờng.

Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý phải thể hiện và cụ thể hóa mục tiêu, đƣờng lối phát triển của Đảng, Nhà nƣớc, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Có nhƣ vậy, các biện pháp quản lý đội ngũ TTCM của hiệu trƣởng đƣợc đề xuất mới đảm bảo đƣợc sự phù hợp của đƣờng lối giáo dục của Đảng, Nhà nƣớc, đồng thời mang tính cụ thể, thực tiễn giáo dục đặt ra, làm cho các biện pháp tồn tại đƣợc và có ý nghĩa trong thực tiễn chỉ đạo giáo dục.

3.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi: biện pháp quản lý, đề xuất phải sát thực tiễn giáo dục, QLGD và phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện thực tế giáo dục tại cơ sở đó là các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Khi đề xuất, xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bƣớc tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao, đƣợc áp dụng rộng rãi và tiếp tục đƣợc hoàn thiện trong quá trình thực hiện.

Tính khả thi còn đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý đội ngũ TTCM các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định trở thành hiện thực và có hiệu quả cao trong các khâu, các chức năng quản lý.

3.3. Các biện pháp quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của hiệu trưởng ở các trường tiểu học trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định

3.3.1. Quy hoạch, tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

3.3.1.1. Mục đích và ý nghĩa

Đây là biện pháp quan trọng trong việc lựa chọn đƣợc TTCM đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn, có năng lực và nghiệp vụ về QLGD. Đây cũng là điều kiện đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng hoạt động của đội ngũ TTCM và chất lƣợng giáo dục trong trƣờng tiểu học.

Một số trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã đội ngũ TTCM có xu hƣớng già hóa, nhiều TTCM sắp về hƣu, biện pháp này sẽ giúp các trƣờng đảm bảo đƣợc số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu TTCM; giúp các trƣờng thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, địa phƣơng và của ngành.

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ TTCM là cơ sở để quy hoạch và bổ nhiệm đội ngũ TTCM. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá mới thấy đƣợc ƣu điểm và hạn chế của đội ngũ TTCM để có sự phân loại, từ đó làm cơ sở để thực hiện tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, bồi dƣỡng và bổ nhiệm đội ngũ TTCM.

Để thực hiện biện pháp này có hiệu quả, hiệu trƣởng các trƣờng tiểu học. cần phải: Căn cứ vào Thông tƣ số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT, Thông tƣ ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tƣ số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT, Thông tƣ ban hành quy định chuẩn hiệu trƣởng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tƣ số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT, Thông tƣ ban hành quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thƣờng xuyên để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính toàn diện; đánh giá cả mặt định lƣợng và định tính; đánh giá về số lƣợng, chất lƣợng; đánh giá về hiệu quả thực hiện các công việc của đội ngũ TTCM.

Để khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ TTCM, hiệu trƣởng cần tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn nhƣ: lấy ý kiến đánh giá của giáo viên trong tổ, ý kiến của các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng, tự đánh giá của bản thân TTCM, kết quả kiểm tra, đánh giá của hiệu trƣởng ...

Việc đánh giá cần tiến hành bằng nhiều hình thức nhƣ: đánh giá theo giai đoạn thi đua trong năm, đánh giá viên chức cuối năm, đánh giá thông qua phiếu tín nhiệm ...

Việc khảo sát, đánh giá TTCM phải tiến hành có hệ thống, thu thập thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. Đánh giá phải đảm bảo tính trung thực, khách quan.

b. Xây dựng quy hoạch đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Hiệu trƣởng lập kế hoạch quy hoạch đội ngũ TTCM cần căn cứ vào đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc; Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, các văn bản hƣớng dẫn của UBND thị xã và của Phòng GD&ĐT An Nhơn. Quy hoạch đội ngũ TTCM thể hiện tầm nhìn của hiệu trƣởng trong công tác tổ chức.

Trong công tác quy hoạch đội ngũ TTCM, hiệu trƣởng cần thực hiện các yêu cầu sau:

- Muốn lập quy hoạch đội ngũ TTCM đúng và có tính khả thi, hiệu trƣởng cần dự báo đƣợc quy mô phát triển, sự biến động về số lƣợng học sinh, đội ngũ giáo viên nhà trƣờng trong thời điểm hiện tại và tƣơng lai (từ 5 - 10 năm). Điều quan trọng là phải xây dựng đội ngũ kế cận cho số lƣợng TTCM cần thay thế. Tiếp tục bồi dƣỡng cho TTCM đang đảm nhiệm chức vụ; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ TTCM của nhà trƣờng.

- Trên cơ sở quy hoạch, hiệu trƣởng cần chú ý phát hiện, bồi dƣỡng và tạo nguồn TTCM, cần lƣu ý về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, độ tuổi, sức khỏe .... Khi quy hoạch, có thể phân thành các nhóm sau:

+ Những giáo viên có triển vọng làm tốt công tác chuyên môn.

+ Những giáo viên có triển vọng nhƣng cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý.

+ Những TTCM đã làm tốt công việc hiện nay, cần tiếp tục bố trí.

+ Những TTCM sa sút về phẩm chất, trì trệ, bảo thủ yếu kém về quản lý cần phải thay thế.

- Dựa vào quy hoạch, hiệu trƣởng cần có các biện pháp bồi dƣỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên trong quy hoạch có cơ hội, điều kiện để phát triển, đáp ứng yêu cầu của ngƣời TTCM khi đƣợc bổ nhiệm.

c. Tuyển chọn và bổ nhiệm đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn

Căn cứ Thông tƣ số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 của Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 79)