Các nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ coa con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2016 (Trang 25 - 27)

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm đến vấn đề tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ.

Một nghiên cứu can thiệp của Gloria Villareal và cộng sự (2011), cho thấy có sự cải thiện kiến thức về tiêu chảy của các bà mẹ sau can thiệp giáo dục sức khỏe: trước can thiệp, kiến thức đầy đủ là 47% và chưa đầy đủ là 53%. Sau can thiệp, kiến thức đầy đủ tăng 94.1% và chưa đầy đủ là 5.9% [36].

Năm 2012, nghiên cứu của Manijeh Khalili và cộng sự đã chỉ ra 64.3% bà mẹ có kiến thức về tiêu chảy và chế độ ăn trong đó chỉ có 3.7% là kiến thức tốt. 56.3% bà mẹ có kiến thức thực hành về bệnh tiêu chảy và chế độ ăn, trong đó có 2.3% là kiến thức tốt [39] và nghiên cứu của Kevisetuo Anthony Dzeyie (2012), 80% bà mẹ cho rằng thực phẩm ô nhiễm và nguồn nước là nguyên nhân gây tiêu chảy; 83% và 77% bà mẹ chọn sử dụng nước sạch và rửa tay bằng xà phòng là biện pháp phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ. Trong quá trình chăm sóc trẻ tiêu chảy thì 68% bà mẹ tiếp tục cho trẻ bú; 42% có kiến thức về ORS; 25% cho rằng ORS là thuốc điều trị chính và 75% bà mẹ sử dụng ORS cho trẻ khi bị tiêu chảy [38].

Một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Sillah F (2013), thu được kết quả: giá trị trung bình của kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh tiêu chảy của các bà mẹ lần lượt là 14.4, 6.3 và 33.9. Trong đó tỷ lệ sử dụng ORS cho trẻ tiêu chảy rất thấp chỉ có 4 % [44].

Yasmin Mumtaz và cộng sự (2014), nghiên cứu cho thấy, kiến thức của bà mẹ về những nguyên nhân của tiêu chảy là nước bị ô nhiễm 17%, ăn bẩn 14% và mọc răng 10%. Về dấu hiệu mất nước, 40% bà mẹ không biết và 26% trả lời có bị

17

mắt trũng là dấu hiệu duy nhất , trong khi 35% trả lời hai dấu hiệu là khát nước và niêm mạc môi, miệng khô. 80% bà mẹ biết làm thế nào để chuẩn bị ORS và về công tác phòng chống tiêu chảy: 15,5% bà mẹ biết giữ vệ sinh khi chế biến thực phẩm và 14,5% sử dụng nước đun sôi để nguội.Về thực hành tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe: 52,5% bà mẹ đưa con đến bác sĩ sau 2 ngày, 30% bà mẹ đã tự cho trẻ dùng thuốc [49].

Nghiên cứu của Chaudhary P và cộng sự đã chỉ ra rằng kiến thức về nguyên nhân của bà mẹ là chưa tốt: 4.8% là suy dinh dưỡng, 6.4% là bú bình. 80% bà mẹ có kiến thức không đúng hoặc không biết về chệ độ ăn cho trẻ tiêu chảy [34]. Sergius Onwukwe (2016), 46.7% bà mẹ không sự dụng ORS cho trẻ tiêu chảy, 63% bà mẹ chưa có kiến thức đúng về cách cho trẻ uống ORS và 27.3% bà mẹ ngừng ăn hoặc không biết nuôi dưỡng trẻ như thế nào khi trẻ tiêu chảy [42].

Lê Hồng Phúc và Lý Văn Xuân (2004), nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 335 bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã Vĩnh An thu được kết quả: kiến thức, thái độ và thực hành về tiêu chảy của các bà mẹ có dưới 5 tuổi là thấp cụ thể : 26.9% bà mẹ có kiến thức tốt, 17.9% bà mẹ có thái độ đúng và 17.3% bà mẹ thực hành đúng về xử trí trẻ tiêu chảy [23].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh (2005): Kiến thức của bà mẹ về nhận biết bệnh tiêu chảy đúng là 80%, nguyên nhân gây tiêu chảy: trả lời đúng và đủ là 29%, trả lời sai là 0.3%, tỷ lệ bà mẹ xử lý phân trẻ đúng là 36%, xử lý không đúng là 64%, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức vệ sinh phòng bệnh tốt là 58.6%, không tốt là 41.4%. Thái độ của bà mẹ: có 67.7% cho rằng bệnh tiêu chảy là nguy hiểm, 95.7% cho rằng ăn uống hợp vệ sinh phòng bệnh tiêu chảy là thật sự cần thiết. Về xử trí trẻ khi bị tiêu chảy: tỷ lệ bà mẹ tự điều trị tại nhà là 43.9%, tỷ lệ bà mẹ nhận biết dấu hiệu mất nước là: Đúng 1 dấu hiệu 46%, đúng 2 dấu hiệu trở lên đến 6 là 41.9%, đúng và đủ các dấu hiệu là 8.6%. không biết dấu hiệu nào là 3.5%, Tỷ lệ bà mẹ biết dùng ORS khi bị tiêu chảy là 55,7% và tỷ lệ bà mẹ cho con ăn: Cho ăn bình thường 41.8%, nhiều lên là 20.7%, cho ăn kiêng hoặc ít đi là 23.7%, và không cho ăn là 13.8% [30].

18

Phan Thi Cẩm Hằng và Nguyễn Văn Bàng (2007): 58.8% các bà mẹ biết một phần tác dụng của ORS, 72.9% không biết thành phần gói ORS, 21.2% biết sai lượng dịch ORS cho trẻ uống khi đang tiêu chảy, 57.6% các bà mẹ biết đúng loại dịch thay thế ORS, 69.4% các bà mẹ dự trữ sẵn ORS ở nhà, 88.2% cho rằng ORS tốt cho con của họ, 58.6% pha ORS đúng quy trình, có 89,4% các bà mẹ cho uống ORS đúng [3].

Năm 2009 – 2010, nghiên cứu của Trương Thanh Phương (2009) và Trần Đỗ Hùng (2010) đã chỉ ra rằng kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy chưa cao: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là 26.9%, có 87.5% các bà mẹ có kiến thức đúng về bù nước điện giải, 55.1% các bà mẹ có kiến thức đúng về gói ORS và 63.6% bà mẹ có kiến thức đúng về dinh dưỡng trong tiêu chảy [16].

Tuy có nhiều nghiên cứu về kiến thức của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về tiêu chảy nhưng hầu hết các đề tài chỉ tập trung vào khảo sát thực trạng và tìm hiểu các yếu tố liên quan để từ đó đưa ra khuyến nghị là tăng cường hơn nữa công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ và cộng đồng. Trong khi, rất ít đề tài nghiên cứu đánh giá hiệu quả của công tác giáo dục sức khỏe trong việc thay đổi kiến thức cho bà mẹ và cộng đồng để từ đó củng cố, bổ sung cho chương trình giáo dục sức khỏe đạt hiệu quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức về bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ coa con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện nhi tỉnh nam định năm 2016 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)